Lão nông thu lãi 500 triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi

Bình quân mỗi năm trang trại của ông Quang thu về hơn 500 triệu đồng.

Trên mảnh đất cằn cỗi, lão nông Lê Xuân Quang (53 tuổi, trú thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) vay mượn, thuê đất mở trang trại chăn nuôi. Sau 10 năm, giờ đây ông Quang đã có tổng doanh thu trên 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Với 3 trại chăn nuôi heo thịt, bò sinh sản, gà, vịt... lão nông Lê Xuân Quang (xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn) thu lãi 500 triệu đồng mỗi năm
Với 3 trại chăn nuôi heo thịt, bò sinh sản, gà, vịt... lão nông Lê Xuân Quang (xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn) thu lãi 500 triệu đồng mỗi năm

Vốn là nhà nông, vài sào ruộng và chăn nuôi vài con lợn, con gà, có tằn tiện đến mấy cũng chỉ đủ chi tiêu qua ngày, còn việc con cái học hành thì càng khó khăn. Năm 2005, với tổng số vốn khởi điểm 300 triệu đồng từ tích góp và vay vốn ngân hàng, ông mạnh dạn thuê 1 ha đất cằn cỗi bỏ hoang để xây dựng 3 trang trại chăn nuôi. Ban đầu, do vốn ít, kinh nghiệm còn non, ông nuôi mỗi thứ một ít chỉ vài chục con heo thịt, 2 con bò sinh sản, 1.000 con vịt đẻ… theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Khi có lãi, ông bắt đầu chăn nuôi số lượng lớn và thuê nhân công về làm cho trang trại.

Giờ đây, trang trại của ông với 1.500 con heo thịt/lứa (xuất 2 lứa mỗi năm), 600 con gà, 6 con bò sinh sản (mỗi năm xuất bán 3 con)… Ngoài ra, ông còn trồng trên 1 ha keo lai. Nhờ vậy, tổng doanh thu từ trang trại mỗi năm khoảng 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí vẫn còn lãi ròng khoảng 500 triệu mỗi năm.

Theo ông Quang, ngoài việc tiêm phòng vật nuôi theo định kỳ, trang trại còn xây dựng hẳn căn phòng sát trùng (gồm thuốc sát trùng, hố voi, đồ bảo hộ…) để những ai muốn vào khu vực chăn nuôi, kể cả ông đều phải qua phòng sát trùng này. Đó chính là bí quyết giúp ông chăn nuôi thành công.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu để có bệnh mới chữa thì coi như mất lãi, thậm chí cả vốn bỏ ra. Vì thế, việc khử trùng rất quan trọng bởi môi trường sống không ô nhiễm thì vật nuôi mới tránh được các mầm bệnh từ bên ngoài. Nhờ quy định này mà 10 năm chăn nuôi tôi chưa bao giờ nếm mùi thua lỗ”, ông Quang chia sẻ.

Ngoài ra, để tạo đầu ra sản phẩm ổn định, nhiều năm nay ông đã phối hợp với một doanh nghiệp phát triển đàn heo thịt hơn 3.000 con/năm. Theo đó, trang trại ông sẽ được hỗ trợ thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, thuốc phòng, trừ bệnh… và cả đầu ra của sản phẩm. “Chăn nuôi lớn phải tính toán, chứ không thể đánh liều. Khi có đầu ra ổn định, mình không phải lo khi giá cả thị trường biến động”, ông Quang khẳng định.

Nhờ vào phát triển chăn nuôi quy mô lớn mà trang trại ông Quang còn góp phần giải quyết cho nhiều lao động nghèo tại địa phương có thu nhập cao, ổn định. Hiện trang trại ông đang thuê 6-8 nhân công làm thường xuyên với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

Muốn vào khu chăn nuôi phải qua phòng khử trùng nhằm tránh dịch bệnh lây lan từ bên ngoài
Muốn vào khu chăn nuôi phải qua phòng khử trùng nhằm tránh dịch bệnh lây lan từ bên ngoài

Không chỉ làm giàu cho gia đình, nhiều hộ nông dân khó khăn muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, ông Quang đều tận tình chia sẻ để tìm được con giống, cách thức chăm sóc, kỹ thuật chăn nuôi và thị trường sản phẩm giá cao.

Ông Phan Hữu Vinh - Chủ tịch Hội nông dân xã Nhơn Thọ, cho biết: Bình quân mỗi năm trang trại của ông Quang thu về hơn 500 triệu đồng. Ông Quang không chỉ là hội viên tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới mà nhiều năm liền mà ông còn đạt được danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Ngoài ra, mỗi năm ông giúp đỡ được 1 hộ dân tại địa phương thoát nghèo và giải quyết lao động thường xuyên tại vùng nông thôn.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.