FPT thay tướng: Kỳ vọng và vỡ mộng

Là người đây tham vọng và được kỳ vọng sẽ đưa FPT lọt vào danh sách Top 500 trong Forbes Global 2000 nhưng sự ra đi khá nhanh chóng của ông Trương Đình Anh đã khiến nhiều người vỡ mộng về thế hệ lãnh đạo mới cũng như mục tiêu dài hạn của tập đoàn này.

Là người đây tham vọng và được kỳ vọng sẽ đưa FPT lọt vào danh sách Top 500 trong Forbes Global 2000 nhưng sự ra đi khá nhanh chóng của ông Trương Đình Anh đã khiến nhiều người vỡ mộng về thế hệ lãnh đạo mới cũng như mục tiêu dài hạn của tập đoàn này.

Lên nổi như cồn

Có thể nói, trong số các gương mặt anh hào ở FPT ngoại trừ người sáng lập ra tập đoàn này là ông Trương Gia Bình, thì khó tìm được người nào nổi tiếng được như ông Trương Đình Anh về nhiều khía cạnh.

Từ cách đây khoảng 15 năm, rất nhiều người đã biết đến ông Trương Đình Anh với tuyên bố nổi tiếng: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi".

Vào khoảng thời gian đó, Trung tâm Internet FPT do Trương Đình Anh làm giám đốc được thành lập (1997). Người đàn ông "thiên về lý" này đã thực sự khuấy động thị trường Internet với nhiều hình thức marketing và bán hàng đặc biệt như trả trước, khuyến mại ồ ạt...

Người tiêu dùng biết đến FPT với nhiều sự sáng tạo và đột phá và biết đến ông Đình Anh với vai trò của người dẫn đầu Trung tâm Internet FPT.

Ông Đình Anh khi đó đã trở thành người nổi tiếng nhất FPT và cũng là người nổi tiếng nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (năm 1997) với những tuyên bố và phát biểu gây tranh cãi, bình phẩm ở khắp nơi, từ cả trong lẫn ngoài công ty.

"Người trẻ tuổi tài năng, đầy khát vọng" này đã thành động lực chính đưa Trung tâm Internet khi xưa với doanh thu 100 triệu đồng doanh thu năm đầu tiên đã trở thành Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) với doanh thu lên tới 100 triệu USD vào năm 2008.

Hiệu quả công việc cùng với cá tính mạnh mẽ và sự thực dụng đến gần như khô khan đã khiến Trương Đình Anh lọt vào tầm ngắm cho vị trí điều hành cao nhất của Tập đoàn FPT với kỳ vọng ông sẽ là người đưa FPT lọt vào danh sách Top 500 trong Forbes Global 2000 và thực hiện với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 4 lần trong 4 năm (2011- 2014).

Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như mong đợi, cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2011 của tập đoàn chỉ tăng trên dưới 30%, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Không những thế, doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012 đang có xu hướng tụt giảm.

Cụ thể, trong 2 quý đầu năm 2012 doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất của FPT đạt 11.465 tỷ đồng và 1.205 tỷ đồng, lần lượt bằng 37% và 40% kế hoạch cả năm. Trong đó, 2 mảng mang lại doanh thu lớn nhất cho FPT là phân phối và tích hợp hệ thống đều có doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ 2011.

Không những thế, điều mà nhiều người lo ngại nhất lại nằm ở chỗ, hình ảnh của FPT đang khá mờ nhạt. Nhiều nhà đầu tư cho biết, họ không còn hình dung đâu là điểm mạnh thực sự của tập đoàn này nữa.

Quyết định từ nhiệm từ chiều 26/9 của ông Trương Đình Anh sau gần 20 tháng ngồi ghế nóng có thể được xem là điều hoàn toàn không mong muốn bởi chính cựu tổng giám đốc FPT này đã từng tuyên bố sẽ không bao giờ từ chức CEO chỉ khi nào HĐQT yêu cầu.

Nó diễn ra trong bối cảnh ông Đình Anh mang về những kết quả không mấy sáng sủa khi lên điều hành doanh nghiệp ở quy mô tập đoàn và cá tính vô cùng đặc biệt với số lượng người ghét nhiều không kém số người ưa thích cũng có thể là 1 lý do khi mà FPT khá nổi tiếng với các hoạt động giao lưu và các sinh hoạt mang tính cộng đồng..

Trước Trương Đình Anh, ông Nguyễn Thành Nam cũng đã được tín nhiệm và được chuyển giao quyền lực vị trí CEO nhưng ông Nam cũng không nắm giữ chức vụ này lâu.

Xuống cũng ồn ào không kém

Như vậy, với quyết đinh của HĐQT FPT chiều ngày 26/09, ông Trương Gia Bình (56 tuổi) - hiện đang là Chủ tịch FPT, sẽ trở lại đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của Tập đoàn sau hơn 3 năm vắng bóng.

Có thể thấy, việc thay tướng tại FPT diễn ra lần nào cũng rất ồn ào và luôn mang lại nhiều hy vọng cho các cổ đông. Nhưng với việc ông Đình Anh (43 tuổi) rút lui hôm 26/9, công cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo kế tiếp tại FPT được cho là đang rơi vào bế tắc.

Những gương mặt tài năng và nổi bật như ông Đình Anh hay ông Nam đều đã không "trụ" được với vai trò "thuyền trưởng" của con tàu biển quy mô khá lớn nhưng đượcgiới kinh doanh xem là bắt đầu có nhiều "biểu hiện cũ và lối mòn". Nó trở nên đặc biệt khó khi mà nền kinh tế đang ở trong vòng xoáy của khủng hoảng.

Điều mà nhiều nhà đầu tư e ngại về viễn cảnh của tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam này là mặc dù FPT vẫn đang hái ra tiền từ việc phân phối laptop, điện thoại, telecom, kể cả mảng giáo dục nhưng nhiều người giờ đây dường như không nhận ra đâu là cái ngành nghề cốt lõi của FPT dù tập đoàn này luôn khẳng định một tập đoàn công nghệ hàng đầu.

Vì thế, rất có thể, đây là điều nhiều người chứ không chỉ ban lãnh đạo của FPT lo ngại về tầm nhìn dài hạn.

Theo quyết định mới nhất, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình sẽ kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc từ ngày 26/09/2012 cho đến khi việc ông Trương Gia Bình kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được Đại hội đồng cổ đông thường niên FPT phê chuẩn, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2013.

Việc chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo mới sẽ được thực hiện tiếp theo như thế nào vẫn cần thời gian trả lời. Nhưng rõ ràng, điều mà giới đầu tư cảm nhận được, đây là 1 việc hết sức khó khăn và FPT hiện chưa có lời giải.

Được biết, ông Trương Gia Bình là CEO đầu tiên và đã giữ chức vụ tổng giám đốc của FPT trong 21 năm từ năm 1988 đến 2009.

Ông Bình nhường lại ghế nóng cho ông Nguyễn Thành Nam cách đây 3 năm khi mà FPT đang ở thời kỳ đỉnh cao và nền kinh tế đang ở đỉnh tăng trưởng (2009). Trong các năm tiếp theo, dưới thời của ông Nam và sau đó là ông Trương Đình Anh, FPT vẫn đạt doanh thu và lợi nhuận khá nhưng không được như kỳ vọng.

Theo VEF


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.