Khảo sát nhóm học sinh thi đại học đạt điểm cao phát hiện: Không phải gia thế, đây mới là 3 điểm chung quyết định thành công

Nhóm thí sinh này xuất thân khác nhau nhưng đều có điểm chung từ phương pháp giáo dục của cha mẹ.

Một trường đại học tại Trung Quốc từng tiến hành khảo sát, phân tích 68 thí sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học Cao khảo qua các năm. Họ nhận ra nhóm học sinh này có xuất thân với điều kiện kinh tế khác nhau nhưng có nhiều điểm tương đồng, nhất là trong phương pháp giáo dục của gia đình.

Bố mẹ trở thành tấm gương cho con

Từ khi chào đời, trẻ đã có xu hướng bắt chước những gì cha mẹ làm. Cha mẹ có nhiều thói quen, lối sống và suy nghĩ lành mạnh sẽ ảnh hưởng tích cực đến con. Hành động thực tế từ phụ huynh sẽ hiệu quả hơn việc chỉ dạy con bằng lời nói.

Khảo sát nhóm học sinh thi đại học đạt điểm cao phát hiện: Không phải gia thế, đây mới là 3 điểm chung quyết định thành công-1

Đổng Kế Dương, thí sinh đạt điểm cao nhất tỉnh An Huy (Trung Quốc) trong kỳ thi đại học năm 2014 cho biết bản thân cô cũng có những lúc chán học, không muốn đọc thêm trang sách nào. Những lúc như vậy, bố mẹ cô sẽ tắt TV và ngồi đọc sách. Đổng Kế Dương vì thế cũng có thêm động lực để ngồi vào bàn học.

Một học sinh đỗ điểm cao tại ĐH Thanh Hoa cũng từng nói rằng cậu biết ơn vì học được phẩm chất tốt từ cha mẹ, chính là việc không bỏ cuộc mỗi khi gặp thử thách.

Bố mẹ để cho con tự lập thay vì kèm cặp quá kỹ

Nhiều học sinh trong nhóm đạt điểm cao này mô tả cha mẹ họ là người rất thoải mái, tin tưởng cho con tự lập và không phải mẫu phụ huynh nghiêm khắc. Điều này giúp họ cảm thấy được là chính mình khi ở cạnh bố mẹ và sẵn sàng chia sẻ về mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu phụ huynh quá chăm chút sẽ dẫn đến trẻ bị ỷ lại, phụ thuộc vào gia đình.

Khảo sát nhóm học sinh thi đại học đạt điểm cao phát hiện: Không phải gia thế, đây mới là 3 điểm chung quyết định thành công-2

Để con có thể tự lập ở độ tuổi trung học, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành thói quen tốt từ khi còn nhỏ. Mẹ của Khúc Xuân, thí sinh đạt điểm cao nhất tỉnh Vũ Hán, nói rằng khi con lên cấp 3, bà hiếm khi phải lo lắng cho con.

Ngay từ khi Khúc Xuân học tiểu học, bà đã tạo điều kiện để con có thói quen đọc sách. Mỗi khi con được điểm cao, mẹ sẽ thưởng cho con gái một cuốn sách. Từ đó hình thành đam mê học hỏi không ngừng, tự giác học tập giúp Khúc Xuân đạt kết quả tốt trong kỳ thi đại học.

Bố mẹ ủng hộ sở thích, năng khiếu của con

Thí sinh Giang Cao Côn đạt 695/750 điểm trong kỳ thi Cao khảo năm 2022 chia sẻ bản thân có đam mê với thể thao, đặc biệt là bóng đá và cha cậu hoàn toàn ủng hộ. Sinh viên ĐH Thanh Hoa Ngô Nhất Thư thích viết thư pháp, xuất hiện trên sân khấu của "Hội nghị thơ ca Trung Quốc" năm 16 tuổi.

Nam sinh Mạnh Linh Hạo ghi danh ĐH top 1 Trung Quốc với số điểm 711/750 cũng được bố mẹ cho học đàn cello từ tiểu học, mỗi ngày đều chơi đàn 2 tiếng. Yên Dịch Cẩm đứng đầu về điểm thi ngành nghệ thuật của tỉnh Hồ Bắc thích vẽ từ khi còn nhỏ. Cha mẹ cùng cô học vẽ, đến Bảo tàng nghệ thuật hàng tháng, ủng hộ cả việc con xem hoạt hình và đọc truyện tranh.

Khảo sát nhóm học sinh thi đại học đạt điểm cao phát hiện: Không phải gia thế, đây mới là 3 điểm chung quyết định thành công-3

Nhiều phụ huynh cho rằng học và sở thích thể thao, âm nhạc, hội hoạ… là 2 phạm trù khác nhau. Tuy nhiên để đạt được đến trình độ cao khi chơi thể thao hay tập đàn đòi hỏi một người phải duy trì sự tập trung, kỷ luật và kiên trì. Những phẩm chất này bổ trợ tốt cho quá trình học tập, còn giúp học sinh giải toả stress sau giờ học căng thẳng. Cha mẹ có thể giúp con khám phá đam mê từ sớm, từ đó định hướng tốt hơn cho tương lai sau này.

Theo Đời sống & Pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khao-sat-nhom-hoc-sinh-thi-ai-hoc-at-iem-cao-phat-hien-khong-phai-gia-the-ay-moi-la-3-iem-chung-quyet-inh-thanh-cong-a423487.html

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.