Phát hiện giúp việc cầm roi mắng con trai, mẹ không quở trách còn tấm tắc khen ngợi vì 1 lý do

Sau khi xem đoạn video, cư dân mạng đã chia thành 2 luồng ý kiến trái chiều.

Sau 6 tháng ở cữ, hầu hết các mẹ bỉm đều phải quay trở lại công việc của mình. Tùy hoàn cảnh từng gia đình mà mẹ chọn cách cho con đi lớp hoặc nhờ ông bà trông nom. Tuy nhiên, sự khác biệt thế hệ dễ dẫn đến những mâu thuẫn trong việc chăm cháu khiến nhiều người trẻ ngày nay chọn một cách khác dễ dàng hơn, đó là thuê người giúp việc.

Mới đây, một đoạn clip ngắn ghi lại câu chuyện giữa bác giúp việc và bé trai 15 tháng tuổi đang xôn xao mạng xã hội. Cụ thể trong video, người giúp việc cầm trên tay chiếc roi và chỉ vào từng món đồ rơi ra nhà yêu cầu bé trai phải đi dọn dẹp. Cậu bé khá nghe lời, đi nhặt từng thứ một và cất vào vị trí cũ. Bé trai không phản kháng mà răm rắp nghe theo lời bà giúp việc. 

Người giúp việc dạy cháu đáng khen ngợi

Mẹ em bé là người chia sẻ đoạn clip với dòng nhắn nhủ: "Có bác giúp trông em như này mẹ nhàn trong việc đưa em vào khuôn khổ". Bên cạnh đó, chị còn khẳng định rất đồng tình với cách trông con của bác giúp việc khi giúp em bé tự lập, không ỷ lại, không chiều chuộng. Ngoài ra, bác còn yêu thương em bằng cách hay đưa bé đi chơi, tuyệt đối không xem tivi, điện thoại. Lúc ăn uống, cậu bé cũng ngồi ngoan ngoãn. Những lúc khác, hai bác cháu cùng nhau trò chuyện hoặc đi chơi. 

Chính cách dạy cháu như thế này khiến mẹ bỉm hoàn toàn yên tâm đi làm và tin tưởng bác giúp việc. Dù vậy, có nhiều bình luận cho rằng người lớn không nên dùng roi để dạy dỗ trẻ em: "Nhà tư tưởng tiến bộ quá, nhiều phụ huynh thấy vậy là không hài lòng rồi", "bắt bé dọn mệt gấp 10 lần tự dọn", "ôi bác có khắt khe quá không nhỉ".

Phát hiện giúp việc cầm roi mắng con trai, mẹ không quở trách còn tấm tắc khen ngợi vì 1 lý do-1Phát hiện giúp việc cầm roi mắng con trai, mẹ không quở trách còn tấm tắc khen ngợi vì 1 lý do-2

Bác giúp việc và em bé 15 tháng tuổi.

Tuy nhiên, đa số đều đồng tình với cách dạy văn minh của bác: "Mình rất thích cho các bé vào nề nếp như này đấy. Bạn đừng xót con mà nên vui vì bác giúp việc rất tận tình đấy", "dạy như này còn mệt hơn làm, nên bác ấy rất là có tâm ý", "đúng rồi nè, dạy con từ điều nhỏ nhặt nhất để con thành người ạ", "Hôm trước mình gặp có nhà con lớn tướng tầm lớp 4, lớp 5 nhưng ngồi xem điện thoại và bên cạnh là bà giúp việc bón cho từng thìa cơm, nhìn sợ quá nên thấy cách bà chăm cháu rất đáng khen"...

Tìm được một người giúp việc có tâm như vậy không hề dễ, cư dân mạng khuyên người mẹ nên giữ bác ấy lại chăm sóc con mình. 

Nhà có con nhỏ nên chọn người giúp việc như thế nào?

1. Nên chọn những người trẻ khỏe, có kinh nghiệm

Trông nom và chăm sóc 1 đứa trẻ không phải là "việc nhẹ lương cao". Đây là công việc khá mất sức, cần người khỏe, có kinh nghiệm chăm trẻ. Bởi các bé thường hiếu động, chỉ cần 1 chút lơ là thôi là hậu quả khôn lường.

Một người trông trẻ tốt phải thành thạo các kĩ năng cơ bản như: tắm và vệ sinh cho bé, cho bé ăn uống, xử lý được các tình huống khẩn cấp khi bé ốm và chơi được với trẻ... Những người có kinh nghiệm thì gia đình không mất thời gian đào tạo, họ cũng ít khi khiến bạn phật lòng.

2. Người giúp việc yêu thương và biết chăm sóc trẻ con

Phụ huynh nên chọn những người giúp việc yêu trẻ, và biết cách chăm sóc trẻ nhỏ.

Thời gian vừa quan, nhiều vụ việc người giúp việc, bảo mẫu bạo hành trẻ được phanh phui khiến các ba mẹ không khỏi lo lắng. Vì vậy, để nhận biết người giúp việc có yêu thương con mình hay không, ba mẹ hãy dành nhiều ngày liền để quan sát từng cử chỉ, ánh mắt của họ để thấy rằng sự ân cần, chăm sóc đó có phải thật tâm hay không. Giúp việc yêu trẻ, chăm sóc trẻ cẩn thận mẹ cũng yên tâm hơn khi giao con cho họ chăm sóc.

3. Giúp việc có đạo đức, cách cư xử phù hợp

Khi người giúp việc chăm trẻ có cách cư xử tốt thì ba mẹ cũng yên tâm giao con cho người giúp việc chăm sóc, dạy dỗ. Ngược lại, nếu người giúp việc có nhiều tính xấu ví dụ như lười biếng, ăn cắp vặt,... bạn sẽ không thể nào yên tâm khi ra khỏi nhà.

Những người gần gũi trẻ những năm đầu đời vô cùng quan trọng vì bé có thể bị người lớn ảnh hưởng phần nào đến sự hình thành tính cách, nhận thức. Một người giúp việc chăm trẻ có tính cách, phẩm chất, đạo đức tốt, biết cách cư xử đối đãi với mọi người sẽ giúp bé bắt chước và học hỏi rất tích cực.

Và dù người đó có chăm trẻ tốt và đạo đức thế nào đi chăng nữa, cha mẹ cũng vẫn nên lắp camera ở nhà để quan sát lúc mình không ở đó. Điều này giúp bố mẹ ứng phó kịp thời với tình huống khẩn cấp.

4. Tìm người giúp việc phù hợp với văn hóa, lối sống của gia đình

Trước khi chấp nhận người nào đó làm việc cho mình, chủ nhà nên trao đổi thẳng thắn và thống nhất với họ về các điều kiện khi làm việc, chăm sóc con nhỏ. Ví dụ: thời gian trẻ ngủ và thức bao lâu trong ngày, trẻ ăn dặm thế nào, con ti sữa bao nhiêu ml,... để tránh những thói quen làm việc, lối sống của người giúp việc không phù hợp với cách chăm con của bạn, làm bạn không hài lòng.

5. Nên tôn trọng, quý mến người giúp việc

Người chủ nên có thái độ tôn trọng, lịch sự với người giúp việc, đó cũng là cách ba mẹ làm gương cho con về cách cư xử với người xung quanh. Bạn hãy tôn trọng những lúc người giúp việc cần không gian riêng tư, hay cảm xúc của họ. Nếu chủ nhà đối đãi chân thành, có thể họ cũng sẽ coi trẻ như con cháu của mình mà chăm sóc, yêu thương.

Theo Phunuso

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuso.baophunuthudo.vn/giao-duc/phat-hien-giup-viec-cam-roi-mang-con-trai-me-khong-quo-trach-con-tam-tac-khen-ngoi-vi-1-ly-do-c74a27373.html

người giúp việc

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.