Cuộc đời kì lạ của tỷ phú kiếm tiền cho... người khác

Nếu bạn chưa từng bao giờ nghe nói đến cái tên Nicolas Berggruen thì thật là một thiếu sót. Cuộc sống của tỷ phú Nicolas xoay quanh những công ty của ông hiện diện khắp châu Âu.

Nếu bạn chưa từng bao giờ nghe nói đến cái tên Nicolas Berggruen thì thật là một thiếu sót. Cuộc sống của tỷ phú Nicolas xoay quanh những công ty của ông hiện diện khắp châu Âu.

Ông là một nhà tỷ phú hẳn hoi. Khởi nghiệp chỉ với số tiền 250.000 USD nhưng ngày nay ông là chủ nhân của khối tài sản lên đến hơn 2,3 tỷ USD.

Ngày nay công dân mang hai quốc tịch Mỹ và Đức này thường xuyên di chuyển bằng chiếc máy bay phản lực của mình. Nhưng ông không hề có nhà riêng mà chỉ chuyên thuê phòng tại các khách sạn để ở, bởi thế báo chí gọi ông bằng cái tên khác là “tỷ phú vô gia cư”.
 

Vài cái áo, dăm cuốn sách... là đủ

Với số tài sản hơn 2,3 tỷ USD, Berggruen thừa khả năng mua những lâu đài lộng lẫy để hưởng thụ cuộc sống nhưng người đàn ông 51 tuổi này không mua hay thuê ngôi nhà nào hết, ông cũng không có xe hơi hay thậm chí là một chiếc đồng hồ đeo tay. Giữ công tác liên lạc cho ông là chiếc BlackBerry cũ. Đi đâu, ông cũng khệ nệ xách một chiếc túi giấy khá lớn.

Nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của tỷ phú Berggruen rất đơn giản 

Vào năm 2000, Berggruen cho bán những bất động sản cuối cùng: ngôi nhà trên đại lộ số 5 ở New York và một hòn đảo tư nhân ở ngoài khơi biển Miami (bang Florida). Ông quan niệm nhà không cần thiết, bởi có những tháng ông phải lui tới 14 thành phố khác nhau để làm ăn. Việc ở không cần lắm nhưng việc đi lại rất quan trọng, vì thế ông mua chiếc máy bay phản lực Gulfstream IV để tiện đi lại.

Thú vui của Berggruen là đi săn lùng, mua cổ phần của các công ty để bổ sung vào tập đoàn kinh tế của mình. Ông vừa mua 1,5 tỷ USD cổ phần của Burger King, một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu thông qua Công ty Justice Holdings ở Anh của ông.

Lý giải cho cuộc sống “vô gia cư” của mình, Berggruen nói: “Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi ở trong khách sạn. Tôi không thích gắn bó với những thứ vật chất rườm rà, chỉ vài tờ báo, dăm cuốn sách, vài cái áo sơ mi, áo khoác, áo len... thế là đủ với tôi”.

Ông quan niệm những ai mua hàng xa xỉ chỉ là giàu rởm. Cũng phải nói thêm, Berggruen độc thân và không có con.

Dù khá khiêm tốn trong cuộc sống của mình, nhưng Berggruen không hề tiếc khi bỏ ra hàng chục triệu USD để mua các họa phẩm của danh hoạ Andy Warhol và Damien Hirst rồi ngay tức khắc biếu chúng cho các viện bảo tàng. Ông cũng đứng ra tổ chức các buổi tiệc Oscar hằng năm tại khách sạn Chateau Marmon ở Los Angeles, nơi đây, ông đón tiếp những tài tử hàng đầu Hollywood như Leonardo DiCaprio.

Kiếm tiền để... cho người khác

Nicolas Berggruen chào đời vào năm 1961 tại Paris, có một người anh trai và hai người chị gái cùng cha khác mẹ, tuổi thơ của ông trôi qua êm đềm trong sự giàu sang của gia đình. Cha của ông tên là Heinz Berggruen, vốn là một người Do Thái ở Berlin trốn chạy sự tàn sát của Đức quốc xã tới Tây Ban Nha và kết thân với đại danh họa Pablo Picasso.

Nicolas Berggruen trong một buổi tiệc Oscar tại khách sạn Chateau Marmon 

Trong suốt đời mình, cụ Heinz đã trở thành một nhà sưu tập hội họa lớn với nhiều kiệt tác của các danh họa Tây Ban Nha.

Lớn lên ở Paris, cậu thiếu niên Nicolas Berggruen ngay từ nhỏ đã bộc lộ tính cách “nổi loạn”, điều khiến cậu bị trục xuất khỏi một ngôi trường nội trú ở Thụy Sỹ. Trở về lại Paris, Nicolas cố gắng hoàn tất việc học của mình.

Cũng thời gian này, cậu đã bắt đầu đồng cảm cho những người nghèo khổ. Cậu từng tuyên bố: “Tôi sẽ không học tiếng Anh vì nó là ngôn ngữ của chủ nghĩa đế quốc”. Nhưng Nicolas sau đó đã chuyển tới London và New York để học tài chính, anh lập luận về quyết định của mình: “Tôi nói OK vì muốn tìm hiểu về mặt thực của chủ nghĩa tư bản”.

Những năm sau đó, Nicolas Berggruen lao đầu vào kinh doanh và gặt hái nhiều thành công đáng kể từ số vốn 250.000USD mà ông bố Heinz cho vay. Sau chặng đường dài kiếm hàng tỷ USD, Berggruen đột nhiên cảm nhận rằng ông “chán” sống trên đống tiền của chính mình, ông lập luận: “Tôi không muốn lệ thuộc vào tiền bạc, nghĩ nhiều đến nó là cả một gánh nặng.

Hành động có ích cho xã hội mới giá trị và trường tồn mãi mãi”. Nicolas đang ấp ủ để lại toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động từ thiện và bộ sưu tập nghệ thuật của mình cho một bảo tàng mới ở Berlin.

Theo Thế giới & Hội nhập

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.