- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lá thư đẫm nước mắt của người mẹ quyết không cho con đang du học về Việt Nam dù đã mua vé máy bay
"Thôi con cứ ở lại bên đó. Nhà chủ họ vẫn cưu mang mình, đất nước họ y tế tốt, bảo hiểm tốt, họ văn minh và tử tế tại sao mình phải chạy để tạo nên một sự hỗn loạn trong thế giới."
Hai tuần qua, hàng chục nghìn người là người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài, chủ yếu là các nước châu Âu và châu Mỹ đã trở về nước , tạo nên cuộc hồi hương lớn của người xa quê. Trong đó có nhiều du học sinh đang theo học tại các quốc gia có nền giáo dục nổi tiếng như Anh, Pháp, Mỹ, Canada,...
Chị L.H, hiện đang là phụ huynh của một du học sinh lớp 11, Vancouver, Canada. Chị đã có một quyết định khó khăn trước những diễn biến khó lường của dịch Covid-19. Đó là việc có nên để con về hay không? Và sau những đắn đo của cả mẹ và con, chị đã để con ở lại dù đã mua vé máy bay, chuẩn bị để con về nước.
Đứng trước lựa chọn này, bên kia bán cầu, con gái của chị có đôi chút buồn vì không được đi học và phải hạn chế khoảng cách xã hội tối đa. Chị chia sẻ, hiện tại con đang được ở với chủ nhà người Canada tốt bụng và 6 du học sinh khác, Mọi thứ đang bình thường, khiến chị an tâm và đỡ lo hơn khi chứng kiến dòng người, trong đó đa phần là du học sinh trở về Việt Nam ồ ạt.
Tuy nhiên chị vẫn có những nỗi niềm riêng trước lựa chọn để con ở lại, chị tâm sự: "Mình lo rằng cơn đại dịch bao lâu nữa sẽ qua để bình yên sẽ trở lại vùng đất lá phong và con có vững vàng tâm lý để bình an vượt qua những ngày khó khăn này?"
Để con gái hiểu hơn về những quyết định ở thời điểm này dành cho mình, chị L.H đã có những dòng tâm sự dành cho con, nguyên văn như sau:
Một quyết định khó khăn.
Sáng dậy nhận được nhắn tin của con: mẹ ơi, 600 ca rồi. Hỗn loạn. Tỉnh bang BC của con trường học đóng cửa vô thời hạn tất cả sẽ học trực tuyến. Mẹ có cho con về nhà không?
Mẹ choàng dậy! Nước mắt mẹ nhoè đi! Mẹ không nghĩ được gì hơn nữa. Mẹ đặt vé cho con về.
Thế rồi vé cũng xuất, tiền cũng trả xong nhưng rồi mẹ bình tĩnh lại và nghĩ. Giờ mà về một chặng dài mấy chục tiếng, lây nhiễm trên máy bay là khả năng cao. Khi lây nhiễm không chỉ khổ con mà khổ cả tổ bay, khổ cả chính quyền và thế là mình lại chồng chất thêm một gánh nặng cho quê hương vốn đã nghèo nay lại chìm trong dịch bệnh khổ cực lắm con ơi!
Con có biết Vũ Hán và Miền Bắc nước Ý trước giờ phong toả đã tạo ra một làn sóng di chuyển và chính điều đó đã gây ra sự lây nhiễm khủng khiếp trong cộng đồng. Cuối cùng Vũ Hán và Ý đã trở thành tâm dịch bởi coronavirus hay cũng bởi chính virus hoảng loạn trong mỗi chúng ta con à!
Thôi con cứ ở lại bên đó. Nhà chủ họ vẫn cưu mang mình, đất nước họ y tế tốt, bảo hiểm tốt, họ văn minh và tử tế tại sao mình phải chạy để tạo nên một sự hỗn loạn trong thế giới.
Con hãy ở lại nhé và làm theo hướng dẫn y tế của chính quyền sở tại, của bác chủ nhà, hạn chế không ra ngoài, rửa tay sạch, học bài, nghe nhạc, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi! Vùng đất lá phong vẫn sẽ đẹp và bình yên con nhé! Cả nhà yêu con.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Mạng xã hội22 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.