Trẻ hơn 1 tuổi chưa biết nói, bà nội sồn sồn đòi đi cắt thắng lưỡi, nghe bác sĩ nói mới lặng người

Trẻ chậm nói là nỗi lo của nhiều gia đình. Nhiều người cho rằng việc cắt thắng lưỡi sẽ giúp trẻ nói nhanh hơn nhưng sự thật không phải như vậy.

Một số bà mẹ bỉm sữa thường nói rằng: “Sinh con không dễ, nuôi con còn khó hơn”. Ngay từ khi đứa trẻ chào đời, chắc chắn sẽ bé sẽ không tránh được một số vấn đề. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, những vấn đề này sẽ dần biến mất nhưng một số bệnh đòi hỏi mẹ phải được đưa đi bác sĩ kịp thời. Cho dù em bé gặp phải tình huống nào, tốt nhất bạn nên đưa con đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời chứ không nên tin vào những phương pháp dân gian mà thế hệ trước nói.

Trẻ hơn 1 tuổi chưa biết nói, bà nội sồn sồn đòi đi cắt thắng lưỡi, nghe bác sĩ nói mới lặng người-1

Sisi rất yêu thương con. Tuy vậy, vì áp lực cơm áo, gạo tiền nên sau khi nghỉ sinh con, cô buộc phải quay trở lại với công việc. Vì vậy, đứa bé được giao cho bà của đứa trẻ. Mẹ chồng Sisi cũng rất thích hợp chăm sóc đứa trẻ, đứa trẻ cũng rất khỏe mạnh hoạt bát, Sisi cũng càng cảm kích vì sự tận tâm của mẹ chồng.

Trong nháy mắt, đứa trẻ đã hơn một tuổi, Sisi thường xuyên dạy con gọi mẹ nhưng đứa trẻ không chịu gọi mẹ. Điều này khiến Sisi nghi ngờ. Những đứa trẻ khác cùng tuổi đã có thể nói nhưng cậu bé chẳng thể nói được những điều cơ bản nhất. Điều này khiến Sisi hết sức lo lắng. Mẹ chồng cho rằng phải cắt thắng lưỡi thì cậu bé mới có thể nói. Không chần chừ gì nữa, bà vội vàng đi lấy kéo. Sisi vô cùng sợ hãi và đã đưa con đến bệnh viện khám.

Trẻ hơn 1 tuổi chưa biết nói, bà nội sồn sồn đòi đi cắt thắng lưỡi, nghe bác sĩ nói mới lặng người-2

Bác sĩ nói: "Không có gì nghiêm trọng, chỉ là trẻ chậm nói, khi đứa trẻ lớn lên, vấn đề này sẽ được chữa khỏi." Sau khi nghe điều này, Sisi cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm, nhưng sau khi nghĩ về những gì mẹ chồng đã làm, cô đã hỏi bác sĩ liệu có thể "cắt thắng lưỡi" cho đứa trẻ không? Bác sĩ nghe xong tức giận mắng: Vớ vẩn!

Thắng lưỡi là dây hãm giữa lưỡi và hàm, có ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của lưỡi. Mặc dù độ dài của dây hãm có thể ảnh hưởng đến độ trong trẻo của lời nói nhưng lại ít liên quan đến việc trẻ có nói được hay không. Nói một cách đơn giản, nếu thắng lưỡi của bé quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng nói ngọng nhưng không có nghĩa là bé không nói được. Nếu thắng lưỡi của bé rất ngắn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ, lúc này phải thông qua phẫu thuật chuyên môn để chỉnh sửa, không thể dùng dao kéo đơn thuần mà giải quyết được.

Trẻ hơn 1 tuổi chưa biết nói, bà nội sồn sồn đòi đi cắt thắng lưỡi, nghe bác sĩ nói mới lặng người-3

Theo lời khuyên của bác sĩ, người mẹ tạm thời chưa cần áp dụng biện pháp gì mà cần quan sát tình hình của đứa trẻ. Vì trẻ đang trưởng thành nên bé thường gặp một số vấn đề nhất định. Các vấn đề này có thể được tự khắc phục theo thời gian. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để khám chữa kịp thời. Sử dụng các biện pháp dân gian có thể làm đứt thắng lưỡi của bé, gây nhiễm trùng cũng như các hậu quả nghiêm trọng hơn.

Theo Emdep.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://emdep.vn/nuoi-con/tre-hon-1-tuoi-chua-biet-noi-ba-noi-son-son-doi-di-cat-thang-luoi-nghe-bac-si-noi-moi-lang-nguoi-20221121211126445.htm

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.