- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chê cười 'điên trồng rau dại': Cả làng ngả mũ lão nông khác người
Ông quyết định trồng loại cây rau mọc hoang dại khắp bờ ruộng chẳng mấy ai quan tâm: rau má.
Bỏ qua nhiều lời khuyên trồng cây gì, nuôi con gì, ông quyết định trồng loại cây rau mọc hoang dại khắp bờ ruộng chẳng mấy ai quan tâm: rau má. Thế mà, với 8 sào rau má mỗi năm, ông thu được tiền tỷ.
“Có điên đi trồng rau dại”
Cả khu đất rộng 8 sào (4.000 m2) một màu xanh ngát chỉ toàn rau má. Lão nông Hà Ngọc Phi (55 tuổi, ở thôn Trung Phú 2, xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) thuê lại đất của người dân để trồng loài rau này.
Chuyện ông bén duyên như thế nào với cây rau dại là cả một hành trình đầy gian khó.
Trước đó, ông làm đủ thứ nghề ở vùng đất nghèo vẫn không đủ nuôi con ăn học. Từ làm thuê đến buôn bán đủ thứ trên đời, rồi đi thu mua rau củ ở vùng nông thôn về bỏ cho các mối ở chợ, làm ngày làm đêm vẫn không đủ sống. Đêm nằm gác tay lên trán suy nghĩ, ông vẫn chưa tìm được việc làm cho thu nhập để nuôi sống vợ con.
Lão nông tỷ phú trồng rau dại Hà Ngọc Phi bên vườn rau má xanh tốt |
“Trong lần đi về vùng nông thôn dọc sông Thu Bồn, thấy rau má mọc hoang dại khắp bờ bụi chẳng mấy ai quan tâm. Trong khi đó, loại rau này ở các chợ đầu mối lại có giá cao hơn các loại rau trồng. Lúc đó, trong đầu tui nghĩ tại sao mình không trồng rau má để bán” - ông Phi kể.
Nghĩ là làm. Sau cái đêm quan sát chợ bán rau đầu mối, thấy giá rau má cao nhất chợ, ông đạp xe về nhà bàn với vợ con và gom góp chút vốn liếng bao năm tích góp thuê 8 sào đất, lập vườn trồng.
“Lúc đầu, bà con ở quê thấy vợ chồng tui căm cụi đi nhổ giống rau má dại mọc ở bờ ruộng về ươm trồng ai cũng lắc đầu bảo vợ chồng tui điên. Cần thì cứ ra bờ ruộng nhổ về bán, trồng làm chi mất công mất sức lại tốn tiền thuê đất. Ai nói chi kệ, vợ chồng tui cần mẫn làm đất trồng, cứ tưởng làm chơi mà ăn thật”, ông Phi khề khà kể.
Hơn 3 tháng sau, lứa rau dại đầu tiên phủ xanh ngút ngàn 8 sào đất và cho thu hoạch vào đầu năm 2012.
Khi đó, với hơn 4 tấn rau má (bình quân mỗi sào 600 kg), giá thị trường 25.000 đồng/kg, vợ chồng ông thu hơn 100 triệu đồng. So với làm các loại rau khác cho thu nhập cao gấp 3 lần.
Hiện cả khu ruộng rau dại của ông trồng bên bờ sông Thu Bồn xanh mướt mắt và đều đặn cho thu hoạch mỗi ngày.
Thu cả tỷ đồng
Từ lứa rau đầu tiên, vợ chồng ông quyết định đầu tư vào 8 sào rau má một cách bài bản và khoa học. Nhờ có đầu ra ổn định và các hợp đồng ký kết tiêu thụ với các đơn vị trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam, mỗi ngày, vợ chồng ông thu hái và xuất bán 2 tạ rau. Với giá bình quân 25.000 đồng/kg đã cho ông thu nhập 5 triệu đồng.
Ngồi nhẩm tính, với 8 sào rau má, một loài rau dại dễ tính, dễ trồng, ít dịch bệnh, bình quân mỗi tháng đều đặn mang lại cho gia đình ông 150 triệu đồng; trừ chi phí, mỗi năm thu cả tỷ đồng. Thấy hiệu quả bà con nông dân đến học cách làm theo.
Loại rau dại này được trồng đảm bảo sạch, cho thu nhập cả tỷ đồng/năm |
Ông Phi cho biết, gia đình ông đã gắn bó với nghề trồng cây rau dại này được 6 năm. Lúc đầu, do chưa nắm được kỹ thuật trồng nên rau phát triển chậm năng suất rất thấp. Vừa trồng vừa học qua sách báo, chịu khó chăm sóc nên rau má dần phát triển ổn định.
“Ưu điểm của rau má là ít dịch bệnh, có sức sống mạnh. Sau khi thu hoạch tiếp tục tưới nước, bón phân, một tháng sau sẽ cho thu hoạch tiếp và có thể khai thác trong nhiều năm” - ông chia sẻ.
Để xử lý dịch bệnh cho rau, ông Phi mày mò chế biến loại thuốc diệt sâu bọ bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.
Hiện ông là chủ nhân sáng chế loại thuốc trừ sâu madein “Phi” là ớt, gừng, tỏi xay nhuyễn, sau đó ngâm với rượu hơn 20 ngày, rồi phun lên rau, trị được tất cả các loại sâu bệnh cho các loại rau ông trồng, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và bản thân gia đình.
Theo ông Phi, trồng rau má không khó, cái khó là ở chất lượng rau. Bên cạnh đó, cần chịu khó và phải chăm sóc rau theo đúng quy trình đảm bảo an toàn và có đầu ra ổn định.
“Trồng rau má mà dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu sản lượng rất cao nhưng không an toàn, khiến đầu ra không ổn định nên thất bại”, theo lời ông Phi.
So với các loại rau khác trồng ở vùng đất bồi ven sông Thu Bồn, cây rau má phát triển tốt nhờ phù sa, nhưng ông sợ nhất mỗi lần thủy điện xả lũ vào mùa mưa là mất trắng.
Ngoài ra, vợ chồng ông Phi còn trồng các loại rau khác như mồng tơi, cải xanh, cải ngọt, đậu bắp,... với 1,4 mẫu. Nhờ đó, mỗi năm ông thu lãi thêm hơn 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Vừa làm giàu cho gia đình, ông Phi còn tạo công ăn việc làm cho 10 lao động dân địa phương với thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Phi ước, nếu có đất ông sẽ thành lập một trang trại rau sạch và trồng toàn rau dại, chắc chắn sẽ cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Theo VietNamNet
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.