- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chàng trai 28 tuổi bỏ đại học, làm tạp vụ và thu 3 tỷ mỗi tháng nhờ mở quán ăn không giống ai
Ở tuổi 28, Phan Minh Thông (quê Tiền Giang) đã sở hữu 3 nhà hàng quy mô ở Sài Gòn.
Ở tuổi 28, Phan Minh Thông (quê Tiền Giang) đã sở hữu 3 nhà hàng quy mô ở Sài Gòn. Chuỗi quán ăn của thông được “lập trình” theo phòng cách có lẽ không giống ai với mô hình kiếm hiệp hay Tam quốc chí.
Khách bước vào quán như lạc vào thế giới của những cao thủ võ lâm hành tẩu giang hồ. Từ quản lý, đầu bếp, thu ngân đến phục vụ đều mặc những bộ đồ cổ trang, áo giáp, quan tướng, công hầu… và giao tiếp theo phong cách kiếm hiệp.
Khách chỉ cần gọi “tiểu nhị”, “người đâu” sẽ có phục vụ đến và được họ đãi bôi bằng các mỹ từ “quan gia”, “sư huynh”, “đại tỉ tỉ”… Cuốn thực đơn với những món ăn như “Giáng long thập bát chường”, “Bế tinh đại pháp”, “Độc cô cầu bại"… Tiền được quy ra bằng “quan”, uống bia bằng bát sứ, kêu thêm rượu phải gọi là “châm tửu”… Đi vệ sinh thì phải vô mao xí.
Nhờ mô hình độc đáo như vậy mà cả 3 quán ăn của Minh Thông đều thu hút rất đông khách nhất là những dịp cuối tuần. Để có được thành công bước đầu như vậy, chàng trai quê Tiền Giang chấp nhận bước vào đời sớm bằng việc bỏ ngang đại học.
Bỏ đại học “ngon” đi lên núi trồng rau
Năm 2006, Thông lên TP.HCM theo học trường ĐH Kinh tế. Thời điểm ấy, bước chân được vào giảng đường trường này là mơ ước của bao sĩ tử. Được học trường “ngon” nhưng bản thân Thông lại cảm thấy không thoải mái. Cậu không chú tâm nhiều vào học. thời gian còn lại đi chạy bàn, phát tờ rơi, giao thư… để tự lập sớm.
“Những kiến trường nhà trường dạy dù rất đáng học nhưng mình lại cảm thấy không thực sự hữu ích cho bản thân. Càng học mình càng thấy không có hợp, trong đầu nảy sinh ý nghĩ sẽ thi lại, chuyển sang trường khác”, Thông chia sẻ.
Một lần gặp người bạn và được thuyết phục về ý tưởng trồng rau sạch, cậu sinh viên càng thêm quyết tâm bỏ giảng đường. Nghĩ là làm, Thông giấu ba mẹ, lẳng lặng bỏ đại học theo bạn lên Đắk Lắk trồng rau qua ngày.
“Mình được hỗ trợ một lô đất hơn 2 hecta để trồng rau sạch, không dùng phân hữu cơ. Khi ấy, thông tin thực phẩm bẩn khá nhiều. Tuy nhiên do không tìm được đầu ra nên chỉ sau nửa năm dự án thất bại, mình vô cùng hụt hẫng. Khi ấy gia đình cũng biết mình bỏ học càng phản đối rất dữ”, Thông chia sẻ.
Sau lần đầu không như ý, Thông dự tính sẽ đi học lại đại học nhưng “máu” kinh doanh cứ thôi thúc cậu phải làm điều gì đó bài bản hơn. Và Thông vừa làm vừa đi học khóa về marketing. Một thời gian sau, chàng trai trẻ ra Hà Nội học tiếp về truyền thông, đi làm cho tiệm áo cưới để tích lũy kiến thức khởi nghiệp.
Tại thủ đô, chàng trai miền Tây góp 30 triệu với các chiến hữu mở công ty truyền thông và lại thất bại. “Thực ra công ty cũng có thu nhập nhưng mình còn kém về quản trị nhân sự nên tan rã. Mình lại vào Sài Gòn, nhập đồ chơi trẻ em về bán online và cũng thua lỗ sau 3 tháng. Cảm giác rất chán nản”, Thông kể.
Kiếm 3 tỷ/tháng nhờ “luyện” phim kiếm hiệp liên tục 30 tiếng
Các thất bại liên tiếp khiến Thông bế tắc vô cùng, tiền tiêu cũng dần cạn kiệt trong khi chưa biết làm gì. Dẫu vậy, ước mơ khởi nghiệp vẫn luôn thôi thúc. Giữa năm 2014, trong một lần ngồi ăn với bạn bè, câu chuyện kéo dần sang chủ đề về kiếm hiệp.
Sau lần đó, Thông chợt lóe lên ý tưởng mở quán ăn theo phong cách hệt như những bộ phim tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. “Mình rất hào hứng nên bắt tay thực hiện ngay. Mình tự nhủ, lần này mà thất bại thì sẽ bỏ hẳn không kinh doanh nữa mà xin vào công ty làm công ăn lương”, Thông bộc bạch.
Cậu chắt bóp vay mượn tiền bạc được 80 triệu, thuê mặt bằng nhỏ 30m2 trên đường Trần Văn Đang (quận 3). Số dư còn lại đi đặt may đồ cổ trang, bát đĩa, mua đao kiếm gỗ, đàn tranh… và đặt tên quán là Hoa sơn tửu lầu.
Thời gian 3 tháng đầu, quán vắng tanh, nhân viên nghỉ dần và lỗ hơn 40 triệu. Một mình ông chủ kiêm thêm cả rửa bát, phụ bàn, giữ xe hay rửa nhà vệ sinh. Mỗi tối Thông chỉ ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ là phải dậy dọn dẹp quán đến 5h sáng rồi bắt đầu xách giỏ đi chợ để mua nguyên liệu phục vụ cho buổi kế tiếp.
Thông chia sẻ: “Mình tự nhủ, đây là cơ hội cuối nên không bỏ được. Tình cờ, sự độc đáo của quán ăn kiếm hiệp được đưa lên mạng. Dần dần quán có doanh thu tốt hơn, đến tháng thứ 7 bắt đầu có lãi và lượng khách đến quán ngày càng đông”.
Với ý tưởng lạ và duy nhất tại Sài Gòn nên quán của Thông ngày càng đông khách và cậu tiếp tục mở rộng quy mô. Thông thuê mặt bằng rộng hơn ở quận 11 rồi mở thêm quán nữa ở quận 6. Mới nhất, ông chủ đã mở thêm quán ở quận Bình Thạnh theo mô hình hệt như trong câu chuyện Tam quốc diễn nghĩa.
Thông liên tục đổi mới hình thức phục vụ, cách trang trí, đồ ăn… miễn khách khách cảm thấy như mình được phiêu lưu trong giới võ lâm. Với ý tưởng lạ, cách phục vụ chả giống ai nên quán luôn chật kín mỗi tối. Hiện cả 3 quán giúp ông chủ trẻ có doanh thu khoảng 3 tỷ mỗi tháng.
Chia sẻ về sở thích cá nhân, Thông thừa nhận mình “nghiện” kiếm hiệp từ nhỏ, thích xem phim, mê tiểu thuyết nhất là của nhà văn Kim Dung. Cậu thích nhất tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ với nhân vật Lệnh Hồ Xung. Thời sinh viên, có ngày Thông “luyện” phim chưởng liên tục 30 tiếng. Còn bình thường, mỗi ngày cậu cũng bỏ ra vài tiếng xem phim, đọc truyện.
Nói về dự định sắp tới, Thông dự định sẽ mở rộng mô hình này tiếp đồng thời đổi mới thêm như mỗi tuần sẽ có diễu binh, đánh trống trận, mở cuộc thi đại hội võ lâm…-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.