5 bài học bạn nên dạy trẻ nếu muốn con thành công và hạnh phúc trong tương lai

Hai cột mốc thời gian quan trọng để phát triển các kỹ năng này là 3-5 tuổi và 13-26 tuổi.

Tất cả những người làm cha mẹ đều mong muốn con của mình thành công trong cuộc sống. Thành công không chỉ là có một công việc tốt, có thu nhập ổn định mà còn phải có cuộc sống hạnh phúc. Vậy làm thế nào để có thể biến điều đó thành hiện thực. Gần đây, các chuyên gia của ĐH Harvard đưa ra 5 kỹ năng mấu chốt trong cuộc sống, mà cha mẹ nên dạy con nếu muốn các con thành công và hạnh phúc.

Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT), người được rất nhiều phụ huynh tin tưởng trên hành trình làm cha mẹ của mình, có 2 cột mốc thời gian quan trọng để phát triển các kỹ năng này là 3-5 tuổi và 13-26 tuổi.

5 kỹ năng mấu chốt này là gì?

1. Biết lập kế hoạch

Cho trẻ chọn 1 trò chơi hay 1 loại hoạt động và khuyến khích trẻ lập kế hoạch cho nó. Ví dụ, khi nào, ai tham gia, và chơi ở đâu.

Ví dụ: Cuối tuần này mẹ và con cùng nấu món mì ý nhé. Bạn và trẻ tập hợp danh sách những thứ cần mua, đi mua sắm, xem qua công thức cùng nhau và giúp trẻ hiểu tất cả các bước.

2. Tập trung

Các hoạt động có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tập trung là vẽ tranh, lắp ghép, đọc sách cùng nhau. Khi đọc sách, bạn nên tương tác để trẻ tập trung vào câu chuyện, không nhất thiết phải toàn bộ, mà chỉ cần 1 vài điểm. Ví dụ con thỏ gặp được bao nhiêu người bạn tốt trên đường về nhà con nhỉ?.

5 bài học bạn nên dạy trẻ nếu muốn con thành công và hạnh phúc trong tương lai-1
Đừng quên 5 kỹ năng này sẽ giúp con luôn thành công và hạnh phúc. Ảnh minh hoạ.

3. Biết cách kiểm soát bản thân

Là trẻ biết cách kiểm soát cách trẻ phản ứng lại với không chỉ cảm xúc mà còn với các tình huống căng thẳng.

Khi trẻ chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật nào bị té (mặc dù chỉ là ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng), trẻ khóc, và tiếng khóc bắt đầu lớn hơn khi thấy bạn gần đó.

Thông thường, cha mẹ sẽ ngay lập tức bế trẻ dậy và "đánh chừa" vào vật dụng làm bé ngã và nói rằng "mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này..." và bé sẽ nín khóc nhanh.

Gs. Kelly, chuyên gia nghiên cứu não bộ khuyên: Việc xử lý sai ở trên là một cách dạy bé đổ lỗi công khai cho người khác (ở đây là cái ghế), bé hiểu rằng bé không bao giờ sai và bạn cũng không ngạc nhiên rằng: khi bé bị vậy lần 2, bé lại khóc và đợi bạn bênh vực bé. Đừng nghĩ xử lý hành vi này là vô hại, đó là cách dạy cho bé hành vi thiếu tự tin trong tình huống của cuộc sống. Các bé trước 5 tuổi cần sự khuyến khích yêu thương của cha mẹ để đối phó với nhiều tình huống khác nhau nhưng không phải ở dạng là bé luôn được bảo vệ. Trước tình huống này, cha mẹ nên làm gì?

Thứ 1, đến bên bé ngay khi bé ngã, nhưng tạo cho bé có thời gian để tự đứng dậy (2-3 phút), dùng lời nói khuyến khích bé đứng hoặc ngồi dậy. Nếu bé vẫn không ngồi dậy thì bạn đến đỡ nhưng cố để bé dùng lực bản thân để ngồi dậy.

Thứ 2, khi bé ngồi dậy, bé thường chỉ vào vật dụng làm bé ngã hoặc khóc lớn hơn. Bạn không để ý đến vật dụng bé chỉ, mà xoa dịu để bé không khóc. Khi bé dừng khóc, bạn dẫn bé (không bế bé) đến bên cái ghế và nói với bé với khuôn mặt nghiêm nghị: lần sau con đi/chạy nhớ chú ý đến cái ghế nằm đây nhé, nếu không chú ý, con lại bị ngã đau nữa".

Làm tốt 2 điều này sau 1 vài lần, bạn sẽ ngạc nhiên khi té ngã sẽ chỉ khóc 1-2 tiếng và tự đứng dậy, bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì bé đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc cho bản thân của mình.

4. Trở nên có nhận thức về thế giới

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều người sống chỉ biết có bản thân, hoặc chỉ sống trong thế giới ảo, mạng xã hội. Nó không mang lại cho họ cảm giác của cuộc sống thực và họ không thể hạnh phúc.

Trẻ không chỉ được dạy để ý đến những người xung quanh, các tình huống, con người, động vật xung quanh trẻ, mà bạn còn phải dạy trẻ cách để tham gia và hòa nhập vào nó.

Ví dụ, trẻ được khuyến khích tham gia các cuộc đi bộ thể dục của trường, chăm sóc cún bị bệnh.

Trẻ cũng cần được dạy để nhận thức liệu việc làm của con có gây ảnh hưởng đến người khác không. Ví dụ như việc gõ cửa nhà một người nào đó, trẻ cần được dạy để nhận biết có nên gõ cửa lúc giờ này không, gõ bao nhiêu lần.

5. Biết linh hoạt

Trẻ cần được dạy để biết rằng không phải lúc nào cũng nói lời từ chối với người khác nếu thực sự trẻ làm được và có thể giúp họ.

Và đồng nghĩa trẻ cũng sẽ cần hiểu không phải lúc nào người khác cũng đồng ý với trẻ.

Đó là sự linh hoạt. Khi trẻ nhận ra sự linh hoạt là một phần của tự nhiên, trẻ sẽ biết cách sống linh hoạt, thông cảm và yêu thương con người hơn.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn là chuyên gia tư vấn về y học bộ gen, hiện là Ủy Viên Cấp Cao tại Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) kiêm Phó Tổng Biên Tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard.

Anh Nguyễn là diễn giả khách mời (keynote speaker) cho nhiều hội thảo khoa học lớn tại Anh và Châu Âu. Những công trình nghiên cứu của ông tập trung giải thích các khái niệm sâu sắc về dinh dưỡng cá nhân hóa dựa trên bộ gen mỗi người cũng như y học lối sống trong sự khác biệt giữa người châu Âu và châu Á tại Vương quốc Anh.

Ngoài ra, bác sĩ còn nhận được nhiều sự yêu mến của các bậc phụ huynh trong lĩnh vực nuôi dạy con cái và đồng hành cùng con trên hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy gian nan này.

 

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/5-bai-hoc-ban-nen-day-tre-neu-muon-con-thanh-cong-va-hanh-phuc-trong-tuong-lai-2220212411181244797.htm

Cách dạy con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.