Tại sao những đứa trẻ quá ngoan ngoãn lại dễ gặp vấn đề về tâm lý? Cha mẹ hiểu lầm về cách dạy khiến trẻ bị ảnh hưởng nhân cách nặng nề

Trên thực tế, ít ai biết được rằng một đứa trẻ quá ngoan ngoãn sẽ không có được sự phát triển toàn diện về nhân cách khi lớn lên.

Nhiều bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái mình ngoan ngoãn trong giáo dục gia đình. Một là họ bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống, tin rằng con cái phải kính trọng và vâng lời cha mẹ, nếu không sẽ là những đứa trẻ không có tương lai tốt. Hai là, các bậc cha mẹ tin phương pháp giáo dục của họ luôn đúng và khăng khăng yêu cầu con cái làm theo những điều đó, hy vọng sẽ có được kết quả tốt nhất cho con cái của họ.

Vì vậy, khi trẻ "không nghe lời", nhiều bậc cha mẹ sẽ tức giận và có những biện pháp thô bạo để trừng phạt trẻ.

Dưới góc độ tâm lý học, tình yêu kiểu này là mù quáng và phi lý. Yêu cầu trẻ nghe lời một cách mù quáng, không những không giúp trẻ đạt được thành tích xuất sắc thực sự mà còn làm trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn tâm thần và tâm lý, không thể tiến bộ khi bước chân vào xã hội.

Hậu quả của việc cha mẹ ép trẻ gắn mác “ngoan ngoãn”

Trên thực tế, ít ai biết được rằng một đứa trẻ quá ngoan ngoãn sẽ không có được sự phát triển toàn diện về nhân cách khi lớn lên.

Một mặt, những đứa trẻ dễ dãi kìm nén cảm xúc và cảm xúc thật của mình có xu hướng tích lũy một lượng lớn chấn thương tâm lý.

Tại sao những đứa trẻ quá ngoan ngoãn lại dễ gặp vấn đề về tâm lý? Cha mẹ hiểu lầm về cách dạy khiến trẻ bị ảnh hưởng nhân cách nặng nề-1

Mặt khác, trẻ cố tình làm hài lòng người lớn nhằm giảm bớt sự bất mãn và tức giận của những người xung quanh, từ đó giảm áp lực tâm lý của chính mình. Nhưng đây không phải là cách tiếp cận hợp lý và khoa học, ngược lại còn dễ đánh mất chính kiến ​​của mình, ỷ lại vào người khác và gây tổn thương trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.

Thiếu niên, nhi đồng ngày nay không “hồn nhiên” như nhiều người vẫn nghĩ. Bắt đầu từ bậc tiểu học, một lớp học thường là một “xã hội nhỏ”, trong đó bản thân một số trẻ có một số vấn đề về tâm lý và hành vi.

Tại sao những đứa trẻ quá ngoan ngoãn lại dễ gặp vấn đề về tâm lý? Cha mẹ hiểu lầm về cách dạy khiến trẻ bị ảnh hưởng nhân cách nặng nề-2

Nếu phát hiện một bạn trong lớp có tính cách yếu hơn, thiếu chính kiến, thích lấy lòng người khác, chúng sẽ cố tình bắt nạt, loại trừ hoặc đuổi những bạn học này đi.

Vì vậy, những đứa trẻ có tính cách quá ngoan hiền không chỉ không thể có được những mối quan hệ tốt đẹp và tích cực giữa các cá nhân, mà chúng còn dễ bị bắt nạt trong khuôn viên trường và tiếp tục bị tổn thương tâm lý lớn hơn.

Hiểu lầm về cách dạy con mà cha mẹ vẫn thường áp đặt với trẻ

1. Kinh nghiệm của người lớn chúng ta có phải lúc nào cũng đúng và khoa học không? Hay nói cách khá, kinh nghiệm phải thích ứng với xã hội hiện tại.

Nhận thức và kinh nghiệm của thế hệ cha mẹ chúng ta chủ yếu bắt nguồn từ quá trình trưởng thành của chính chúng ta, bao gồm gia đình ban đầu, kinh nghiệm xã hội và thông tin mà chúng ta đã tiếp xúc.

Trong khi đó, trẻ em ngày nay được tiếp xúc với Internet từ khi còn nhỏ, nguồn thông tin rất rộng. Nhận thức của họ về xã hội chắc chắn khác với cha mẹ của họ. Ở khía cạnh nào đó, kiến ​​thức của trẻ sâu hơn, toàn diện và cập nhật nhanh hơn so với bố mẹ.

Tại sao những đứa trẻ quá ngoan ngoãn lại dễ gặp vấn đề về tâm lý? Cha mẹ hiểu lầm về cách dạy khiến trẻ bị ảnh hưởng nhân cách nặng nề-3

Vì vậy, nói một cách đơn giản, cha mẹ hãy luôn nhận thức được ranh giới nhận thức của trẻ, kiểm tra xem kiến ​​thức và kinh nghiệm của họ có đi kịp với thời đại hay không, và đừng coi tất cả những gì mình biết là đúng trong mọi hoàn cảnh.

Đặc biệt, những bậc cha mẹ có thành tích học tập và sự nghiệp xuất sắc thường dễ tự khẳng định mình quá mức, hình thành tính cách tự cao, hoang tưởng, không lắng nghe ý kiến ​​của người khác và phủ nhận ý kiến ​​của con cái một cách cố ý hoặc vô ý. Điều này có thể gây ra những tổn thương tâm lý cho đứa trẻ.

Ngoài ra, nhiều người trưởng thành cũng đã từng trải qua những chấn thương tâm lý trong thời kỳ trưởng thành và hình thành một số nhận thức lệch lạc, thậm chí là ám ảnh phi lý, nhưng lại thiếu ý thức về điều này, chứ chưa nói đến điều chỉnh, sửa chữa.

Nếu những nhận thức và kinh nghiệm sai lầm này được truyền lại cho trẻ, rất có thể sẽ vô tình trở thành những nguy cơ tiềm ẩn.

2. Các nguyên tắc khoa học dù đúng đắn đến đâu cũng phải được dạy một cách phù hợp để trẻ có thể tư duy và hiểu rõ hơn.

Điều này thường là do cha mẹ đã gây ra những tổn thương về tâm lý cho con cái, mối quan hệ cha mẹ - con cái không tốt, con cái chối bỏ và ghét bỏ cha mẹ, và điều cha mẹ nói ở góc độ tiêu cực là điều dễ hiểu.

Vì vậy, nếu muốn con cái nghe lời mình, cha mẹ phải thiết lập mối quan hệ cha mẹ - con cái chặt chẽ với con cái, thành thạo các kỹ năng giao tiếp hiệu quả và bày tỏ những suy nghĩ, mối quan tâm của mình một cách hòa bình, rõ ràng và đơn giản, thay vì truyền thống thuyết giáo, la mắng trẻ.

Hơn nữa, ngay cả khi cha mẹ nghĩ rằng những gì họ đã nói là hợp lý, thì cũng không nên để con cái chấp nhận mọi việc mà không cần suy nghĩ. Tốt hơn hết là cả hai bên nên thảo luận thêm, suy nghĩ, phân tích ưu nhược điểm và đưa ra quyết định.

Tại sao những đứa trẻ quá ngoan ngoãn lại dễ gặp vấn đề về tâm lý? Cha mẹ hiểu lầm về cách dạy khiến trẻ bị ảnh hưởng nhân cách nặng nề-4

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể dẫn dắt quá trình ra quyết định. Nhưng khi trẻ lớn lên, cần có nhiều lựa chọn hơn cho trẻ, đồng thời hướng dẫn trẻ lắng nghe một cách hợp lý ý kiến ​​của người khác và tự mình lựa chọn trên cơ sở tư duy độc lập.

Hơn nữa, miễn là không vượt quá giới hạn của đạo đức, luật pháp và sự an toàn, cha mẹ nên cho phép con cái của họ có cơ hội để thử và mắc lỗi khi chúng lớn lên một cách thích hợp. Tất nhiên, việc "thử" và "sai" phải trong phạm vi chấp nhận được.

Mặc dù thử và sai có khả năng thất bại, nhưng trải qua nỗi đau thất bại, trẻ sẽ học cách điều chỉnh tâm lý, đúc kết những bài học kinh nghiệm là cách tốt nhất cho bản thân mình. Hơn nữa, cho phép trẻ đưa ra quyết định, thử trải nghiệm và phạm sai lầm, sẽ giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm.

Tóm lại, cha mẹ không nên lúc nào cũng bắt buộc con cái nghe lời răm rắp, cha mẹ phải lắng nghe con cái, giúp trẻ mở lòng và trở thành người thầy, người bạn của chúng. Đây là điều thực sự "vì lợi ích của trẻ em".

 

Theo Mộc - Vietnamnet


Nuôi dạy con đúng cách


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.