Trẻ thích đánh người - Nguyên nhân do đâu? Cha mẹ cần làm gì để trẻ không phạm lỗi lần sau?

Trẻ đánh bạn và mọi người xung quanh do nhiều nguyên nhân. Vì thế, bố mẹ cần chú ý quan sát để có thể điều chỉnh hành vi của trẻ kịp thời.

Hành vi bạo lực của trẻ 1 đến 3 tuổi thực chất không phải là hiện tượng bất thường. Tuy không thể đoán trước được những hành vi trong tương lai của trẻ nhưng nếu không được hướng dẫn thì trẻ rất dễ hình thành thói quen xấu “hành vi cố ý”. Nhiều trẻ em học cách đánh, cắn và đập phá đồ đạc khi mới một tuổi rưỡi và tiếp tục khi trẻ lớn hơn. Vậy, nguyên nhân từ đâu khiến trẻ có thể cư xử hung hăng như thế?

1. Sự phát triển của cơ thể: Nguyên nhân chính khiến trẻ đánh người khác ở giai đoạn 1-3 tuổi là sự phát triển của cơ thể, não bộ lẫn chân tay, sức khỏe. Sự phát triển này giúp con khám phá nhiều hơn, muốn tự bản thân làm nhiều thứ hơn để khẳng định mình.

Trẻ thích đánh người - Nguyên nhân do đâu? Cha mẹ cần làm gì để trẻ không phạm lỗi lần sau?-1

 

2. Giải tỏa cảm xúc: Nguyên nhân khiến trẻ đánh người khác là vì trẻ không biết cách giải tỏa cảm xúc của mình. Trẻ đang học cách giao tiếp và kỹ năng xử lý cảm xúc của con vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, cách duy nhất để trẻ thu hút sự chú ý của bố mẹ hoặc giải tỏa cơn tức giận của mình là đánh người khác hoặc ném đồ vật.

3. Tò mò: Là một trong những lý do tại sao khiến trẻ thích ném đồ và đánh người. Ở tuổi này, trẻ đang cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và cho rằng mình có thể tìm hiểu tốt hơn bằng cách ném đồ đạc và đánh người để xem kết quả như thế nào.

Trẻ thích đánh người - Nguyên nhân do đâu? Cha mẹ cần làm gì để trẻ không phạm lỗi lần sau?-2

4. Ảnh hưởng của môi trường gia đình: Một số bậc cha mẹ luôn tức giận, nóng nảy, đánh đập, mắng mỏ nếu trẻ không nghe lời, chính hành vi xấu này sẽ bị trẻ bắt chước. Ngoài ra, các chương trình TV có quá nhiều chi tiết la hét, xô đẩy, đánh đấm sẽ ảnh hưởng ít nhiều lên hành vi của trẻ. Theo một nghiên cứu được tiến hành, trẻ nhỏ chơi các game thực tế ảo có yếu tố bạo lực thường dễ trở nên hung hăng hơn trẻ chơi các game không có yếu tố này.

5. Thu hút sự chú ý:  Trẻ muốn trở nên quan trọng trong mắt mọi người nên tạo ra những hành động gây chú ý. Nhiều trẻ không hiểu bố mẹ đang bận rộn, cho rằng không chú tâm đến mình, sẽ giận dữ. Hành động đó lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm các ông bố bà mẹ bực mình.

6. Nuông chiều: Do thói quen luôn được cha mẹ nuông chiều, đáp ứng hầu hết các yêu cầu… bỗng một ngày trẻ bị người lớn “từ chối” đáp ứng những yêu cầu đó, thái độ này của người lớn sẽ khiến trẻ tức giận, đánh người, la hét, ăn vạ để được đáp ứng lại.

Cha mẹ nên làm gì để dạy trẻ không đánh người khác?

1. Dạy trẻ học ngôn ngữ đơn giản của tay: Đối với những trẻ chưa biết nói, cha mẹ có thể dạy cho trẻ một vài động tác tay có ý nghĩa. Người mẹ mỗi lần giao tiếp với trẻ có thể cố gắng sử dụng thật nhiều những ngôn ngữ và động tác, ví dụ như vừa dùng tay chỉ vào miệng vừa hỏi trẻ: “Con muốn ăn gì?” Khi trẻ có thể biểu đạt được bản thân một cách khá tốt, nhu cầu đánh người để biểu đạt bản thân sẽ không còn là lựa chọn đầu tiên của trẻ nữa.

Trẻ thích đánh người - Nguyên nhân do đâu? Cha mẹ cần làm gì để trẻ không phạm lỗi lần sau?-3

2. Không chỉ trích trẻ: Chỉ trích và buộc tội một cách mù quáng, sẽ không có lợi cho việc sửa chữa. Trong quá trình dạy con, cha mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc và có thái độ hòa nhã. Ví dụ, nếu trẻ hơn 1 tuổi đánh ai đó, cha mẹ phải kiên quyết nói với trẻ rằng hành vi đó là xấu, mẹ không thích và nếu con đánh ai đó, việc đó có thể khiến người khác bị thương, con không được làm như vậy. Khi nói, giọng điệu cần nghiêm túc, nhưng giọng nói không cần cao quá, cứ như bình thường. Để trẻ hiểu “cảm giác đau”, bạn cũng có thể véo nhẹ trẻ để trẻ trải qua cảm giác “đau” và không đánh người nữa.

Trẻ thích đánh người - Nguyên nhân do đâu? Cha mẹ cần làm gì để trẻ không phạm lỗi lần sau?-4

 

3. Hiểu cảm xúc của trẻ: Hiểu rõ động cơ đánh người của trẻ và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc. Đôi khi chỉ là những đứa trẻ tranh giành nhau trong một trò chơi cạnh tranh cao. Với tư cách là phụ huynh, cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều. Nếu đối phương "không tuân theo quy tắc" chỉ thích lấy sức mạnh để áp đặt, lúc này cha mẹ nên kiên quyết bảo vệ "lợi ích" của trẻ và giúp trẻ "giành" lại đồ. Điều này là để truyền đạt một giá trị tự vệ cho trẻ. Ngược lại, việc dạy trẻ nhân nhượng một cách mù quáng sẽ chỉ khiến trẻ trở nên nhu nhươc và yếu đuối.

4. Giữ bình tĩnh: Khi thấy con đánh nhau người khác, cha mẹ đừng vội la mắng, điều này chỉ làm cơn giận của con trở nên dữ dội hơn. Khi trẻ đang tức giận, cha mẹ hãy giữ bình tĩnh và dạy cho con cách kiểm soát cơn giận, giúp trẻ học cách làm chủ cảm xúc bản thân.

5. Dạy trẻ xin lỗi: Cha mẹ hãy yêu cầu trẻ xin lỗi những người bị con đánh. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng hành vi bạo lực là không tốt, sẽ gây tổn thương cho người khác.

Trẻ thích đánh người - Nguyên nhân do đâu? Cha mẹ cần làm gì để trẻ không phạm lỗi lần sau?-5

 

6. Khen ngợi trẻ: Khi con không đánh người khác hoặc làm được một điều tốt, cha mẹ nên khen ngợi sự cố gắng của con... Nhờ vào sự động viên, khen ngợi của cha mẹ, con sẽ dần cảm nhận được. Sau nhiều lần thành công, dần dần trẻ nhận biết được cái sai và cố gắng để làm tốt hơn.

Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.