Ông bố đến đón con trai tan học, chỉ nói 1 câu mà cô giáo mặt biến sắc, kéo vội đứa trẻ vào lòng rồi chất vấn: Lùi lại, anh là ai?

Phản ứng khác lạ của đứa trẻ đã khiến cô giáo phải đề phòng.

Trong nhiều gia đình, người mẹ chịu trách nhiệm hầu hết mọi công việc nhà từ giặt giũ, nấu nướng đến đưa đón con đi học. Trong khi đó một số người bố viện cớ bận rộn nên không mấy khi quan tâm đến con cái, không tham gia vào quá trình trưởng thành của con. 

Sự thiếu hụt tình cảm của bố khiến nhiều đứa trẻ gặp phải những vấn đề về tâm lý. Hoặc nhiều khi, nó gây ra những tình huống dở khóc, dở cười. Chẳng hạn như câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc cách đây không lâu. 

Một ông bố nọ được vợ cử đi đón con trai tan học mẫu giáo, do hôm đó chị vợ có việc bận không thể đi. Từ trước đến giờ người bố hiếm khi đi đón con. Khi thấy con được cô giáo dắt ra, anh vội gọi: "Con trai ơi". Cứ ngỡ cậu bé sẽ vui vẻ chạy đến chỗ bố nhưng thực tế lại khác hoàn toàn.

Ông bố đến đón con trai tan học, chỉ nói 1 câu mà cô giáo mặt biến sắc, kéo vội đứa trẻ vào lòng rồi chất vấn: Lùi lại, anh là ai?-1
Cậu bé ngỡ ngàng khi bố đến đón.

Cậu bé đứng sững lại, mặt mày ngơ ngác như tự hỏi: "Người này là ai? Ông ấy trông quen thế nhỉ? Hình như mình gặp ở đâu rồi? Sao mình không nhớ nhỉ?". Cô giáo thấy cậu bé tỏ vẻ xa cách, cũng không chủ động gọi bố thì nảy sinh nghi ngờ. Cô vội kéo học sinh lại rồi trấn an: "Con đừng sợ, có cô ở đây" rồi quay sang chất vấn ông bố: "Lùi lại đã, anh là ai?".

Ông bố đến đón con trai tan học, chỉ nói 1 câu mà cô giáo mặt biến sắc, kéo vội đứa trẻ vào lòng rồi chất vấn: Lùi lại, anh là ai?-2
Cô giáo vội dắt học sinh vào lớp.

"Tôi là bố thằng bé mà", ông bố lo lắng khi thấy con trai cứ nghệt ra. Lúc này cô giáo lại tiếp tục hỏi: "Có phải bố của con không?". Tuy nhiên, cậu bé vẫn ngây người, bày ra bộ mặt trầm ngâm. Thấy vậy, cô giáo định bế cháu bé trở lại lớp thì người bố hét lên: "Tôi là bố cháu thật mà!" rồi vội vàng dang hai tay ra. Đến lúc này, đứa bé mới như bừng tỉnh lại và chạy đến chỗ bố. 

Ông bố đến đón con trai tan học, chỉ nói 1 câu mà cô giáo mặt biến sắc, kéo vội đứa trẻ vào lòng rồi chất vấn: Lùi lại, anh là ai?-3
Cậu bé lúc này mới nhận ra bố.

Người mẹ sau khi biết câu chuyện đã cười lăn lộn, còn ông bố thì một phen xấu hổ vì bị con trai coi như người lạ. Mà nguyên nhân cũng bởi anh quá lười đi đón con. Câu chuyện này thoạt nghe có vẻ hài hước, nhưng thực chất lại báo động tình trạng thiếu thốn tình thương đang xảy ra trong nhiều gia đình. 

Thực chất trong quá trình trưởng thành của trẻ, nếu người cha thường xuyên vắng mặt sẽ gây ra nhiều vấn đề tâm lý cho trẻ. 

- Con cảm thấy thiếu an toàn

Cha mẹ đóng vai trò khác nhau đối với sự trưởng thành của con cái. Nếu cha mẹ có thể luôn đồng hành cùng con, dành đủ tình yêu thương và xuất hiện kịp thời khi con cần thì con sẽ luôn cảm thấy bình an. Trong tim con sẽ nảy nở hạt giống yêu thương, an toàn. 

Nếu người cha thường xuyên vắng mặt trong việc giáo dục con cái, phần lớn thời gian đều là mẹ đồng hành cùng con thì đứa trẻ chỉ cảm nhận được tình thương của mẹ và không có cảm giác an toàn từ cha. 

- Con thiếu kinh nghiệm sống

Trong việc nuôi dạy con, mẹ thường chú ý đến các chi tiết hơn, chẳng hạn như dinh dưỡng các bữa ăn trong ngày,... Trong khi bố lại chú trọng đến trải nghiệm hơn và thường sử dụng những hành động thiết thực để chỉ con cách đối mặt với khó khăn, học được tính cách mạnh mẽ, dũng cảm.

Nếu bố ít đồng hành cùng con, đứa trẻ không chỉ thiếu kinh nghiệm sống mà còn dễ xuống tinh thần, hay bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

- Dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ

Khả năng hòa đồng với người khác của trẻ học được từ việc hòa thuận với cha mẹ. Nếu một cô gái thiếu vắng sự bầu bạn của bố và chỉ thân thiết với mẹ trong một thời gian dài thì cô gái đó chỉ biết cách kết thân với người đồng giới chứ không biết cách ứng xử với người khác giới.

Những đứa trẻ như vậy dễ bị mơ hồ về giới tính, tức là ranh giới giữa nam và nữ không rõ ràng. Khi lớn lên, trẻ dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ.

- Ảnh hưởng đến khả năng phát triển tư duy

Có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, không chỉ bên ngoài, mà còn trong cách suy nghĩ, cách đối phó với vấn đề. Các ông bố thường nhìn vấn đề một cách lý trí hơn, trong khi các bà mẹ thường dễ bị cảm xúc chi phối. Do đó, họ sẽ có những cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề và đưa ra giải pháp khác nhau. 

Sự vắng mặt của bố dễ khiến trẻ sống quá xúc động và thiếu lý trí, không có lợi cho sự phát triển khả năng tư duy của trẻ.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/ong-bo-den-don-con-trai-tan-hoc-chi-noi-1-cau-ma-co-giao-mat-bien-sac-keo-voi-dua-tre-vao-long-roi-chat-van-lui-lai-anh-la-ai-162211912153007859.htm

Nuôi Dạy Con


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.