Câu chuyện cay mắt đằng sau bát cháo chim câu toàn lông mà ông nội nấu riêng cho cháu

"Quả cháo chim câu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, con chim chặt làm 4, thui trụi hết cả lông đỡ phải vặt! Mà cũng đúng, ông già rồi nhìn thế nào được mà đòi hỏi ông ngồi tỉ mẩn vặt lông".

"Quả cháo chim câu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, con chim chặt làm 4, thui trụi hết cả lông đỡ phải vặt! Mà cũng đúng, ông già rồi nhìn thế nào được mà đòi hỏi ông ngồi tỉ mẩn vặt lông".

Những ngày hè ngập nắng, lòng ta bỗng chợt thèm được chân trần chạy trên đường làng, mải miết nô đùa trên bãi cỏ ven sông, chơi với lũ trẻ con, ngửi mùi rạ cháy lúc xế chiều, và tận hưởng niềm hạnh phúc khi được "úp mặt vào sông quê". Chao ôi cả một thời tuổi thơ đẹp như giấc mơ trưa.

Song, thỉnh thoảng "mua vé về tuổi thơ" cũng xảy ra "sự cố" hơi sấp mặt một tí. Một cô nàng xinh xắn tên Bùi Hằng (SV ĐH Quốc gia HN) vừa chia sẻ câu chuyện về quê cực hài hước của mình khiến hàng nghìn cư dân mạng không nhịn nổi cười.

"Lâu lâu không về quê, tối qua tôi mò về không báo trước gì cả, nhà nội lại giáp nhà tôi. Sáng nay hơn 6h ông đã sang nhà gọi tôi dậy ăn! Úi chao hí hửng vô cùng.

Sự thật cay mắt đằng sau bát cháo chim lổm nhổm toàn lông ông nội dành riêng cho cháu - Ảnh 1.

Bát cháo chứa chan tình cảm người ông già nua mắt mờ dành cho đứa cháu xa quê lâu ngày mới về.

Quả cháo chim câu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, con chim chặt làm 4, thui trụi hết cả lông đỡ phải vặt! Mà cũng đúng, ông già rồi nhìn thế nào được mà đòi hỏi ông ngồi tỉ mẩn vặt lông. Xong công đoạn chế biến, đến đoạn sản phẩm mới sợ, mọi người cứ tưởng tượng hương vị của nó là cháo với chim chẳng liên quan gì đến nhau! Khổ một nỗi, ông cứ nhìn, nên là tôi phải ăn thật ngon để ông vui.

Cố tỏ vẻ ngon lành mãi cũng chẳng xong, đến quả cổ cánh còn nguyên lông này thì bụng tí nữa trào ngược! Bát cháo chan nước mắt ăn từ sáng, đến trưa vẫn nhớ!".

Cùng chung hoàn cảnh với Hằng, hóa ra rất nhiều người đã từng trải qua cảm giác phải "nhắm mắt đưa môi" thưởng thức những món ăn lạ lùng do ông bà mình làm "đạo diễn". Có thể là cá mặn cơm khê, hoặc đặc sản gì đó chỉ về quê mới có... mà ông bà thấy ngon, còn chúng ta thì thấy khó nuốt. Thế nhưng, đằng sau khuôn mặt nhăn nhó "táo tàu" của chúng ta khi phải ăn những món đó, là biết bao nỗi niềm yêu thương kính trọng ông bà, thật khó để nói ra.

Cô nàng 9X khá ngạc nhiên khi được nhiều người hưởng ứng bài viết nhỏ của mình: "Em share bài lên mạng chỉ vì em cảm thấy mình rất hạnh phúc và tình tiết khá vui nhộn, bi hài, nhưng đến 90% bình luận của mọi người lại là chia sẻ những câu chuyện buồn về ông bà. Thực sự em cảm thấy mình may mắn hơn bao nhiêu người!".

Sự thật cay mắt đằng sau bát cháo chim lổm nhổm toàn lông ông nội dành riêng cho cháu - Ảnh 2.

Hình ảnh ông bà lui cui trong cái bếp cũ vẫn còn đun bằng củi khiến bao người rưng rưng.

Ông bà cách chúng ta hẳn 2 thế hệ, nên lối sống và cách nấu ăn luôn luôn truyền thống, khác xa với chúng ta rất nhiều. Nhưng dù bữa cơm quê đạm bạc có dở đến mấy, thì vẫn ngon hơn cả đống sơn hào hải vị đắt tiền, bởi nó được nêm gia vị "tình yêu" do ông bà tự làm ra. Ai cũng bật cười khi nhìn bức ảnh bát cháo chim câu với cái cánh nham nhở toàn lông chưa vặt hết, nhưng môi vừa khép lại thì sống mũi cũng cay cay.

Cô nàng Trần Yến Nhi tâm sự: "Ông ngoại mình mất khi mình mới 5 tuổi, quãng thời gian đó là hạnh phúc nhất cuộc đời của mình luôn. Ông ngoại thương mình nhất, hay cõng mình trên vai đi khắp xóm, mua kẹo cam cho mình, lúc ông ngoại mất mình còn không biết gì, chỉ nghĩ là ông đang ngủ thôi, cho tới khi ông bị chôn xuống đất thì mình lăn ra khóc ngất luôn". Bạn Nguyễn Minh Khang cũng nhớ lại kỉ niệm về người ông mà cậu trân quý: "Ông bà tôi ăn cơm thịt kho, tôi ăn thử 1 miếng cắn làm đôi mà ăn hết 3 bát cơm. Bởi vì tỉ lệ nấu nướng là 1 miếng thịt tương đương với 2 cân muối...".

Không chỉ có bát cháo chim, Bùi Hằng còn chia sẻ rất nhiều chuyện cảm động khác về ông bà mình: "Quê em ở Vĩnh Phúc, ông bà nội em cũng ở Vĩnh Phúc, bố em là con trai thứ 2 của ông bà. Nhà em ở cạnh nhà ông. Ông bà em đều đã ngoài 80 tuổi, bà em trước bị đục thuỷ tinh thể, đã phẫu thuật mắt, nhưng giờ thì mắt kém lắm, lọ mọ không làm ăn được gì.

Ông bà sống với 2 đứa con nhà chú út, đứa bé năm nay vừa hết lớp 1, thằng cu lớn năm nay hết lớp 6. Ông trước là giáo viên, sống khá nguyên tắc, nhưng tuyệt nhiên chiều bà với con cháu lắm. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà là ông em lo hết, từ nấu ăn cho đến quét dọn, giặt quần áo cho bà luôn. Không phải là chúng em không giúp nhưng ý ông là "không khiến ai cả".

Sự thật cay mắt đằng sau bát cháo chim lổm nhổm toàn lông ông nội dành riêng cho cháu - Ảnh 3.

Ông bà nội của Bùi Hằng.

Ông cũng có lương hưu đồng ra đồng vào, mỗi lần em về là lại dấm dúi cho tiền, em không lấy thì toàn nói kiểu ông bà không tiêu, rồi thì ông bà cho để lấy lộc, có khi vì thế nên sống thêm được vài năm nữa. Nói thế thì ai dám từ chối... Ông còn bị nặng tai, mỗi lần nói chuyện là như cãi nhau luôn! Buồn cười lắm.

Riêng khoản nấu ăn thì... ông em dở cực, đồ ăn luôn luôn bị nát và nhạt, đến bữa cơm thi thoảng lại mang cho nhà em, có món ăn được, món thì thực sự rất... kinh khủng, nhưng cứ cầm, cho ông vui (canh măng ông em nấu ngon nhất, còn mấy lần cho mướp đắng xào thì chịu chết luôn).

Ông thương nhà em lắm, mỗi ngày phải sang 4 - 5 lần, sáng sớm xuống ngó xem bố mẹ dậy đi làm chưa, sáng nay đi đâu làm gì, em mà về là toàn sang gọi dậy. Trưa thấy mẹ em về cũng sang ngó xem nay chợ búa thế nào, ăn món gì, bố nó đã đi làm về chưa...

Sự thật cay mắt đằng sau bát cháo chim lổm nhổm toàn lông ông nội dành riêng cho cháu - Ảnh 4.

Khổ vì bát cháo chim khó nuốt nhưng cô gái 20 tuổi vẫn biết ơn tấm lòng yêu thương ông nội dành cho mình.

Hôm trước lâu em không về, mà về em hay kêu là đi học khổ, sinh viên nghèo ăn uống chả dám ăn, sáng hôm sau ông gọi sang chơi, em cũng sang, rồi bảo xuống bếp đem cháo lên, ông ninh từ sáng sớm! Èo ôi em không thích lắm, bảo cháu ăn sáng rồi nhưng ông bảo thế đợi đói đói thì ăn. Lúc mở nồi ra, nước còn lõng bõng, đảo qua đảo lại thì thấy cả con chim luôn. Ông múc cố lấy mấy miếng chim cho em ăn. Và kết quả thì ai cũng biết rồi đấy...".

Kể một tràng về ông nội, rốt cục Hằng cũng không nén nổi xúc động: "Nói chung là nhiều khi thấy phiền ghê gớm nhưng ngẫm lại thấy yêu ông vô cùng!". Ta mất gần 20 năm để lớn lên, nhưng mất cả đời để tìm về những ngày bé dại. Dù ở quê chẳng náo nhiệt đông vui như thành phố, không quán xá đồ ăn ngập tràn, chỉ có vườn cây đầy con dĩn, đất bùn và những bữa cơm dưa cà, cá ao, bên nụ cười móm mém của ông bà, nhưng nó là một phần xúc cảm mà ai cũng trân trọng giữ gìn đến hết đời.

Theo Trí thức trẻ

ông bà

tình cảm gia đình

câu chuyện cảm động


Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.