- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ trẻ hạnh phúc khoe đẻ xong được hơ than trong tháng nằm cữ, ngờ đâu chị em nhào vào chê lạc hậu
Phương pháp dân gian này nhiều chị em không cho rằng nó tốt nhưng một số lại nhiệt tình ủng hộ.
- Vợ gọi video cho chồng phát hiện điều không ngờ trong chiếc gương nhà nghỉ
- Chứng kiến cô gái "đổi trắng thay đen" gương mặt một cách ngoạn mục, cánh đàn ông kêu trời vì chẳng còn biết tin ai
- Ngày nghỉ lễ về quê chồng biến thành ngày hành xác vì mẹ chồng quá bẩn: Bát mấy ngày không rửa, bếp ngập cặn mỡ "ngàn năm"
Phương pháp dân gian này nhiều chị em không cho rằng nó tốt nhưng một số lại nhiệt tình ủng hộ.
Phụ nữ sau khi sinh con thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì lẽ đó, theo phong tục ở một số vùng miền thì sau khi từ bệnh viện về sẽ tiến hành hơ than nóng để cơ thể được sạch sẽ và da dẻ hồng hào. Phương pháp này thật sự thì chưa được được ai kiểm chứng và nhiều người còn cho rằng nó khá độc vì có hơi than. Tuy nhiên vì là tập quán cho nên vẫn có nhiều gia đình áp dụng.
Và mới đây, trên một hội nhóm kín dành cho các chị em, chủ đề này lại tiếp tục gây tranh cãi bằng một bài đăng của bà mẹ trẻ. Ban đầu, bà mẹ này có ý khoe mình được chăm sóc tốt và muốn khảo sát các mẹ khác ở cữ thế nào: "Xông hơ, ở cữ các mẹ ạ. Nhà mọi người ở cữ có hơ thân như thế này không?". Ngờ đâu, dân tình rào rào phản đối, nên cô ấy đã chia sẻ thêm: "Không hơ than là một thiệt thòi đó ạ. Thực chất khi hơ than mình mở 2 cửa sổ ra và trên chõng là trải 1 lớp ngải cứu rất dày. Xong trải lên 1 cái chiếu nằm cho sạch người. Mình nằm lên trên, có bà hoặc mẹ ngồi bên xê dịch nồi than.
Nằm trên đó chỉ có ấm ấm thôi các mẹ, chỉ đủ ra mồ hôi, mùi ngải cứu bốc lên thơm lắm Mình rất thích ngửi. Sưởi xong cơ thể khỏe khoắn. Sau ở cữ 1 tháng thì da dẻ đẹp hồng hào hơn nữa lại đỡ nhức mỏi xương khớp, phòng bệnh hậu sản về sau đó.
Xông than không đúng cách mới nguy hại đó các mẹ ạ".
Việc hơ than cho sản phụ, này theo nhiều mẹ là tiềm ẩn một số nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Đúng là cách làm này không còn mới với phần đa các sản phụ Việt Nam. Ai cũng biết có nơi dùng than hơ cho bà đẻ nhưng không phải ai cũng áp dụng bởi vì sợ hơi than độc, hơ xong không cẩn thận còn mang vạ vào thân chứ chưa nói đến chuyện sẽ được khỏe đẹp lên. Và thế là các chị em đã ngay lập tức chia làm 2 phe để tranh cãi về vấn đề này.
Tài khoản Trương Thị Hồng Thắm đưa ý kiến: "Thứ nhất da đẹp hay không tùy cơ cơ địa từng người, thứ hai hơ than thế có ngày chết ngạt và thứ ba là đây chỉ là phương pháp thư giãn thôi chứ nếu không hơ thì cũng chẳng ảnh hưởng gì hết cả".
Đồng quan điểm này, bạn Võ Thanh Huyền bình luận: "Phản đối chuyện xông bằng than mẹ nó ạ. Mẹ nó tìm hiểu lại đi nhé vì nếu có xông thì phải là xông hơi, xông tinh dầu ý chứ". Trong khi đó, nick Phước Bỉm Sữa thì tỏ ra là người khá có kinh nghiệm: "Mẹ này nằm sai cách rồi, giường phải cao nửa mét, cách 2 lớp chiếu, than không được có khói và nằm nơi thoáng đãng thì mới được".
Mẹ Răng Sún thì kể lại kỷ niệm hơ người "đau thương" của mình rằng: "Mình hơ đúng 2 bữa, thấy mình như con lợn quay nên bỏ cuộc vì nóng quá. Đẻ xong dáng vẫn đẹp, da vẫn sáng".
Còn về phía những người đồng tình thì có Bạn Trúc Bùi cho hay: "Nếu xông than đúng cách thì tốt mà mọi người. Em thì trước chỉ xông hơi thôi chứ không nằm than nhưng em cũng không phản đối phương pháp hồi phục sau sinh này cho các mẹ đâu". Hay như An Nhiên thì cho rằng: "Thèm được nằm than lắm các mẹ ạ, chỉ tiếc là con quấn không ai giữ cho nằm. Đỡ đau lưng đau khớp nhiều luôn. Nhà mình toàn bên y dược nhé. Nằm được tốt mà".
Một số mẹ thì lại hoàn toàn đồng tình với phương pháp này.
Thật ra thì đây chỉ là một phương pháp dân gian và chưa ai kiểm chứng được nó có thật sự tốt cho sức khỏe của các sản phụ sau khi sinh con về không. Nhiều mẹ lo rằng, nếu người phụ nữ nằm trong phòng kín, hơi than sẽ làm ngạt mẹ, ảnh hưởng đến em bé. Chưa kể là có thể xảy ra cháy nhà nếu không cẩn thận. Những mẹ khác có kinh nghiệm thì lại cho rằng việc hơ ngải cứu, xông hơi này giúp cho bà đẻ được thư giãn, thoải mái tinh thần, cộng thêm việc có người già có kinh nghiệm chăm sóc, trò chuyện sẽ giảm stress sau sinh.
Mỗi người đều có cái lý riêng của mình nhưng thiết nghĩ, từ thời ngày xưa các cụ đã rất chăm lo để ý đến sức khỏe phụ nữ sau sinh nên mới tìm ra cách này. Chỉ có điều thời đó có lẽ điều kiện kinh tế còn chưa có nên họ chỉ có thể dùng than để đốt chứ chẳng còn lựa chọn nào hơn. Còn thời bây giờ, các mẹ đều đã có điều kiện tốt hơn, hãy chọn cách nào phù hợp nhất với bản thân cũng như bảo vệ được cho chính mình nhé.
Theo Helino
-
Mạng xã hội10 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.