Nguyễn Đức Kiên buôn vàng trái phép như thế nào?

Không chỉ tham vọng mở rộng đầu tư kinh doanh tài chính, bất động sản, Nguyễn Đức Kiên còn dùng nhiều thủ đoạn “lách luật” để tham gia thị trường vàng.

Không chỉ tham vọng mở rộng đầu tư kinh doanh tài chính, bất động sản, Nguyễn Đức Kiên còn dùng nhiều thủ đoạn “lách luật” để tham gia thị trường vàng.

Buôn vàng trái phép, bầu Kiên mất trắng hàng trăm tỉ đồng.

Buôn vàng trái phép, "bầu" Kiên mất trắng hàng trăm tỉ đồng.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì dưới sự chỉ đạo của “bầu” Kiên, Công ty cổ phần Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Công ty Thiên Nam) dù không được cấp phép kinh doanh vàng nhưng vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực này.

Cũng theo kết luận trên, Công ty Thiên Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 18/1/1995 và đăng ký thay đổi lần thứ 7 vào ngày 30/6/2000. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Thiên Nam là sản xuất hàng may mặc, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ, bất động sản… và không có hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng. Công ty Thiên Nam có vốn điều lệ là 11 tỉ đồng, trong đó “bầu” Kiên góp 1,65 tỉ đồng và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty.

Dưới sự chỉ đạo của “bầu” Kiên, ngày 30/11/2009, ông Lê Quang Trung (người được bổ nhiệm vào chiếc ghế Tổng giám đốc Công ty Thiên Nam từ cuối năm 1998) ký thỏa thuận với Ngân hàng Vietbank về việc chuyển giao và tiếp tục thực hiện Hợp đồng kinh doanh vàng trạng thái do Vietbank ký với ACB.

Trạng thái lúc chuyển giao là bán 150.000 Ounce (tương đương 113.985 lượng vàng) và mua 6.250 Ounce (tương đương 4.749 lượng vàng) do Vietbank đã thực hiện từ trước. Như vậy, sau khi ký hợp đồng chuyển giao này, Công ty Thiên Nam sẽ phải mua về 150.000 Ounce và bán ra 6.250 Ounce.

Sau đó, Công ty Thiên Nam tiếp tục ký hợp đồng mua trạng thái vàng của ACB với quy mô giao dịch là 150.000 Ounce với hạn mức chặn lỗ là 10 triệu USD (tức phải bán ra lượng vàng là 150.000 Ounce). Căn cứ theo hợp đồng này, ngày 5/12/2009, Hội đồng quản trị của Công ty Thiên Nam đã họp và ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên thực hiện giao dịch vàng trạng thái của Công ty thông qua hệ thống điện thoại ghi âm tại ACB. Trong năm 2009, “bầu” Kiên đã thực hiện đặt lệnh tất toán vàng trạng thái mua 6.250 Ounce nhận từ Vietbank và từ 10/12/2009 đến 30/4/2010, “bầu” Kiên đã thực hiện 4 lệnh đặt bán 75.000 Ounce và 9 lệnh đặt mua 70.000 Ounce.

Cũng trong ngày 10/12/2009, Nguyễn Đức Kiên đại diện cho Công ty Thiên Nam ký các hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính thông qua kinh doanh vàng với các ông Lê Quang Trung và ông Vũ Trần Tiến Anh (người giữ chức Tổng giám đốc Công ty Thiên Nam từ tháng 11/2011) ủy thác cho Công ty Thiên Nam kinh doanh vàng với quy mô ngoài nước là 75.000 Ounce, trong nước là 18.750 Ounce. Điều kiện thực hiện hợp đồng là các ông Quang Trung và Tiến Anh phải đầu tư 150 tỉ đồng vào ACB và thực tế, số tiền này đều do Nguyễn Đức Kiên bỏ ra.

Đến ngày 15/9/2011, Công ty Thiên Nam ký phụ lục hợp đồng với ông Lê Quang Trung, Vũ Trần Tiến Anh về việc thống nhất chuyển quyền đầu tư tài chính giữa công Trung với Công ty Thiên Nam sang cho ông Tiến Anh với Công ty Thiên Nam.

Hành vi kinh doanh trái phép này của Nguyễn Đức Kiên đã gây thiệt hại lớn cho cả Công ty Thiên Nam và ACB. Theo kết luận điều tra của cơ quan điều tra thì, đến ngày 30/7/2010 (thời điểm Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tất toán các tài khoản giao dịch vàng ở nước ngoài), Công ty Thiên Nam đã thực hiện 49 giao dịch bằng 150.000 Ounce để đóng tài khoản đã ủy thác. Nhưng vì giá vàng ở thời điểm bán thấp hơn ở thời điểm mua nên Công ty Thiên Nam đã lỗ 21,4 triệu USD.

Ngoài ra, Công ty Thiên Nam còn tham gia kinh doanh vàng trong nước với số lượng mua bán là 37.500 lượng vàng SJC và lỗ hơn 9,6 tỉ đồng; kinh doanh vàng ngoài nước với lượng mua bán là 75.000 Ounce và lỗ hơn 4,9 tỉ đồng. Như vậy, tổng cộng Công ty Thiên Nam đã lỗ từ các giao dịch vàng vật chất và vàng trạng thái là hơn 433 tỉ đồng.

Như vậy, thông qua các hợp đồng đã ký với Vietbank, ACB, Công ty Thiên Nam mà thực chất là “bầu” Kiên đã thực hiện các hoạt động giao dịch vàng với số lượng là 150.000 Ounce. Và đây được xem là một trong những yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép của “bầu” Kiên.

Điều này cũng được cơ quan điều tra xác định: Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Thiên Nam kinh doanh vàng không đúng với nội dung đã đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có giấy phép riêng về kinh doanh vàng, lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức để kinh doanh vàng với giá trị đặc biệt lớn.

“Hành vi của Nguyễn Đức kiên đã đủ yếu tố cấu thành tội Kinh doanh trái phép, quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự” – cơ quan điều tra kết luận.

Theo PetroTimes




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.