- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Thằng ở tù về” thành… tỷ phú
Họ nhìn Huy với con mắt lạnh nhạt, họ bảo tốt nhất là tránh xa “thằng ở tù về”.
Họ nhìn Huy với con mắt lạnh nhạt, họ bảo tốt nhất là tránh xa “thằng ở tù về”. Ngay cả đến những người thân của Huy cũng không mấy ai dám đặt niềm tin vào một đứa ngổ ngáo như Huy.
Nguyễn Phạm Thiên Huy
Đứa con bất trị
Nguyễn Phạm Thiên Huy sinh năm 1984, là con út trong một gia đình khá giả ở 107 Nguyễn Chí Thanh - TP. Huế. Từ nhỏ, Huy được gia đình hết sức chiều chuộng, đặt nhiều hy vọng. Nhưng chính sự chiều chuộng đó đã làm cho Huy chểnh mảng việc học và lao vào những thói hư tật xấu. Ngay từ khi đi học, Huy đã tỏ ra là kẻ bất cần, thường xuyên gây sự với chúng bạn, không biết sợ ai. Chỉ cần đứa trẻ nào làm Huy thấy “ngứa mắt” là đánh. Càng lớn Huy càng trở nên lì lợm, ngang ngược hơn. Chán quậy ở trường, Huy nghĩ ra nhiều cách trêu trọc, quậy phá ở địa phương khiến nhiều lần bố mẹ phải “muối mặt” đi xin lỗi hàng xóm vì… con dại cái mang.
Với những trò quậy phá không “đụng hàng” của mình, Huy ngày càng tỏ ra bất trị. Mọi người thành ra “ngán” Huy nên bỏ mặc con muốn làm gì thì tùy. Khi đang học lớp 10, một người bạn rủ đi “rửa hận” hộ và Huy đã chấp nhận để ra oai. Trong trận hỗn chiến đó, Huy bị lĩnh án 6 tháng tù giam vì tội “Cố ý gây thương tích”, phải chấp hành án tại nhà giam Thừa Phủ. Huy tâm sự: “Lúc đó, mọi người đều coi tôi bất trị, nên cứ để cho pháp luật trị. Tôi cũng bị coi như đồ bỏ đi rồi, chỉ có mẹ tôi vẫn còm cõi thường xuyên đến thăm và mang cho tôi những quyển sách viết về kiến trúc, đồ cổ, cây cảnh. Chấp hành án tại nhà lao tôi mới thấm thía câu nói “Một ngày ở tù, nghìn thu ở ngoài”. Nhưng chính trong sự hỗn độn của nhà giam đã dạy cho tôi biết bao điều, đó là ước mơ lương thiện, cách sống làm người, cách kiếm miếng ăn...”.
Nguyễn Phạm Thiên Huy sinh năm 1984, là con út trong một gia đình khá giả ở 107 Nguyễn Chí Thanh - TP. Huế. Từ nhỏ, Huy được gia đình hết sức chiều chuộng, đặt nhiều hy vọng. Nhưng chính sự chiều chuộng đó đã làm cho Huy chểnh mảng việc học và lao vào những thói hư tật xấu. Ngay từ khi đi học, Huy đã tỏ ra là kẻ bất cần, thường xuyên gây sự với chúng bạn, không biết sợ ai. Chỉ cần đứa trẻ nào làm Huy thấy “ngứa mắt” là đánh. Càng lớn Huy càng trở nên lì lợm, ngang ngược hơn. Chán quậy ở trường, Huy nghĩ ra nhiều cách trêu trọc, quậy phá ở địa phương khiến nhiều lần bố mẹ phải “muối mặt” đi xin lỗi hàng xóm vì… con dại cái mang.
Với những trò quậy phá không “đụng hàng” của mình, Huy ngày càng tỏ ra bất trị. Mọi người thành ra “ngán” Huy nên bỏ mặc con muốn làm gì thì tùy. Khi đang học lớp 10, một người bạn rủ đi “rửa hận” hộ và Huy đã chấp nhận để ra oai. Trong trận hỗn chiến đó, Huy bị lĩnh án 6 tháng tù giam vì tội “Cố ý gây thương tích”, phải chấp hành án tại nhà giam Thừa Phủ. Huy tâm sự: “Lúc đó, mọi người đều coi tôi bất trị, nên cứ để cho pháp luật trị. Tôi cũng bị coi như đồ bỏ đi rồi, chỉ có mẹ tôi vẫn còm cõi thường xuyên đến thăm và mang cho tôi những quyển sách viết về kiến trúc, đồ cổ, cây cảnh. Chấp hành án tại nhà lao tôi mới thấm thía câu nói “Một ngày ở tù, nghìn thu ở ngoài”. Nhưng chính trong sự hỗn độn của nhà giam đã dạy cho tôi biết bao điều, đó là ước mơ lương thiện, cách sống làm người, cách kiếm miếng ăn...”.
Sự ân hận
Mãn hạn tù trở về quê hương, tiếng xấu về Huy vẫn không dứt. Nhiều người nghĩ rằng thả gã ra chẳng khác gì thả hổ về rừng. Bố, anh em, hàng xóm vẫn nhìn Huy với con mắt lạnh nhạt, nhiều người thấy bóng dáng “thằng ở tù về” là tránh. Huy không giận họ mà trái lại, thấy buồn vì mình đã từng lỗi lầm, điều đó giúp anh có thêm quyết tâm để làm lại từ đầu. Huy bắt tay ngay vào những dự định là ngày đi học, tối lại cặm cụi theo thầy học nghề. Biết chẳng ai tin tưởng cho mình vay vốn làm ăn lớn ngay nên với chút vốn ít ỏi của mình, Huy tìm cách làm ăn nhỏ nhưng may mắn có hiệu quả ngay.
Với kiến thức được học, được dạy, Huy đi khắp nơi tìm mua những cây cảnh về trồng, tạo dáng, sau đó thì mang đi bán. “Tích gió thành bão” cho đến khi có số vốn nhất định Huy quay sang buôn chậu cảnh, trâu bò và chứng tỏ với mọi người mình đang làm lại cuộc đời.
Nhờ đi khắp nơi mua cây cảnh mà anh có cơ hội được tiếp xúc với những đường nét chạm trổ tinh xảo trên những ngôi nhà Rường ở Huế. Chính việc tiếp xúc thường xuyên này đã khơi dậy trong anh niềm đam mê. Huy nghĩ ngay đến việc xây mới và phục dựng nhà Rường cổ. Ban đầu, anh đã đi thu gom tất cả các khúc gỗ từ những nhà Rường bị vứt bỏ về nghiên cứu, tìm gặp những nghệ nhân, những thợ giỏi về chạm trổ để học, tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu, rồi tự mày mò học cách chạm trổ, lắp ghép... Hơn 2 năm sau, khi tay nghề khá vững thì cũng là lúc phong trào xây nhà Rường, phục chế nhà Rường để làm kinh doanh của các đại gia trên đất Huế và nhiều địa phương khác nở rộ đã thúc giục anh phải thành lập đội thợ của riêng mình. Huy nhớ lại: “Nói thì đơn giản vậy thôi nhưng để làm được đâu phải dễ vì khi ấy tôi mới 20 tuổi, vốn liếng không có nhiều lại mang tiếng là kẻ ngỗ ngược, từng vào tù ra tội. Nhiều người được tôi mời về làm việc với mức lương hậu hĩnh nhưng họ đã chỉ thẳng vào mặt tôi mà rằng “tau mà phải làm thuê cho mi à?”.
Sự ân hận, sự nhẫn nại của Huy đã có tác dụng là dần dần lấy lại được niềm tin của mọi người. Anh đã thuyết phục được một số thợ giỏi để cùng đi làm. Có đội thợ rồi, anh lại gặp phải khó khăn khác đó là không ai tin tưởng giao cho mình ngôi nhà cổ để cho một người trẻ tuổi phục dựng, không đại gia nào dám bỏ ra cả đống tiền để cho một kẻ không được đào tạo qua trường lớp. Suy nghĩ mãi cuối cùng anh đã nghĩ ra cách là đi mua những ngôi nhà cổ, gỗ cũ về phục chế lại, dựng thành khung rồi chụp ảnh đem đi “chào hàng” cùng với cam kết “Nếu phục dựng hỏng sẽ bồi thường, làm mới xong nếu không đẹp thì không lấy tiền”. Cuối cùng thì anh cũng tìm cho mình được những hợp đồng chỉ một vài chục triệu, tạo động lực làm những hợp đồng lớn hơn.
Năm 2005, Huy được ông chủ tiệm vàng Duy Mong tin tưởng, ký hợp đồng xây khu nhà Rường “Tịnh tâm kim cổ” với giá 5 tỷ. Khi ấy anh mới chỉ 21 tuổi, hợp đồng nói rõ, khi nào giao chìa khóa mới thanh toán tiền. Ngay sau khi ký được hợp đồng, anh phải đích thân đến đo đạc khu đất, lên kế hoạch sắp xếp từng khu nhà, khu non bộ, cây cảnh như thế nào… Để giao nhà đúng hợp đồng, anh đã huy động hơn 200 thợ làm trong 3 tháng thì xong. Khi nhận nhà, thấy bố cục không gian hài hòa, những nét chạm khắc rồng phượng tinh xảo, chủ nhà còn thưởng thêm cho anh một khoản tiền lớn. Cũng từ đây, tên tuổi của anh cũng được nhiều người biết đến, những hợp đồng cũng ngày càng nhiều hơn. Huy đã phục dựng một số công trình lớn ở Huế như chùa Châu Lâm, Diệu Ngộ, Huyền Trân Công Chúa… Có điều kiện Huy mở thêm xưởng mộc ở Sài Gòn, Quảng Trị, An Giang và dự tính sẽ mở rộng hoạt động ra cả nước. Số thợ chính quy làm việc thường xuyên cho Huy đã lên đến hơn 80 người.
Ước mơ tạo công ăn việc làm cho nhiều người, kể cả những người tàn tật, từng lầm lỗi cũng được ông chủ 8X đón về tạo nghề. Trong số đó có những người đã từng ở tù đến hơn 10 năm. Huy cũng xót xa cho những di tích cổ bị tàn phá bởi mưa nắng và thời gian khắc nghiệt, nhiều di tích bị “tân trang” không còn đẹp như ban đầu nữa. Anh ước trả lại những vẻ đẹp vốn có cho di tích bằng việc phục dựng một cách bài bản và chuyên nghiệp. Trẻ và táo bạo, năng động và sáng tạo, Huy đã tìm thấy mình và giá trị bản thân, để lấy lại niềm tin trong mắt mọi người.
Theo An ninh Thủ đô
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.