- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ cần… thôi lo cho con
Làm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
Đến cả hôn nhân của mình cũng có quá nhiều nỗi âu lo. Nếu ngồi liệt kê ra hẳn ai cũng có cả một danh sách nỗi lo dài thượt. Có thể gác lại âu lo nào chứ lo cho con cái thì khó mà gác lại được.
Nhưng cha mẹ ơi, thử gác lại âu lo vài hôm được không? Bởi lo lắng của chúng ta lại thành áp lực lên con cái đấy. Lo lắng sinh ra bất an. Mà bất an sẽ lây lan khủng khiếp.
Tôi từng tham gia khá nhiều cuộc tọa đàm mà ở đó, con cái nói rằng: Lẽ ra con không căng thẳng đến mức đó, áp lực đến mức đó. Nhưng con thấy ba mẹ con lo lắng quá khiến con căng thẳng hơn, áp lực hơn. Càng thương cha mẹ, lũ trẻ càng có xu hướng tự tạo áp lực cho bản thân.
Trước kỳ thi, con gái út tôi lo lắng lắm. Nhưng là lo kết quả kỳ thi khiến bố mẹ buồn. Dù vợ chồng tôi luôn nói rằng kết quả không quan trọng với bố mẹ. Nhưng như một báo đáp từ lòng yêu bố, yêu mẹ, cô bé biến nó thành động lực của mình.
Thành công là khoe ngay với bố mẹ. Thất bại là cảm thấy phụ lòng bố mẹ. Tôi đã rất cố gắng tách rời việc đó ra khỏi con mình bằng việc… mặc kệ con.
Biến việc học hành của con thành trách nhiệm của con. Bố mẹ chỉ là người hỗ trợ, trợ giúp khi con lên tiếng. Thất bại hay thành công vẫn tổ chức ăn uống chúc mừng như nhau.
Cùng con vượt qua kỳ thi, cha mẹ cần làm là hãy trở thành chỗ dựa cho các con. Để những lo lắng của các con, những bất an, những sợ hãi, những áp lực, những hồi hộp… chỉ cần nhìn về phía bố mẹ là các con thấy được giải tỏa.
Hãy cười nhiều hơn, hãy giúp con bật cười. Khi các con cười được thì mọi khúc mắc trong lòng cũng sẽ theo đó mà tiêu tan. Là vững tin khi có cha mẹ. Biến việc đưa con đi thi là một chuyến đi vui vẻ thay vì nhắc đủ thứ, trách con quên nhớ, dặn dò đủ chuyện hay kể cả những tào lao kiểu: Con gái bố, con trai bố làm tốt mà, bố tin ở con.
Có khi những câu nói đó càng khiến con thấy nặng nề hơn. Hãy cứ nói những chuyện vui thôi. Kiểu ngày xưa bố cũng được ông bà nội đưa đi thi thế này hay nhìn những nhà người khác kìa, hạnh phúc nhờ… Là những thư giãn nhẹ nhàng kéo con ra khỏi nỗi lo. Bên cạnh đó, hãy giúp con chuẩn bị thật tốt.
Con thi xong cũng vậy. Đừng hỏi con làm bài tốt không? Hãy hỏi con tâm trạng của con thế nào? Nếu là tốt lắm bố mẹ ạ thì hãy bàn về việc thi. Bằng con bảo: Chả tốt. Rất tệ. Thì hãy bảo con, nó đã xong rồi, ta hãy chỉ cần nghĩ về trận đấu tới thôi.
Đừng phân tích rút kinh nghiệm làm gì. Cái đó để sau đi. Tiêu hóa một nỗi buồn cũng cần thời gian chứ không phải ngay lập tức. Hướng về tương lai cũng chính là cách để tiêu hóa nỗi buồn đã xảy ra vì chúng ta không có cách nào sửa lại được.
Qua từng trận đấu thay vì nghĩ về cả cuộc chiến. Kể cả thất bại liên tiếp cũng không phải trời đã sụp xuống, nhớ giùm nhé các cha mẹ ơi!
Chúng ta luôn phải trở thành người đưa giải pháp chứ không phải là người phân tích trận đấu và càng không phải "Bố nói con chả nghe cơ" hay "Mẹ biết ngay mà, con là hay sai vậy lắm". Đừng tạo ra thêm áp lực khi con đang có tâm trạng tồi tệ.
Kết thúc những ngày thi, hãy lên đường. Không đi chơi xa thì một bữa ăn uống tại nhà cũng vui. Bên cạnh đó, hãy tìm giải pháp. Nếu con không đạt, chúng ta cần làm gì, đợi sau khi có kết quả thì bàn với con. Hãy biến khoảng thời gian từ khi thi xong đến khi có kết quả thành chuỗi ngày vô lo.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ8 giờ trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcNấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBao nhiêu cha mẹ chịu nói lời xin lỗi sau khi đã mắng oan con? Nói xin lỗi con có khó với cha mẹ không? Nói xin lỗi con có làm mất đi cái uy của cha mẹ? Chúng ta chẳng ai là hoàn hảo. Hành trình làm cha mẹ của chúng ta cũng vậy, nào phải mọi thứ ta làm với con đều là đúng đắn?
-
Làm mẹ3 ngày trướcRối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trẻ mắc bệnh có những biểu hiện hành vi tăng hoạt động và giảm chú ý nhiều hơn rõ rệt so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của trẻ sau này, ThS.BS. Lê Công Thiện (Viện Sức khỏe tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ em cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là qua lời nói. Nên việc lựa chọn những từ ngữ phù hợp để dạy con cũng là cách giúp con trưởng thành tốt nhất.
-
Làm mẹ5 ngày trướcViêm tủy răng là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, mất răng sớm hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.
-
Làm mẹ5 ngày trướcThời tiết lạnh giá của mùa đông có một số ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu và cơ chế điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc giữ ấm đúng cách cho trẻ là điều mà cha mẹ cần lưu tâm.
-
Làm mẹ6 ngày trướcKhoảng 4 tháng trước, bệnh nhi bị bỏng hơi nước từ nồi cơm điện. Dù đã được chăm sóc bỏng và ghép da ban đầu, tuy nhiên trẻ vẫn gặp di chứng bỏng gây ra tình trạng sẹo co kéo bàn tay.
-
Làm mẹ02/01/2025- Mỗi đứa trẻ sinh ra đều sẽ được đăng ký và cấp giấy khai sinh theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Khi làm giấy khai sinh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý điều gì?
-
Làm mẹ01/01/202530 phút đầu tiên của năm mới, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã chào đón 11 'công dân nhí' bằng phương pháp sinh thường và sinh mổ. Thời khắc đặc biệt này đã làm cho cả ê kíp trực và gia đình hân hoan, vui sướng.
-
Làm mẹ01/01/2025Khám phá tầm quan trọng của kiên trì trong học tập và giáo dục sớm cho trẻ em.