- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kinh doanh đồ tập, “mọt sách” biến 10 triệu thành bạc tỷ
Đam mê và liều lĩnh dấn thân vào nghiệp kinh doanh với đồ tập, “mọt sách” 9X đã biến 10 triệu ban đầu thành bạc tỷ.
Đam mê và liều lĩnh dấn thân vào nghiệp kinh doanh với đồ tập, “mọt sách” 9X đã biến 10 triệu ban đầu thành bạc tỷ.
“Mọt sách” xa lạ với kinh doanh
Phan Thu Hiền, cô gái Cao Bằng có làn da trắng bóc và đôi mắt to tròn mộng mơ không có dáng dấp của một doanh nhân. Nhìn cô gái sinh năm 1989, ai cũng nghĩ Hiền hợp với nghiệp viết văn hơn là dấn thân vào thương trường. Nhận xét này có phần đúng vì Hiền đã có nhiều năm đắm chìm trong thế giới văn học.
Khi còn đi học, Hiền là một trong những học sinh nổi bật của lớp chuyên văn. Cô được bạn bè đánh giá là “mọt sách”. Gia đình Hiền không quá giàu nhưng cũng có của ăn, của để, đủ giúp Hiền không phải bận tâm tới cơm áo gạo tiền mà tập trung cho việc học. Và văn học là một trong những môn Hiền dành nhiều đam mê và tâm sức.
“Tôi có thể ngồi lì cả ngày trong phòng để đọc văn, thơ và suy ngẫm về các tầng ý nghĩa của từng câu chuyện, từng bài thơ. Tôi dành rất nhiều thời gian cho văn học. Tôi yêu thơ đến mức thuộc lòng tất cả các bài thơ của Xuân Diệu. Ngoài văn học, tôi gần như không biết gì nhiều về cuộc sống thực” – Thu Hiền thành thật tâm sự.
Hiền còn khiến người khác ngạc nhiên khi tiết lộ mãi tới khi ra Hà Nội học đại học, cô mới biết “làm thế nào để có con và trẻ con ra đời như thế nào”.
Chính vì “mọt sách” đến mức ngố nên Hiền tin rằng cô phù hợp với công việc viết văn, phù hợp với những công việc chỉ phải sống trong thế giới của riêng mình. Vì thế, Hiền luôn nghĩ cô không thể làm tốt những công việc cần sự khéo léo, ngoại giao nhiều như kinh doanh. Nói cách khác, kinh doanh là “thế yếu” của cô. Chẳng bao giờ cô có thể tưởng tượng được mình có thể xông pha thương trường.
Thế nhưng, cuộc sống luôn có sự bất ngờ, nhờ “duyên nghiệp”, Hiền đã đến với kinh doanh một cách tự nhiên nhất.
Hiền kể, ngoài văn học, cô còn thích thể dục. Ngoài khoảng thời gian vùi đầu vào sách văn học, cô chăm chỉ luyện tập. Với khả năng sẵn có, Hiền may mắn trở thành huấn luyện viên aerobic khi còn rất trẻ. Ngoài việc có thêm chút thu nhập, Hiền đứng lớp còn vì đam mê vận động.
Trong quá trình đứng lớp, Hiền chợt nhận ra ở Việt Nam chưa có thị trường quần áo tập. “Ai cũng biết thời trang Trung Quốc như quần áo, váy vóc tràn ngập Việt Nam với lợi thế giá rẻ. Nhưng quần áo tập thể dục thì khác. Hàng Trung Quốc không được chuộng vì giá đắt đỏ. Hàng Việt Nam lại rất hiếm hoi. Gần như chưa có bất cứ thương hiệu nào tập trung vào phân khúc này. Đa số chỉ có hàng hiệu như Nike, Adidas. Mà hàng hiệu thì quá đắt đỏ, không phải ai cũng mua được” – Hiền phân tích.
Chính vì vậy, từ nhu cầu đồ tập của chính bản thân mình và một số học viên, huấn luyện viên khác, Hiền cặm cụi tự thiết kế rồi nhờ người may. Sản phẩm đầu tay của Hiền được đồng nghiệp và học viên đón nhận nồng nhiệt.
Sau khi xác định được phân khúc, tự sản xuất sản phẩm, Hiền giới thiệu sản phẩm đồ tập của mình với các đồng nghiệp ở nhiều trung tâm khác. Sau khi có chút thành công nhỏ, Hiền mạnh dạn mở một cửa hàng.
Biến 10 triệu thành bạc tỷ
Thời gian đầu, công việc kinh doanh diễn ra khá ổn. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, nhiều vấn đề nảy sinh. Vấn đề đầu tiên khiến cô đau đầu nhất chính là chất lượng sản phẩm.
Không giấu giếm, Hiền tiết lộ: “Đầu tiên, các sản phẩm của tôi được may từ vải cotton. Chất liệu vải này khá bền, thấm nước nhưng lại nhanh xù. Vải xù khiến đồ tập nhìn rất xấu. Dù khách hàng chưa phàn nàn nhưng tôi cho rằng nếu không cải thiện được vấn đề này, tôi không thể giữ khách được”.
Vậy là Hiền lại đầu tư thêm thời gian, công sức và tiền bạc tìm kiếm chất lượng vải tốt hơn. Sau khá nhiều thử nghiệm, cô mới tìm được chất liệu ưng ý: vừa co dãn tốt, vừa thấm nước lại lâu xù. Khi tạm hài lòng với chất liệu vải, Hiền lại tập trung vào thiết kế.
Khi sản phẩm khá ổn về chất liệu và mẫu mã, công việc kinh doanh của Hiền diễn ra khá suôn sẻ. Thế nhưng, trong một đêm, khi đang tổng kết việc buôn bán trong ngày, Hiền chợt giật mình. Cô thấy rằng việc cô đến với kinh doanh đồ tập là một cái duyên. Từ cái duyên ban đầu, Hiền đi từng bước đi nhỏ. “Nó giống như tôi đang đi trên con đường một cách vô thức. Khi nào gặp đá, khi nào gặp bùn thì tôi tránh chứ không hề có kế hoạch, không có định hướng” – Hiền thừa nhận.
Chính vì vậy, Hiền quyết tâm làm việc chuyên nghiệp hơn. Và với một dân chuyên văn hay “lãng đãng”, cô không biết bắt đầu từ đâu để chuyên nghiệp. Và cô quyết định đi học. Sau khi tham gia nhiều khóa học, cô nhận thấy việc đầu tiên phải làm chính là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đồ bơi và đồ tập thể thao của mình.
Sau đăng ký thương hiệu, logo, Hiền thuê riêng một đội ngũ làm marketing. Trong đó, chị đẩy mạnh mảng online. Marketing online là một trong những bí quyết giúp chị đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn. Từ ngày tập trung marketing online, số lượng tiêu thụ tăng vọt. Doanh thu đã đạt vài trăm triệu một tháng. Thậm chí, có tháng cao điểm cô thu về cả tỷ đồng.
Thành công nhờ liều lĩnh
Hiền tâm sự: "Nghe câu chuyện tôi kể, các bạn đừng nghĩ con đường đi của tôi bằng phẳng. Thực tế, tôi đã trải qua không biết bao đêm mất ngủ vì lo lắng, vì xây dựng kế hoạch. Thậm chí, có thời điểm tôi còn stress nặng nề”.
Hiền kể khi khởi nghiệp cô chỉ có vỏn vẹn 10 triệu đồng trong túi. 10 triệu đó chỉ đủ may vài chục bộ đồ tập. Muốn mở rộng kinh doanh nhưng thiếu vốn cô lại không thể vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp. Vay bố mẹ càng khó vì bố mẹ không tin cô con gái yêu văn, mê thơ có thể làm kinh doanh tốt.
Thiếu vốn, Hiền đã làm điều mà có trong mơ chị cũng không nghĩ tới. Đó là “cầm xe”. Cứ mỗi tuần, chị cầm xe một lần để xoay vòng vốn. Cứ như vậy trong suốt vài tháng liên tục “cầm xe, rút xe rồi cầm xe”, chị cũng kiếm thêm được chút vốn. Thương con và bắt đầu tin vào khả năng của con, bố mẹ chị quyết định cho chị vay.
“Vay là vay đúng nghĩa, chứ không phải cho không. Bố mẹ yêu cầu tôi phải thanh toán tiền vay đầy đủ. Vì vậy, áp lực cũng tăng thêm đôi chút. Dù vậy, với tôi như thế cũng là may mắn lắm rồi. Nhờ bố mẹ giải ngân, tôi sản xuất được nhiều hơn và cũng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn”.
Đến nay, cô "mọt sách" đã trở thành một cô chủ có một sự nghiệp khá vững vàng, dù như cô nói, vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước và cô còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
“Mọt sách” xa lạ với kinh doanh
Phan Thu Hiền, cô gái Cao Bằng có làn da trắng bóc và đôi mắt to tròn mộng mơ không có dáng dấp của một doanh nhân. Nhìn cô gái sinh năm 1989, ai cũng nghĩ Hiền hợp với nghiệp viết văn hơn là dấn thân vào thương trường. Nhận xét này có phần đúng vì Hiền đã có nhiều năm đắm chìm trong thế giới văn học.
Khi còn đi học, Hiền là một trong những học sinh nổi bật của lớp chuyên văn. Cô được bạn bè đánh giá là “mọt sách”. Gia đình Hiền không quá giàu nhưng cũng có của ăn, của để, đủ giúp Hiền không phải bận tâm tới cơm áo gạo tiền mà tập trung cho việc học. Và văn học là một trong những môn Hiền dành nhiều đam mê và tâm sức.
Cô "mọt sách" liều lĩnh Phan Thu Hiền
“Tôi có thể ngồi lì cả ngày trong phòng để đọc văn, thơ và suy ngẫm về các tầng ý nghĩa của từng câu chuyện, từng bài thơ. Tôi dành rất nhiều thời gian cho văn học. Tôi yêu thơ đến mức thuộc lòng tất cả các bài thơ của Xuân Diệu. Ngoài văn học, tôi gần như không biết gì nhiều về cuộc sống thực” – Thu Hiền thành thật tâm sự.
Hiền còn khiến người khác ngạc nhiên khi tiết lộ mãi tới khi ra Hà Nội học đại học, cô mới biết “làm thế nào để có con và trẻ con ra đời như thế nào”.
Chính vì “mọt sách” đến mức ngố nên Hiền tin rằng cô phù hợp với công việc viết văn, phù hợp với những công việc chỉ phải sống trong thế giới của riêng mình. Vì thế, Hiền luôn nghĩ cô không thể làm tốt những công việc cần sự khéo léo, ngoại giao nhiều như kinh doanh. Nói cách khác, kinh doanh là “thế yếu” của cô. Chẳng bao giờ cô có thể tưởng tượng được mình có thể xông pha thương trường.
Thế nhưng, cuộc sống luôn có sự bất ngờ, nhờ “duyên nghiệp”, Hiền đã đến với kinh doanh một cách tự nhiên nhất.
Hiền kể, ngoài văn học, cô còn thích thể dục. Ngoài khoảng thời gian vùi đầu vào sách văn học, cô chăm chỉ luyện tập. Với khả năng sẵn có, Hiền may mắn trở thành huấn luyện viên aerobic khi còn rất trẻ. Ngoài việc có thêm chút thu nhập, Hiền đứng lớp còn vì đam mê vận động.
Ngoài văn học, Hiền còn thích thể dục
Trong quá trình đứng lớp, Hiền chợt nhận ra ở Việt Nam chưa có thị trường quần áo tập. “Ai cũng biết thời trang Trung Quốc như quần áo, váy vóc tràn ngập Việt Nam với lợi thế giá rẻ. Nhưng quần áo tập thể dục thì khác. Hàng Trung Quốc không được chuộng vì giá đắt đỏ. Hàng Việt Nam lại rất hiếm hoi. Gần như chưa có bất cứ thương hiệu nào tập trung vào phân khúc này. Đa số chỉ có hàng hiệu như Nike, Adidas. Mà hàng hiệu thì quá đắt đỏ, không phải ai cũng mua được” – Hiền phân tích.
Chính vì vậy, từ nhu cầu đồ tập của chính bản thân mình và một số học viên, huấn luyện viên khác, Hiền cặm cụi tự thiết kế rồi nhờ người may. Sản phẩm đầu tay của Hiền được đồng nghiệp và học viên đón nhận nồng nhiệt.
Sau khi xác định được phân khúc, tự sản xuất sản phẩm, Hiền giới thiệu sản phẩm đồ tập của mình với các đồng nghiệp ở nhiều trung tâm khác. Sau khi có chút thành công nhỏ, Hiền mạnh dạn mở một cửa hàng.
Nhờ “duyên nghiệp”, Hiền đã đến với kinh doanh một cách tự nhiên nhất.
Thời gian đầu, công việc kinh doanh diễn ra khá ổn. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, nhiều vấn đề nảy sinh. Vấn đề đầu tiên khiến cô đau đầu nhất chính là chất lượng sản phẩm.
Không giấu giếm, Hiền tiết lộ: “Đầu tiên, các sản phẩm của tôi được may từ vải cotton. Chất liệu vải này khá bền, thấm nước nhưng lại nhanh xù. Vải xù khiến đồ tập nhìn rất xấu. Dù khách hàng chưa phàn nàn nhưng tôi cho rằng nếu không cải thiện được vấn đề này, tôi không thể giữ khách được”.
Vậy là Hiền lại đầu tư thêm thời gian, công sức và tiền bạc tìm kiếm chất lượng vải tốt hơn. Sau khá nhiều thử nghiệm, cô mới tìm được chất liệu ưng ý: vừa co dãn tốt, vừa thấm nước lại lâu xù. Khi tạm hài lòng với chất liệu vải, Hiền lại tập trung vào thiết kế.
Khi sản phẩm khá ổn về chất liệu và mẫu mã, công việc kinh doanh của Hiền diễn ra khá suôn sẻ. Thế nhưng, trong một đêm, khi đang tổng kết việc buôn bán trong ngày, Hiền chợt giật mình. Cô thấy rằng việc cô đến với kinh doanh đồ tập là một cái duyên. Từ cái duyên ban đầu, Hiền đi từng bước đi nhỏ. “Nó giống như tôi đang đi trên con đường một cách vô thức. Khi nào gặp đá, khi nào gặp bùn thì tôi tránh chứ không hề có kế hoạch, không có định hướng” – Hiền thừa nhận.
Chính vì vậy, Hiền quyết tâm làm việc chuyên nghiệp hơn. Và với một dân chuyên văn hay “lãng đãng”, cô không biết bắt đầu từ đâu để chuyên nghiệp. Và cô quyết định đi học. Sau khi tham gia nhiều khóa học, cô nhận thấy việc đầu tiên phải làm chính là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đồ bơi và đồ tập thể thao của mình.
Sau đăng ký thương hiệu, logo, Hiền thuê riêng một đội ngũ làm marketing. Trong đó, chị đẩy mạnh mảng online. Marketing online là một trong những bí quyết giúp chị đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn. Từ ngày tập trung marketing online, số lượng tiêu thụ tăng vọt. Doanh thu đã đạt vài trăm triệu một tháng. Thậm chí, có tháng cao điểm cô thu về cả tỷ đồng.
Thành công nhờ liều lĩnh
Hiền tâm sự: "Nghe câu chuyện tôi kể, các bạn đừng nghĩ con đường đi của tôi bằng phẳng. Thực tế, tôi đã trải qua không biết bao đêm mất ngủ vì lo lắng, vì xây dựng kế hoạch. Thậm chí, có thời điểm tôi còn stress nặng nề”.
Hiền kể khi khởi nghiệp cô chỉ có vỏn vẹn 10 triệu đồng trong túi. 10 triệu đó chỉ đủ may vài chục bộ đồ tập. Muốn mở rộng kinh doanh nhưng thiếu vốn cô lại không thể vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp. Vay bố mẹ càng khó vì bố mẹ không tin cô con gái yêu văn, mê thơ có thể làm kinh doanh tốt.
Thiếu vốn, Hiền đã làm điều mà có trong mơ chị cũng không nghĩ tới. Đó là “cầm xe”. Cứ mỗi tuần, chị cầm xe một lần để xoay vòng vốn. Cứ như vậy trong suốt vài tháng liên tục “cầm xe, rút xe rồi cầm xe”, chị cũng kiếm thêm được chút vốn. Thương con và bắt đầu tin vào khả năng của con, bố mẹ chị quyết định cho chị vay.
“Vay là vay đúng nghĩa, chứ không phải cho không. Bố mẹ yêu cầu tôi phải thanh toán tiền vay đầy đủ. Vì vậy, áp lực cũng tăng thêm đôi chút. Dù vậy, với tôi như thế cũng là may mắn lắm rồi. Nhờ bố mẹ giải ngân, tôi sản xuất được nhiều hơn và cũng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn”.
Đến nay, cô "mọt sách" đã trở thành một cô chủ có một sự nghiệp khá vững vàng, dù như cô nói, vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước và cô còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Bạn đã khởi nghiệp như thế nào? Bạn đã thành công hay thất bại? Tintuconline mời độc giả chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình bằng cách gửi email tới địa chỉ tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment bên dưới bài viết. |
Thảo Vân/VietNamNet
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.