- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lại tranh cãi nảy lửa chỉ vì chị chồng tố em dâu ích kỉ, "đến bát đũa cũng không cho mượn"
Ai cũng lắc đầu ngán ngẩm vì người chị chồng thì quá ghê gớm, hay để ý chuyện nhỏ nhặt, còn cô em dâu thì chưa biết ý tứ, cư xử cho vừa lòng chị chồng.
Dường như những câu chuyện đời thường về mối quan hệ trong gia đình luôn là chủ đề bàn luận không bao giờ hết hot. Từ những mối quan hệ kinh điển như vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu… đến anh em họ hàng thân thích. Chuyện mẹ chồng nàng dâu diễn ra quá nhiều rồi, đến nỗi ai cũng mặc định trong đầu nếp nghĩ rằng, con gái đi lấy chồng điều lo lắng nhất luôn là người phụ nữ được chồng gọi là “mẹ”. Còn một mối quan hệ muôn thủa khác nữa, đó là chị/ em gái chồng và nàng dâu. Dường như luôn có rất nhiều vấn đề xảy ra trong gia đình, nếu như tồn tại các mối quan hệ này cùng lúc.
Phải là người trong cuộc thì chúng ta mới hiểu được nguồn cơn của tất cả sự việc là do đâu. Mới đây, một bà mẹ trẻ có tài khoản fb là T.N, vì bức xúc không thể nhịn được đã đăng đàn tố em dâu trên mạng xã hội với đủ thứ chuyện vụn vặt, khiến dân tình tranh cãi ầm ĩ rằng ai đúng ai sai.
Câu chuyện khá dài, đại ý là “không thể chấp nhận được loại em dâu như thế”. T.N cho biết, nhà chị có 2 gái 1 trai, chị lớn đã lấy chồng, còn em trai vừa lấy vợ. Tất cả đều ở gần nhà mẹ đẻ, có thói quen thường xuyên tụ tập ăn uống. Nhà đông con cháu nên mỗi lần sum vầy là lại ầm ĩ, thiếu thốn thứ gì mọi người đều chạy qua nhà nhau mượn, từ xoong nồi đến bát đũa.
Mọi thứ thay đổi kể từ khi cậu em út lấy vợ. “Mẹ em ít tổ chức anh em gặp mặt, hình như vì em dâu không thích. Trước mặt thì vẫn vui vẻ, nhưng thấy thằng em trai nói với mẹ là từ nay tụ tập ít thôi. Tụ tập suốt thế ai nấu cơm, ai rửa bát. Mà mỗi lần lên ăn có phải mình nó phải làm đâu. 2 chị chồng cũng làm cùng ấy chứ. Thứ 7, chủ nhật cho cháu về chơi chắc cũng chả vui vẻ gì, mặc dù trước mặt vẫn cười nói. Đúng là đồ giả tạo. Có lần thấy mẹ em bảo. con dâu không thích chung đụng bát đĩa các thứ đâu, cứ tìm đến cái nào là lại ở bên nhà chị D vậy mẹ. Thôi từ nay đừng có sang nhà lấy bát nữa, bát nó mua đấy. Đúng là loại ích kỉ”.
Đến đôi dép còn xô, đôi đũa còn lệch, huống chi là người với người. Ngay sau khi T.N đem chuyện của mình chia sẻ trên một diễn đàn lớn, cả nghìn thành viên mạng đã nhảy vào “mổ xẻ” không thương tiếc. Có thể vì câu chuyện khá gần gũi với cuộc sống thường nhật, nhiều chị em cũng từng phải đối mặt, nên thu hút sự quan tâm chú ý của khá đông các mẹ bỉm sữa. Đa phần đều cho rằng giọng điệu người chị chồng khá gay gắt, đọc qua thấy sự việc cũng chẳng có gì to tát, chỉ là sinh hoạt thường ngày mà thôi.
Bạn Anna Thuỳ Vân nhận xét: “Có thể do em dâu bạn kỹ tính nên ngại va chạm, nhiều khi những thứ nhỏ nhặt trong nhà cũng đủ gây ra một cuộc chiến, nên cô ấy không muốn gây mất tình cảm chị em vì việc mượn bát đũa. Bạn thử trò chuyện với em dâu để hiểu tâm ý xem sao, phán xét 1 phía cũng không được”.
Thành viên Lan Chip tỏ ra đồng tình với cách ứng xử của cô em dâu hơn là chỉ trích theo người chị chồng: “Mỗi người mỗi tính, mình cũng rất ghét chung đụng. Bát đũa nhà mình mà bị người khác mượn, xong không có ý thức đem trả, lúc cần dùng lại chẳng có, phải bạn thì bạn có tức không. Chị em ruột thịt thì bạn thấy không sao, nhưng bạn cũng đi làm dâu như em ấy, sao bạn không thử đặt mình vào vị trí em dâu rồi hãy chê người ta ích kỷ”.
Bà mẹ trẻ Thiên An thì bức xúc góp ý với cô chị chồng ghê gớm: “Mẹ nó đi làm dâu mà không hiểu cảnh nhà chồng cũng tụ tập ăn uống xong một mình nai lưng ra dọn dẹp sao? Đi làm về mệt, còn con nhỏ quấy khóc, nhìn đống mâm bát bẩn thỉu đầy ra nhà, bạn có ức chế không. Bạn không kể rằng em dâu phàn nàn than thở, chỉ có mẹ bạn biết ý bớt gọi con cháu về nhà, chứng tỏ em dâu rất tế nhị, đâu phải ích kỉ như bạn tố”.
Mọi người cũng cho rằng, T.N không nên gọi em dâu là “nó”. Trước cơn gạch đá như vũ bão của cư dân mạng, "tác giả" khơi mào cuộc khẩu chiến trên diễn đàn đã lên tiếng phản bác: “Tôi viết lên đây chỉ để giải toả stress, ai không thích thì bỏ qua. Nhà chị gái tôi dư sức mua bát đĩa, nhưng 2 nhà gần nhau, sao tránh được đồ nhà này ở bên nhà kia, trẻ con nó sang ăn rồi bê về ai biết được. Làm em dâu, chạy qua lại 2 nhà một tí có chết ai”.
Không chỉ vậy, T.N còn cho biết mình không hài lòng với thái độ của em dâu khi chị thỉnh thoảng gửi con nhờ bà ngoại trông: “Con nó 8 tháng, mẹ đẻ em trông cho đi làm. Con em 12 tháng, thỉnh thoảng nhỡ ra đem lên gửi mẹ 1 hôm nó cũng khó chịu ra mặt. Mà có phải lúc nào cũng gửi đâu, tháng chắc 2, 3 buổi. Nó bảo mẹ em là lúc nào mà em gửi con thì phải báo trước cho nó 1 hôm để nó sắp xếp công việc nghỉ ở nhà trông con nó, cho mẹ trông con của em. Có hôm e có việc bận nhờ mẹ trông giúp 2 tiếng, gửi từ 7h. Lẽ ra 9h đón nhưng chưa xong việc nên chưa về được, 10h nó gọi điện cho em hỏi: chị sắp về chưa? Có loại em dâu nào lại đi chị đạo cả chị chồng thế không?”.
Đọc đến đây thì chị em lại càng bùng lên tranh cãi dữ dội. Bởi lẽ, T.N đã cư xử hơi quá trong trường hợp này. Cô em dâu làm không hề tỏ ra chống đối hay khó chịu, nhưng có vẻ vẫn không làm vừa mắt chị chồng.
Thành viên Quynh Chi ôn tồn góp ý: “Cái gì cũng có qua có lại hết các mẹ ạ, đối xử tốt thì nhận lại tốt, còn sống ích kỷ thì cười người hôm trước hôm sau bị cười thôi”.
Một số mẹ bỉm cùng chung hoàn cảnh có chị/ em chồng như T.N thì kể rằng mình đều trải qua mấy chuyện va chạm sinh hoạt giống thế, dù là chị chồng hay em dâu thì bên nào cũng vừa đúng vừa sai nên mới xảy ra mâu thuẫn. Ai cũng có lý lẽ của riêng mình, và đều bảo thủ, không chịu nói ra nên mới nghĩ về nhau một cách ức chế, phiến diện, thậm chí hiểu lầm cách cư xử của nhau.
Rất nhiều người thông cảm với suy nghĩ của T.N, nhưng chuyện mà dính dáng tới trông con thì có vẻ cô hơi nhạy cảm quá. Nếu không phải gửi nhà mẹ đẻ, mà đem gửi con cho hàng xóm hoặc người quen, liệu diễn biến sự việc có giống như những gì mà người chị chồng đáo để này cảm nhận không? Chỉ là một câu hỏi thăm bao giờ chị về, mà cũng khiến cho mối quan hệ chị chồng – em dâu trở nên căng thẳng. Cũng khó trách được, bởi mỗi người có quan điểm, góc nhìn khác nhau về cùng một sự việc.
Tuy nhiên, dù có bức xúc đến đâu thì mọi người cũng cho rằng T.N bưng lên mạng xã hội tố em dâu như này là hơi quá. Chuyện nhạy cảm trong gia đình thì nên khéo léo khuyên bảo nhau, chứ làm bung bét ầm ĩ lên chỉ để xả cơn giận trong lòng thì không đáng, lại bị mang tiếng là chị chồng hẹp hòi. Cư dân mạng vẫn đang tiếp tục tranh cãi, bàn luận quanh chuyện của T.N, không có dấu hiệu ngừng lại, vừa góp ý cho chính chủ hiểu mâu thuẫn thực tế nằm ở đâu, cách giải quyết thế nào, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiều nàng dâu khác cũng có chị/ em chồng. Cơm sôi thì bớt lửa, đều là người thân trong gia đình, nhường nhịn nhau một chút, dĩ hoà vi quý là ai cũng thoải mái cười vui, đơn giản vậy thôi.
Theo Trí thức trẻ
-
Mạng xã hội3 ngày trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội4 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội16/11/2024Chiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội16/11/2024Lực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.