Nữ sinh 16 tuổi nhảy sông tự tử may được người qua đường kéo lên, câu đầu tiên em nói ra khiến mọi bậc cha mẹ phải suy nghĩ

Làm cha mẹ, nuôi dạy con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản, nhưng cũng phải tùy năng khiếu của trẻ mà dạy dỗ.

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình học hành giỏi giang để sau này có tương lai tươi sáng. Dẫu biết rằng đại học không phải con đường duy nhất để thành công, nhưng tri thức vẫn được xem là con đường bền vững nhất. Cũng vì điều này mà nhiều cha mẹ tạo áp lực quá mức cho con cái, khiến nhiều hậu quả đau lòng xảy ra.

Một vụ việc tại Trung Quốc mới đây đã khiến rất nhiều bậc phụ huynh phải suy nghĩ lại cách giáo dục con của mình. Cụ thể, mới đây truyền thông đất nước tỷ dân đưa tin về vụ việc một nữ sinh 16 tuổi ở thị trấn Trú Mã Điếm, Hà Nam nhảy sông. Rất may người qua đường đã phát hiện và lập tức kéo em này lên kịp thời.

Khi được cứu, nữ sinh này chống đối quyết liệt, vùng vẫy và gào khóc một cách tuyệt vọng, ầm ĩ, luôn miệng nói: "Đừng cứu em, em không muốn sống nữa". 

Nữ sinh 16 tuổi nhảy sông tự tử may được người qua đường kéo lên, câu đầu tiên em nói ra khiến mọi bậc cha mẹ phải suy nghĩ-1
Nữ sinh nhảy sông được mọi người cứu kịp thời.

Sau khi tâm trạng của nữ sinh này ổn định hơn, mọi người mới hỏi em xem chuyện đã xảy ra và định báo cho bố mẹ em đến. Ngay khi nữ sinh này nghe tới bố mẹ, em đã vội vàng van xin mọi người: "Nếu bố mẹ em biết sẽ đánh chết em mất. Em không muốn sống cùng họ nữa". 

Gặng hỏi tiếp, nữ sinh này mới kể lại, bố mẹ em có yêu cầu rất cao với việc học của con, hy vọng con có thể lọt vào top 10 của lớp. Nữ sinh này sắp thi đại học nên bố mẹ em gây áp lực rất lớn. Em bị bố mẹ đánh mắng, không chịu nổi áp lực nên quyết định nhảy sông tự tử. 

Mặc dù sau đó, nữ sinh này đã từ bỏ ý định tự tử nhưng em khăng khăng không muốn cho bố mẹ biết chuyện. Nhìn thấy biểu hiện của nữ sinh, nhiều người không đành lòng nhưng nếu không nói với bố mẹ em thì sự việc sẽ không được giải quyết, lại sợ sau này em có thể gặp rắc rối nên quyết định thông báo cho người nhà em.

Sau khi vụ việc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, rất nhiều ý kiến đã nổ ra. Một số cư dân mạng cho rằng, lớp trẻ bây giờ tinh thần quá yếu, không chịu được căng thẳng, tìm đến cái chết vì những chuyện vặt vãnh mà không nghĩ đến bố mẹ. 

Thực chất, suy nghĩ như vậy rõ ràng là sai lệch. Giáo dục không phải một sớm một chiều, học lực không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá một đứa trẻ ngoan hay không và cha mẹ nên suy ngẫm về điều đó.

Làm cha mẹ, nuôi dạy con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản, nhưng cũng phải tùy năng khiếu của trẻ mà dạy dỗ. Chúng ta cố gắng rèn luyện con cái thành "nhân tài", nếu không thành "nhân tài" thì phải rèn luyện thành "nhân". 

Thực tế rất nhiều bậc cha mẹ khác đang bắt con sống theo kỳ vọng của mình mà chưa từng lắng nghe xem con cần gì, muốn gì?

Kỳ vọng đôi khi gây áp lực cho con cái. Nếu cha mẹ có những kỳ vọng dành cho con thực tế và ở mức khuyến khích thì đó là điều tích cực. Trong trường hợp ngược lại, không chỉ con trẻ mà chính cha mẹ cũng thấy mệt mỏi, áp lực. Nó còn gây ra những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý bình thường của con.

Hãy để con tự do sáng tạo, theo đuổi mục tiêu và làm những điều mình thích. Như vậy con sẽ thành công, có cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải quan tâm đến những thay đổi tâm lý của con cái, kịp thời khuyên bảo, ngăn ngửa con làm những việc dại dột. Nếu để đến khi xảy ra tai nạn mới hối hận thì đã quá muộn. 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/nu-sinh-nghi-dai-dot-vi-bi-cha-me-tao-ap-luc-hoc-tap-20230509115907087.htm?fbclid=IwAR2C_DU39BdMZOLNQ7r4GJIAnxQEhyNXOjs-4EcpPd4zrY9iboLnfDRi-wM

Nuôi Dạy Con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.