- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mới đi làm, lương tháng vài triệu mà bị bố mẹ bắt trả hết sinh hoạt phí cho cả nhà - về câu chuyện khiến MXH dậy sóngchữ "hiếu" thời hiện đại
Cứ tưởng nhân vật chính sẽ được tất cả mọi người đồng cảm thì trái lại, câu chuyện đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi gay gắt....
- Lộ tin nhắn của "tiểu tam" với chồng, chị em đọc mà không khỏi "sôi máu"
- Thấy bánh bao gà nấm phố cổ được khen nức nở, cô gái trẻ quyết ăn thử nhưng tuyên bố "cạch mặt" vì loạt lý do
- Bị bạn trai bắt gặp ôm eo nam thanh niên trên xe máy trong đêm, cô gái hung hăng tuyên bố: "Đây bạn thân tao, ôm nhau là chuyện bình thường"
Cứ tưởng nhân vật chính sẽ được tất cả mọi người đồng cảm thì trái lại, câu chuyện đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi gay gắt với nhiều ý kiến trái chiều rất đáng suy ngẫm xoay quanh chữ "hiếu" thời nay.
Tiền bạc vốn là vấn đề nhạy cảm, nó không chỉ gây nên những bất hòa bên ngoài xã hội, giữa người với người mà còn khiến bao mối quan hệ trong gia đình lâm vào tình cảnh vỡ tan thảng thốt. Chẳng hạn như câu chuyện đây.
Câu chuyện tiền lương và áp lực của một bạn trẻ mới ra trường
Chuyện kể về một bạn vừa ra trường và mới chập chững đi làm với mức lương chẳng bao nhiêu. Tuy nhiên, bố mẹ của bạn lại lên danh sách cho hàng loạt chi phí mà bạn bắt buộc phải chi cho gia đình hàng tháng, điều này khiến bạn bị áp lực.
Lúc buồn bã và tuyệt vọng nhất về vấn đề lương bổng, chữ "hiếu" và mối quan hệ giữa mình với bố mẹ, bạn đã đăng đàn chia sẻ trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên mạng xã hội như sau:
"Bố mẹ đòi chia lương.
Các bạn ơi, mình cảm thấy áp lực từ chính bố mẹ của mình. Mình chỉ mới ra trường vừa làm được 2 tháng nay. Mỗi tháng lương không đáng bao, chi tiêu cá nhân tằn tiện ăn uống, xăng xe cũng chỉ vỏn vẹn 2 triệu. Áo quần, túi xách, giày dép cũng không dám mua.
Hàng tháng mình cũng phụ nhà chi phí sinh hoạt. Chi ra mình cũng chỉ dư lại vỏn vẹn 2-3 triệu tích góp. Nhưng ba mình rất lạ, nếu không muốn nói thẳng là bòn tiền mình. Từ cái card điện thoại, hay chi phí đám tiệc gì ba mình cũng đưa ra 1 con số bắt mình phải chi. Nói rằng đây là trách nhiệm của mình.
Mẹ mình thì muốn mình phải cho thêm em trai chi phí để sinh hoạt. Bố mẹ mình ai cũng có tiền trăm triệu để ngân hàng. Nhưng nhất quyết không chịu chi, có tiệc tùng gì cũng bảo mình chi là phải nhiều mới đáng mặt và tự hào. Bố mẹ mình muốn tự hào bao nhiêu em càng tằn tiện bấy nhiêu.
Mua 1 đôi giày mình cũng không dám mua, mình chưa bao giờ dám bỏ ra 500k để mua 1 đôi giày nào, vậy mà mình cho ba đi mua giày. Tưởng ba sẽ vui vậy mà ba về trách móc "500k có đủ đâu tao phải bỏ thêm 200k nữa mới đủ đó". Em nghe xong buồn kinh khủng.
Mình đi làm đã đủ thứ áp lực, về nhà lại suốt ngày bị đòi lương, bố mẹ mình thậm chí họ còn ngồi tính trên lương mình nên đưa cho họ bao nhiêu. Và nói mình xài gì 1 tháng gần 2 triệu. Chắc mình phải đổ nước lạnh vào để chạy xe đi làm. Và nhịn đói 3 bữa để không tốn tiền ăn.
Bất hiếu? Mình sẽ bị gán mác ngay khi phản bác sự tính toán của ba mẹ trên đồng lương của mình. Chính mình còn không được xài và làm chủ đồng lương của mình. Mình thật sự rất chán. Và muốn bỏ nhà đi. Mình quá mệt mỏi, khi về nhà là vấn đề tiền bạc cứ đổ lên người mình.
Các bạn chắc cũng trải qua giai đoạn này, cho mình 1 lời khuyên với. Mình nên làm gì để bố mẹ có thể hiểu mình hơn đây. Đừng suốt ngày gặp mình là đòi tiền nữa".
Câu chuyện được đăng đàn không bao lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Tuy nhiên, cứ tưởng nhân vật chính sẽ được tất cả mọi người đồng cảm thì trái lại, câu chuyện của bạn đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi gay gắt với nhiều ý kiến trái chiều rất đáng suy ngẫm.
Dân mạng tranh cãi gay gắt với hai luồng ý kiến đáng suy ngẫm
Một bên cho rằng, nhân vật chính của câu chuyện thật tệ bạc với gia đình vì không hiếu thuận với bố mẹ, bố mẹ nuôi mình ăn học nên vóc nên hình, bây giờ đủ lông đủ cánh lao mình vào cuộc đời mà cũng khe khắc với họ vài triệu đồng.
1. "Bố mẹ đẻ ra mình, thì mình phải có trách nhiệm. Đừng có vì mấy đồng tiền mà kêu ca trách bố mẹ bạn ơi. Ơn sinh thành mình trả mãi không hết nên cứ coi như đây là bạn đang đền ơn bố mẹ đi. Hãy hiếu thuận khi còn có thể, bản thân mình sống khổ một chút không sao, đừng để sau này họ đi rồi mới hối tiếc".
2. "Sau này bạn có con bạn sẽ biết, ngày xưa ba mẹ bạn ăn không dám ăn, quần áo toàn mặc đồ cũ, giày dép là thứ xa xỉ, tháng nào cũng tốn hết 1 nửa lương chỉ để chi cho bạn. Rồi còn những lúc ốm đau bệnh tật thức đêm thức hôm lo chạy chữa cho bạn thì bạn mới thấu được. Làm ơn nhớ về những ngày đó mà trả ơn, trả hiếu đi chứ than thở cái gì".
3. "Ông bà gửi tiền ngân hàng để làm gì? Nuôi bạn đi làm là bao nhiêu tuổi rồi? Mới đi làm được 2 tháng mà giống như 20 năm ấy nhỉ. Nếu áp lực quá thì xin ra ở riêng đi. Sống 1 mình và coi như không có gia đình mình nữa đi. Chắc vậy bạn sẽ thích. Đúng là bố mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày".
Trong khi bên còn lại lại nói, là bậc phụ huynh chính ra phải yêu thương và thấu hiểu con mình. Đừng sinh con ra và xem đó như một món đầu tư cho tương lai, cũng đừng vì mục đích "để sau này có người phụng dưỡng". Hãy để con báo hiếu từ chính mong muốn và sâu trong trái tim mình. Đòi hỏi chỉ gây thêm áp lực và khiến con rơi vào tuyệt vọng mà thôi.
1. "Mẹ mình nói: 'Đưa con đến với cuộc đời này là sự lựa chọn của mẹ, không phải của con, nên nuôi nấng con là nghĩa vụ của mẹ, cần con hạnh phúc mạnh khỏe là được không cần con phải nuôi mẹ làm gì'.
Nên mấy người có cái tư tưởng đẻ con ra xong kể công thì nên xem lại, chưa chắc đưa trẻ nó muốn đến với thế giới này, ở đó còn bắt nó gánh thêm nhiều sức nặng trên vai. Còn chuyện phụ giúp nuôi gia đình là bản thân tự biết, liệu cơm gắp mắm không phải đòi, đặt nặng đồng tiền lên đầu con cái là không có đúng đâu".
2. "Mấy bạn thạc sĩ kỹ sư học hành đủ cả mà biết đọc bài à? Bạn đó mới ra trường lương 5-6 triệu/tháng, bạn cũng có cuộc sống riêng bạn bè phải chi tiêu riêng chứ có phải cuộc sống như robot đâu. Mỗi tháng bạn cần phải sống chứ không hít không khí mà sống được. Báo đáp cha mẹ thì trước tiên nó phải sống để tạo sự nghiệp, đằng này ba mẹ có phải thiếu thốn gì đâu".
3. "Ba mẹ nuôi lớn để nên người. Đi làm kiếm tiền trước tiên tự nuôi được bản thân không để ba mẹ lo nữa đó mới là cái hiếu đầu tiên dành cho ba mẹ. Còn chuyện lo lắng lại cho ba mẹ trước tiên là lo cái cách sống để ba mẹ yên lòng kìa.
Tiền bạc ba mẹ thừa hiểu tụi mình sẽ lo được cho ba mẹ như thế nào. Cái để ba mẹ tự hào là mình nên người. Chứ chả phải mang tiền về nhà là có hiếu là lo cho ba mẹ đâu. Đừng ở đó nói nó tính toán. Như nó đi rồi hiểu".
Quả thật, chỉ từ câu chuyện trên mà dân mạng đã rất tốn công phản hồi khi chia sẻ hàng loạt các bình luận dài với nhiều ý kiến hay ho. Thôi thì suy cho cùng, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, những bình luận bên trên không hẳn là sai và cũng không hẳn là đúng. Cái quan trọng nhất là tự bản thân mỗi người phải tìm được lời giải từ trong chính gia đình mình.
Khi gặp bất đồng với bố mẹ trong một vấn đề nào đó, chúng ta nên ngồi lại để đối thoại và tìm cách chia sẻ cho bố mẹ về những gì mình khúc mắc, khó chịu trong lòng. Như đã nói ở trên, tiền bạc là thứ rất nhạy cảm vừa có thể tạo dựng, cũng vừa có thể phá hủy đi những mỗi quan hệ xung quanh. Vậy nên, tuyệt đối phải cẩn trọng, đừng để vài triệu đồng mà khiến đôi bên xa cách lẫn nhau. Thật sự không đáng.
Còn chị em, chị em nghĩ sao về câu chuyện trên và theo phe nào?
-
Mạng xã hội1 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội22 giờ trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcClip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.