- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khi đại gia… hết tiền
Một trong những câu chuyện thời sự nổi bật trên hầu hết các trang báo những ngày qua là liên quan tới tình cảnh bi đát của các đại gia.
Một trong những câu chuyện thời sự nổi bật trên hầu hết các trang báo những ngày qua là liên quan tới tình cảnh bi đát của các đại gia.
Ông bầu Phước Sang sau khi bị một doanh nhân tố cáo vay vài tỉ đồng không chịu trả đã phải lên báo trần tình lý do nợ nần vì đã "chôn" rất nhiều tiền vào đất.
Một số ông bầu của các đội bóng tham gia
V-League, vốn là những đại gia nổi tiếng chịu chơi khi trước kia dám bỏ
ra mỗi năm từ vài chục tỉ tới cả trăm tỉ đồng/ năm để nuôi đội bóng,
giờ đây vì làm ăn khó khăn nên người đã tuyên bố bỏ bóng đá, người thì
bắn tiếng rút khỏi bóng đá, người thì bị tố nợ lương cầu thủ mấy tháng
chưa trả...
Thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian dài, dự án đình đốn khiến không ít đại gia thành con nợ (ảnh có tính chất minh họa). |
Nếu Hoàng chỉ dừng lại ở lĩnh vực này thì có lẽ sẽ chẳng có chuyện gì để nói, nhưng có lẽ không muốn chỉ loanh quanh với sắt thép, Hoàng quyết định mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang đầu tư bất động sản. Cách Hoàng đầu tư vào bất động sản là mua lại dự án của doanh nghiệp khác hoặc góp vốn vào những doanh nghiệp đã có sẵn đất sau đó lập dự án, xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây chung cư. Nếu chỉ tập trung làm một, hai dự án thì có lẽ Hoàng cũng kiếm đủ bởi vào thời điểm năm 2008- 2009, khi thị trường bất động sản đang ở đỉnh, chỉ cần có dự án là đã có khách hàng đến xin nộp tiền góp vốn.
Nhưng có lẽ quá tự tin vào khả năng của mình "đánh đâu thắng đấy" vả lại cũng vì thấy thời cơ kiếm tiền lớn như vậy nên Hoàng quyết định làm to, cái thì mua đứt, cái thì góp cổ phần mấy dự án ở Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân. Hoàng còn lập dự án đầu tư khu công nghiệp mấy trăm ha ở một tỉnh sát Hà Nội... Nghĩa là với từng ấy lĩnh vực, nếu thành công thì chỉ sau vài năm, từ công ty chẳng mấy người biết, doanh nghiệp của Hoàng sẽ phát triển thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành.Nhưng với từng ấy dự án thì số vốn cỡ vài trăm tỉ của Hoàng cũng chỉ như "muối bỏ biển". Bởi chỉ riêng lĩnh vực bất động sản, với quy trình thủ tục khá nhiêu khê nên thông thường từ khi kiếm được đất cho tới xong hết thủ tục, có quy hoạch chi tiết 1/500 và giấy phép xây dựng cũng phải kéo dài từ 2 đến 4 năm. Và trong suốt quá trình ấy là rất nhiều tiền phải bỏ ra mà không có cái gì để thu.Và để có vốn, Hoàng cũng phải áp dụng cái bài của hầu hết doanh nghiệp bất động sản là huy động vốn từ những người có nhu cầu mua nhà và các nhà đầu tư thứ cấp, hay nói nôm na là bán nhà trên giấy bằng các loại "hợp đồng góp vốn" hoặc "hợp đồng vay vốn", và tài sản để thế chấp lòng tin với khách hàng là chính những dự án đang đi "chạy" thủ tục, kể cả dự án mới chỉ được... chấp thuận về chủ trương.Tuy nhiên, vào thời điểm nhà nhà đi buôn đất như mấy năm trước thì việc làm ấy hoàn toàn... bình thường, thậm chí các nhà đầu tư còn tự nguyện đến xin được góp vốn làm dự án nên ngày ấy, mỗi lần đi qua trụ sở công ty Hoàng, đặt ngay mặt tiền một con phố lớn, lúc nào cũng thấy tấp nập khách đến tìm hiểu dự án, ký hợp đồng.Nếu như thị trường bất động sản cứ như năm 2009 - 2010 thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng trong khi thủ tục chưa làm xong thì thị trường đã xuống dốc không phanh. Chờ đợi suốt mấy năm mà các dự án chỗ thì cắm được vài cái cọc, chỗ thì quây hàng rào rồi để đấy, cái thì xây mãi chẳng xong, các nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng quay ra đòi tiền. Cùng lúc mấy dự án đều bị khách hàng đòi tiền, trong khi tiền nhận của nhà đầu tư đâu phải thu về để cất trong tủ.Vậy là vừa trả lại một ít cho chủ nợ, Hoàng vừa phải khất. Siêu xe cũng phải cho "đi ở" để lấy tiền trả nợ. Hôm trước, đi qua trụ sở công ty Hoàng thấy biển hiệu công ty đã được thay. Hỏi thì mới biết Hoàng đã chuyển trụ sở ra "ngoài rìa thành phố". Với tình trạng suốt ngày bị khách hàng "truy lùng" để đòi tiền góp vốn vào các dự án đang nằm án binh bất động kèm theo lãi suất, không biết ông chủ này sẽ cầm cự được bao lâu nữa?Nhưng, trong giới kinh doanh bất động sản, tình cảnh như Hoàng không phải là cá biệt nếu không muốn nói là "hơi bị nhiều". Cũng giống như Hoàng, chủ một dự án chung cư từng được quảng cáo là loại "khủng" nhất Hà Nội về quy mô thời gian gần đây cũng liên tục bị khách hàng "bêu riếu" lên mặt báo vì thất hứa về tiến độ dự án dù đã thu gần hết tiền nhà của khách hàng, thậm chí dự án đã phải ngừng thi công nhiều tháng vì hết tiền. Chính chủ đầu tư cũng thừa nhận dự án bị ngừng thi công là vì nợ. Mới đây, dự án khởi động trở lại sau khi một số ngân hàng chấp nhận cho vay vốn.Vào thời điểm thị trường bất động sản lên như diều gặp gió, chỉ cần có quyết định cấp đất làm dự án là chủ đầu tư đã có thể ung dung ngồi thu tiền. Vì vậy mà hàng loạt doanh nghiệp bất động sản ra đời.Từng là cán bộ một doanh nghiệp xây dựng của nhà nước và "nên người" nhờ cơn sốt chứng khoán năm 2007- 2008. Sau khi dắt lưng được vài chục tỉ đồng, anh Văn cùng vài người bạn cũng đều thành tỉ phú từ chứng khoán quyết định thành lập công ty cổ phần bất động sản.Là "dân" xây dựng nên tất cả đều tự tin sẽ thành công bởi ngoài nghề xây dựng, thì họ còn là chuyên gia trong việc lập dự án và rất biết "quy trình", "thủ tục" để dự án sớm được cấp phép. Văn được giao giữ chức giám đốc công ty cổ phần này. Dự án đầu tiên là liên doanh với một doanh nghiệp khác để xây chung cư.Thời gian đầu, Văn khá tự tin rằng công ty mà anh và bạn bè lập ra sẽ chẳng mấy mà nổi đình nổi đám, bởi tất cả đã hoạch định chiến lược rất bài bản: sau khi triển khai thành công một vài dự án, họ sẽ phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán, với "công nghệ thổi giá" từng làm rất thành công ở công ty cũ thì chắc giá cổ phiếu công ty này sẽ lại sốt trên sàn... tồn lại là một tương lai... hốt ra tiền đã được nhìn thấy. Vì vậy mà Văn khá hào phóng. Đến kỳ nghỉ hè là anh thưởng cho vợ con bằng chuyến đi Singapore "để mua hàng hiệu cho nó rẻ mà lại được hàng xịn".Nhưng, "người tính không bằng trời tính", thị trường bất động sản đóng băng suốt gần 2 năm qua khiến mọi kế hoạch của Văn vẫn chỉ nằm trên giấy. Dự án đầu tiên để xây dựng thương hiệu công ty cũng bị chậm tiến độ. Mới đây thấy anh phải đi gặp khách hàng để giải trình về việc tiền đã thu mà dự án thì vẫn ngổn ngang. Gặp nhau, anh dù vẫn cười nói nhưng thần sắc không còn "vượng" như trước nữa.Không đầu tư bất động sản, nhưng anh Đông, giám đốc một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu và dịch vụ cũng đang trong tình cảnh cố tìm mọi cách để tồn tại.Vốn là người có thâm niên làm xuất nhập khẩu, cách đây hơn 20 năm đã từng đi khắp Đông Âu gom cả lô xe tải mang về Việt Nam bán, vì thế khi "rời nhà nước", anh Đông lập ngay công ty cổ phần làm dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu. Công ty của anh làm đủ thứ từ phòng vé máy bay, nhập khẩu ôtô, du lịch, cung ứng nhân lực... nghĩa là cứ "ra thóc" và không bị cấm là anh làm. Mấy năm trước, khi nhập khẩu ôtô đang ăn nên làm ra, sẵn mối cung cấp xe ở Nhật và Trung Đông, mỗi tháng anh nhập về cả lô 10 - 20 chiếc toàn xe hạng sang như Camry, Prado.Ngày ấy, anh thuê hết một tầng của tòa nhà ngay ở trung tâm thành phố và có giá thuê vào loại đắt nhất Hà Nội để làm trụ sở. Thỉnh thoảng gặp anh, thấy ông giám đốc lúc nào mặt mũi cũng tươi rói, quần áo bảnh bao, đầu tóc bóng mượt, đi xe Lexus sang trọng như quan chức ngoại giao, hỏi chuyện làm ăn anh nói kiểu "khiêm tốn" rằng: "Cũng đủ nuôi quân", chỉ riêng nhập ôtô mỗi cái xe anh lãi được vài ngàn "đô" thôi, còn những mảng khác để anh em nó làm". Vì thế với người quen nếu muốn mua xe đều được anh "ra lộc" bằng cách giảm giá 500 - 1.000 USD so với các salon khác.Vậy mà đầu năm nay, sau vài lần thu hẹp diện tích, cuối cùng anh đã phải di dời văn phòng ra cách trung tâm 10km "cho nó thoáng đãng chứ trong phố chật chội bí bách quá", mà cũng chỉ dám thuê 2 phòng thôi. Cách đây không lâu, gặp anh hỏi chuyện làm ăn, anh bảo vừa đi nước ngoài về để tìm hợp đồng. Hỏi việc kinh doanh, anh bảo: "Thời buổi khó khăn, giám đốc cũng phải lao đi thôi, mà đi một mình cho tiết kiệm, nhân viên cũng phải cho nghỉ bớt rồi". Hôm trước, tình cờ nghe anh bạn đồng nghiệp kể cái xe Lexus cũng bị anh "cho đi ở" ngoài salon rồi, mà "nghe nói ông ấy còn vay mượn mọi người cũng kha khá nữa".Sản xuất kinh doanh khó khăn trong khi lại phải chịu lãi suất cao suốt một thời gian dài đã khiến hàng chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động. Hôm đến một công ty may mặc chuyên làm hàng xuất khẩu châu Âu, vào lúc cao điểm có vài trăm công nhân, vậy mà giờ đây cả trụ sở chỉ còn mỗi ông giám đốc với anh bảo vệ ngồi ngáp ruồi cả ngày. Hỏi chuyện làm ăn, ông bảo phải tạm cho công nhân nghỉ việc vì hàng làm ra cũng không có khách.Từ một đại gia, cho tới khi bị bắt, cha con ông chủ Công ty Thái Sơn để lại khoản nợ các ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng. |
Đại gia "nhập kho" vì nợ
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.