Tại sao cha mẹ giàu có lại thích con cái làm biên chế mà không cho thừa hưởng gia nghiệp?

Gần đây, có một hiện tượng xã hội khó hiểu: nhiều bậc cha mẹ giàu có bây giờ thà cho con cái đi làm công ăn lương còn hơn cho chúng thừa kế gia sản của gia đình.

Một người cha nọ là nhà phát triển bất động sản. Ông từng phát triển thành công một số công trình lớn, cũng thường xuyên quyên góp tiền để xây dựng cầu đường. Ông có 2 người con trai, điều khiến mọi người không nghĩ tới chính là cả hai cậu con này đều bị bố thúc đi thi biên chế. Sau mấy năm phấn đấu, hai người con đều thỏa mãn được ước nguyện của bố, một thi đậu công chức, một thì vào đơn vị sự nghiệp. Chứng kiến điều này, người bố vui còn hơn trúng số độc đắc.

Những người thân quen đều không rõ vì sao gia cảnh ưu việt như vậy, người bố lại bảo các con đi thi biên chế mà không để chúng ở bên cạnh mình làm việc, kế thừa gia nghiệp? Thẳng đến hai năm nay kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản suy thoái, mọi người mới phảng phất hiểu được dụng ý của người bố kia.

Một người bố khác có công ty có nhà máy, lại là kiểu người tham công tiêc việc, một khi đã thích gì là tự mình làm, có khi mệt đến mức nhập viện. Tất cả mọi người đều tò mò tại sao ông rõ ràng có một đứa con trai, nhưng người này không bao giờ đến công ty để giúp đỡ. Sau này mới biết được người con trai làm việc trong phòng nhân sự của một công ty. Ai cũng đều không thể tin được thế hệ thứ 2 của một gia đình giàu có lại đi làm công chức? Gia sản nhà mình phong phú như vậy, lại đi làm một công việc lương chưa đến 150 triệu/năm. Phỏng chừng một tháng lương cũng không đủ cho cậu ấy mời một đám bạn đi ăn.

Dựa theo tình tiết trong các phim truyền hình, đáng lẽ ra con cái nhà giàu thì đều nên kế nghiệp cha mẹ. Thế nhưng hiện tại lại có rất nhiều trường hơp như trên, thật khiến người ta không hiểu được.

Tại sao cha mẹ giàu có lại thích con cái làm biên chế mà không cho thừa hưởng gia nghiệp?-1(Ảnh minh họa)

Có người nói: Những người cha, người mẹ có tài sản đều là những người đã trải qua nỗ lực, thậm chí đến liều mạng mà đạt được. Do đó, họ hiểu hơn ai hết rằng kinh doanh không hề dễ dàng, các loại mưu bẩn kế hèn, lừa gạt lẫn nhau, những thăng trầm sóng gió trên thương trường…  thật sự làm cho người ta mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy, những bậc cha mẹ này không muốn con cái của họ có những kinh nghiệm như vậy, chỉ muốn chúng có một công việc ổn định để trải nghiệm cuộc sống khác với họ.

Một số khác lại nói: Những bậc cha mẹ có tiền nhưng lúc nào cũng bị mang tiếng là “con buôn”, sẽ tự nhiên muốn cải thiện địa vị xã hội của họ. Mà công chức là công việc đàng hoàng nhất, phù hợp nhất với nhu cầu này. Cha mẹ làm kinh doanh, con cái làm “chính trị”, cả hai bổ sung cho nhau. Đây là mô hình của những ông chủ lớn.

Nói tóm lại, nuôi dạy con cái, thay vì cho chúng con cá, hãy cho chúng 1 cái cần câu cơm. Thương trường như chiến trường, lúc nào cũng có thể từ giàu có trở thành hai bàn tay trắng nên cha mẹ luôn hướng con cái đến 1 công việc an toàn, đảm bảo đủ nuôi sống bản thân trong mọi biến chuyển của xã hội. Đó mới là cha mẹ biết nhìn xa trông rộng.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Theo V.A - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.