Mẹ bỏ thu nhập trăm triệu về quê khai hoang, trồng rau nuôi lợn vì sự nghiệp "ăn sạch"

Động lực của chị Phong là mong ước giản dị cho gia đình mình và mọi gia đình khác: Một bữa ăn ngon từ những thực phẩm an toàn.

Từ bỏ một sự nghiệp với nguồn thu nhập tốt để “đâm đầu” start-up ở một lĩnh vực mới mẻ và đầy khó khăn, động lực của chị Phong là mong ước giản dị cho gia đình mình và mọi gia đình khác: Một bữa ăn ngon từ những thực phẩm an toàn.

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch

Bùi Như Phong

Sinh năm 1977

Từng làm chuyên viên đào tạo tại nhiều trường học, công ty. 

Từng làm Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ, Công ty thương mại & tư vấn du học.

Công việc trọn đời: Mẹ bé Gia Huy và Danh Kỳ

Bỏ công việc làm giỏi nhất để làm công việc yêu thích nhất

Là dân Tổng hợp Văn lại giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Hàn, chị Phong làm giáo viên Ngoại ngữ, chuyên viên Đào tạo cho nhiều công ty dự án, bản thân cũng từng mở trung tâm ngoại ngữ, công ty riêng về đào tạo, tư vấn du học, thu nhập hơn trăm triệu một tháng.

Thế nhưng càng thành công, chị càng day dứt với một thực tế rằng mình không thật sự yêu thích ngành sư phạm. Mỗi ngày thức dậy với núi công việc, chị không thấy hứng thú hay say mê mà chỉ thấy căng thẳng và mệt mỏi.

“Nhà mình ở Lương Sơn, Hòa Bình. Bố mẹ là công nhân viên, thuộc diện nghèo nhất cơ quan hai bên. Rồi bố lại mất sớm, mình là chị cả, dưới còn ba em. Nên áp lực phải vươn lên kéo mình đi, theo công việc mình làm giỏi nhất chứ không phải yêu thích nhất” - chị Phong chia sẻ.

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch
Chân dung người phụ nữ làm việc mình yêu thích nhất chứ không làm việc mình giỏi nhất.


Bước ngoặt đến vào cuối năm 2013. Gia Huy, con trai lớn của chị khi đó 5 tuổi hay bị các bệnh liên quan đến hô hấp. Nhìn cảnh giờ tan trường, cổng trường tiểu học nào cũng tắc nghẽn xe cộ, chị quyết định cho con về Hòa Bình sống với bà ngoại đang ở một mình. Để con được hít thở không khí trong lành, không bị đè nặng bởi áp lực học tập và học cách tự lập, biết đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung quanh.

Về quê, chứng kiến cảnh những đầu nậu, thương lái đến các hộ nông dân ép dùng chất kích thích mới bao tiêu, chị toát mồ hôi hột. “Họ đi gom cả bưởi hoang vừa đắng vừa chua và bảo rằng có thuốc tiêm vào là hết he đắng, chua thì thành dôn dốt. Họ gom cả ngô non giá rẻ rồi tiêm thuốc kích phọt để hạt căng phồng” - chị Phong kể.

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch

Khi đó địa phương chưa tuyên truyền thường xuyên về an toàn thực phẩm, chị Phong chứng kiến bà con, nhất là những người dân tộc thiểu số trong các bản sâu hồ hởi mua thuốc kích thích nhanh lớn ở các đại lý theo giới thiệu người bán mà không tìm hiểu về thành phần hay hậu quả. Đầu ruộng rau vứt đầy chai lọ hóa chất. Nguy hại nhất là thuốc diệt cỏ, ngấm vào đất và nguồn nước, để lại hậu quả lâu dài.

Đó cũng là lúc chị quyết định rời bỏ ngành sư phạm và bắt tay vào nuôi trồng nông sản sạch, trên chính diện tích đất của gia đình tại Hòa Bình. Trước hết để đảm bảo nguồn nông lương thực phẩm sạch cho chính gia đình mình. Đây cũng là công việc chị yêu thích từ nhỏ, vừa là hướng đi để chị có thể về Hòa Bình thường xuyên, tạo cho con trải nghiệm lao động từ nhỏ và kết nối đại gia đình sống và làm việc ở Hòa Bình.

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch
Chị Phong bên mảnh vườn xanh tốt do chính công sức lao động của cả gia đình tạo ra.

Trang trại xanh kết nối cả gia đình

Sẵn những kiến thức tích lũy từ người cha làm việc ở nông trường, chị Phong tự học thêm và tham gia các hội thảo, khóa học ngắn hạn về nông nghiệp tại địa phương, tham gia khóa học về An toàn nông lương thực phẩm tại tỉnh Hòa Bình. Chị cũng đến các cơ sở sản xuất nông nghiệp có chứng nhận đang làm tốt để trải nghiệm thực tế và học hỏi từ bạn bè giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, học hỏi mô hình của người Nhật, Israel và hướng mục tiêu từng bước thực hiện phương pháp hữu cơ.

“Mẹ và bạn bè ban đầu gàn lắm, nói mất bao công học hành rạc cả người để có bằng này bằng kia, thu nhập đang rất tốt tự nhiên lại đi làm nông dân. Nhưng công việc này tuy vất vả nhưng lại rất thanh thản đầu óc, đúng là điều mình cần” - chị Phong chia sẻ.

Chị bắt tay làm lại 7.000 m2 đất gia đình đang bị hoang hóa và trồng chè trên quả đồi ba mẹ khai hoang ngày xưa, hơn một năm đầu vừa làm vừa xây dựng hạ tầng. Những công việc nặng như làm cỏ, đánh luống chị thuê lao động bán nhật, còn lại tận dụng lao động trong gia đình.

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch
Bố mẹ nên tạo điều kiện cho con được tiếp xúc với môi trường tự nhiên nhiều hơn để cải thiện sức khỏe cho các bé. 

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch
Hạnh phúc của mỗi bà mẹ chính là con, cháu mình được ăn thực phẩm an toàn mỗi ngày.

“Bọn trẻ trong nhà rất yêu lao động và được trả công sòng phẳng. Gia Huy và Bờm (cháu con dì) ngoài giờ học tham gia làm cỏ, chăm chó mèo, nhổ luống rau, vận hành hệ thống tưới tiêu rồi thu hoạch, cắt rau củ quả, đóng mở cửa chuồng. Giờ làm việc là 6 - 8 giờ sáng và 5 rưỡi - 7 giờ tối, được nhận 50.000 đồng tiền công mỗi ngày. Tiếp xúc với thiên nhiên từ nhỏ, nên các con hiểu từng loại cây và trân trọng đồng tiền mình kiếm được".

Cứ đến ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, đại gia đình lại tập trung ở nông trại cùng lao động, ăn uống, Skype với cậu út đang sống ở Canada và thu hoạch rau củ về ăn.

“Sự kết nối gia đình là giá trị lớn lao nhất mà công việc này đem lại, không công việc “trăm triệu” nào đánh đổi được”- chị Phong hào hứng nói.

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch

Mục tiêu khởi nghiệp của chị Phong rất giản dị, chỉ là: Mình muốn ăn sạch thế nào thì chia sẻ với mọi người như thế. Chị bón lót cho rau bằng phân từ trùng giun, trừ sâu rệp bằng hỗn hợp ớt, tỏi, gừng. Trồng các loại rau đúng mùa để tránh sâu bệnh. Rau già thì cắt cho lợn gà ăn. Tuyệt đối không dùng cám công nghiệp chăn nuôi mà tận dụng rau củ quả thừa, nghiền mạch, xay thóc, trùng giun sấy khô. Lợn nuôi công nghiệp dùng chất tăng trưởng thì chỉ 3 - 4 tháng đã lên 1 tạ xuất chuồng, nhưng nuôi thủ công như mô hình của chị thì phải 5-6 tháng mà con to nhất cũng chỉ khoảng 70 kg.

Ngoài chuồng lợn gia đình 20 con, để tăng nguồn cung, chị đặt các hộ chăn nuôi nhỏ, mỗi nhà chỉ nuôi 4-6 con, nuôi theo phương thức của mình và đảm bảo giá thu mua cao hơn thị trường. Cách hợp tác “win-win” này được các hộ nông dân vui vẻ hưởng ứng, giúp họ cất nỗi lo bị thương lái ép giá khi lợn đến cữ xuất chuồng.

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch

Cùng MẸ “khởi nghiệp”: Bỏ thu nhập trăm triệu để nuôi trồng thực phẩm sạch
Bà mẹ hai con hạnh phúc khi tạo ra được những mảnh vườn đầy ắp thực phẩm sạch để cung cấp cho mọi người.


Giờ thì "trang trại" của chị đang cung cấp thường xuyên cho 50 hộ gia đình và là một trong các đối tác cung cấp thực phẩm cho một trường học với hơn 1.900 học sinh. Chị Phong cho biết đã phải từ chối một hệ thống mầm non lớn tại Hà Nội vì với tiềm lực kinh tế hiện nay, không thể mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo an toàn. Chị cũng đang theo học một lớp nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp toàn diện, với mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông lương thực phẩm hữu cơ.

Theo Trí Thức Trẻ

trồng rau sạch

thực phẩm sạch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.