Tại sao bệnh viện lại bố trí bác sĩ nam vào khoa sản, nhỡ thấy chuyện riêng tư của sản phụ thì phải làm sao? Hóa ra sự thật là như thế này

Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy rất xấu hổ, ngại ngùng khi gặp bác sĩ nam trong khoa Phụ sản. Tuy nhiên, khi biết nguyên nhân này, mọi người sẽ có suy nghĩ khác ngay.

Không biết các bạn có để ý không, hiện nay tỷ lệ các nhân viên hộ sinh là nam giới có dấu hiệu gia tăng rõ rệt. Chắc hẳn khi sinh con mà bệnh viện bố trí nam bác sĩ đỡ đẻ, nhiều chị em phụ nữ sẽ cảm thấy rất xấu hổ, ngại ngùng, đôi khi còn có cảm giác bị xâm phạm quyền riêng tư. Tuy nhiên, việc bệnh viện sắp xếp các bác sĩ nam đỡ đẻ cho sản phụ đều có lý do sâu xa đằng sau.

Tại sao bệnh viện lại bố trí bác sĩ nam vào khoa sản, nhỡ thấy chuyện riêng tư của sản phụ thì phải làm sao? Hóa ra sự thật là như thế này-1

Cô Li ở Giang Tô (Trung Quốc),27 tuổi đã kể lại trải nghiệm về chuyện sinh con của mình như sau: “Mấy tháng trước tôi đã sinh con tại một bệnh viện công nổi tiếng ở thành phố. Tuy giá cả đắt hơn các bệnh viện khác nhưng vì nghĩ sinh nở là một sự kiện trọng đại, an toàn phải được ưu tiên lên hàng đầu nên dù có đắt chút nhưng dịch vụ tốt tôi cũng cố gắng.

Đến ngày chuyển dạ, khi được đưa đến phòng sinh, tôi rất bất ngờ vì biết bác sĩ đỡ đẻ là một bác sĩ nam. Đột nhiên, toàn thân tôi nóng bừng, cảm giác xấu hổ bủa vây, chân tay lóng ngóng không biết phải làm gì. Khi được bác sĩ gọi vào khám nội, tôi đã phải cố dặn lòng mình rằng không sao cả, mọi chuyện sẽ ổn để trấn an bản thân. May mắn thay, trong quá trình kiểm tra, ngoài bác sĩ còn có một nữ y tá gần đó nên tôi mới an tâm hơn phần nào. Mặc dù vậy, trong quá trình bác sĩ khám, tôi vẫn không thể tránh khỏi cảm giác e ngại và thấy mình như bị những người đàn ông khác theo dõi.

Tại sao bệnh viện lại bố trí bác sĩ nam vào khoa sản, nhỡ thấy chuyện riêng tư của sản phụ thì phải làm sao? Hóa ra sự thật là như thế này-2

Tuy nhiên, một lúc sau, khi cơn đau dồn dập kéo đến thì tôi không còn tâm trí để nghĩ đến những chuyện khác nữa. Lúc này, tôi chỉ nghe theo hiệu lệnh của bác sĩ, cố gắng lấy hơi và rặn để em bé có thể chào đời nhanh nhất. Sau khi nghe thấy tiếng con khóc, tôi cũng dần hết đau, lúc này ý chí trở lại, tôi mới biết vị bác sĩ nam đỡ đẻ cho mình là người có tay nghề cao và rất chuyên nghiệp.”

Khi nghe câu chuyện của cô Lin, chắc hẳn sẽ có nhiều người bất ngờ, khó tin nếu biết có nam bác sĩ, nam hộ sinh ở Khoa Phụ sản. Đương nhiên, chị em sẽ khó tránh khỏi cảm giác xấu hổ khi được họ khám trong hay đỡ đẻ cho mình, một số người còn lo sợ chuyện bị bác sĩ xâm phạm quyền riêng tư nữa. Tuy nhiên, mọi việc đều có nguyên nhân, trên thực tế, nhiều bệnh viện lựa chọn sử dụng bác sĩ nam trong khoa phụ sản vì những lý do sau.

1. Thể lực tốt

Trên thực tế, chỉ những ai đã từng trải qua quá trình chuyển dạ mới biết rằng việc này phức tạp ra sao. Đôi khi sẽ mất một hoặc hai giờ, nhưng cũng có một số trường hợp, chuyển dạ sinh con sẽ kéo dài ba hoặc bốn giờ hoặc hơn, vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải có “sức bền” rất lớn về thể lực và tâm lý. Ngoài ra, trong một ngày, có rất nhiều bà mẹ sinh con nên bác sĩ phải làm việc liên tục, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi. Lúc này, những ưu điểm của bác sĩ nam khoa mới được thể hiện hết.

2. Bác sĩ nam có tâm lý tốt hơn

Chất lượng tâm lý của nam bác sĩ cao hơn, không có nghĩa là nữ bác sĩ có chất lượng tâm lý kém mà chủ yếu là do yếu tố bẩm sinh vốn có của họ. Sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ khiến phụ nữ thiên về cảm xúc hơn trong khi nam giới lại thiên về lý trí.

Liên quan đến việc sản phụ sinh con, đó là cả một quá trình gian nan và nguy hiểm. Có rất nhiều trường hợp khẩn cấp phát sinh nên phải thật bình tĩnh để đối mặt với chúng. Hơn nữa, các bác sĩ nam có khả năng chịu đựng được áp lực cao hơn nên việc các bác sĩ nam được lựa chọn để đỡ đẻ là điều dễ hiểu.

3. Tay nghề tương đối cao

Do ở khoa sản, bệnh nhân tiếp nhận là nữ nên xét về mặt cảm tính, hầu hết bác sĩ được lựa chọn là nữ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công việc, bệnh viện cũng sẽ bố trí một số bác sĩ nam vào khoa sản. Vì thế, những bác sĩ được lựa chọn vào khoa phụ sản sẽ có yêu cầu khắt khe hơn.

Trong trường hợp bạn gặp bác sĩ nam làm bác sĩ chính đỡ đẻ cho mình, bạn cần làm gì?

1. Tập trung vào việc sinh con

Thực tế, mục đích chính của việc nhập viện là để sinh con, nên mọi vấn khác bạn không cần phải nghĩ tới. Khi tập trung cao độ, bạn mới không nghĩ đến chuyện bác sĩ đỡ đẻ cho mình là nam. Bước vào phòng sinh, bạn hãy nhớ, chỉ cần đứa trẻ chào đời suôn sẻ và an toàn, mọi thứ khác đều không quan trọng.

2. Tin tưởng bác sĩ

Dưới con mắt của các bác sĩ, không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Bên cạnh đó, hàng ngày họ phải trải qua nhiều ca mổ và chăm sóc lượng bệnh nhân rất lớn nên họ cũng không có nhiều thời gian để suy nghĩ đến những việc khác ngoài công việc. Chưa kể, các bác sĩ nam có tâm lý vững vàng nên trong mắt họ phụ nữ chỉ là đối tượng, là công việc của mình mà thôi.

Tại sao bệnh viện lại bố trí bác sĩ nam vào khoa sản, nhỡ thấy chuyện riêng tư của sản phụ thì phải làm sao? Hóa ra sự thật là như thế này-3

3. Thay thế bằng một bác sĩ nữ

Nếu bạn hoặc gia đình e ngại việc nam bác sĩ thăm khám và tham gia vào quá trình chuyển dạ thì có thể trao đổi với phía bệnh viện để thay đổi bác sĩ nữ, tuy nhiên quá trình này sẽ rất rắc rối. Vì thế để không gây thêm rắc rối cho bác sĩ, hãy cố gắng tuân thủ các quy định của bệnh viện. Hơn nữa, mỗi ngày bác sĩ đã phải làm việc rất mệt mỏi với cường độ và áp lực cao rồi, bạn đừng gây thêm áp lực cho họ nữa, thay vào đó hãy tôn trọng và hiểu cho công việc của họ hơn.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


 


sinh con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.