- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Bốc thuốc” giải nhập siêu
Hiện tượng nhập siêu được các chuyên gia kinh tế gọi là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Tùy vào diễn biến của căn bệnh ở từng giai đoạn mà có những cách “bốc thuốc, kê đơn” khác nhau song đều có điểm chung là phải phân định giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn
Hiện tượng nhập siêu được các chuyên gia kinh tế gọi là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Tùy vào diễn biến của căn bệnh ở từng giai đoạn mà có những cách “bốc thuốc, kê đơn” khác nhau song đều có điểm chung là phải phân định giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn
Giải pháp ngắn hạn ít hiệu quả
Thực hiện Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để kiềm chế nhập siêu. Đó là hàng loạt biện pháp hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, ban hành hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... nhưng kết quả chưa chuyển biến nhiều. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng hiệu quả công tác này còn thấp vì các biện pháp kiềm chế nhập siêu hiện chỉ tập trung chủ yếu vào hàng tiêu dùng trong khi tỉ trọng của nhóm hàng này rất thấp, chỉ chiếm 8,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung cả nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 17%.
Rau củ quả từ Trung Quốc tràn sang VN, một nghịch lý khi trước năm 2004, rau củ quả từ VN xuất sang Trung Quốc rất nhiều. |
Liên quan đến giải pháp tăng thuế để hạn chế nhập siêu, đại diện Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng cách này sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp vì có những mặt hàng buộc phải nhập khẩu. Đây không phải là chính sách lâu dài, khi thật cần thiết mới áp dụng một cách thận trọng.
Thẩm định nhu cầu ngoại tệ với dự án lớn
TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng giải quyết vấn đề nhập siêu chỉ dưới góc độ thương mại quốc tế chưa đủ. Cách nhìn căn cơ, dài hạn phải là ở góc độ cơ cấu kinh tế.
Với mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào đầu tư, để đạt mục tiêu tăng trưởng luôn ở mức cao liên tục trong nhiều năm gần đây (trừ năm 2009), VN đã phải đầu tư lớn trong một giai đoạn khá dài. Trong khi đó, tiết kiệm nội địa không tăng tương ứng. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh nhập siêu cho nền kinh tế VN như hiện tại chính là ở sự mất cân đối lớn giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư. Chênh lệch giữa tiết kiệm – đầu tư lớn, trang trải trong nước không đủ sẽ lộ ra vấn đề nhập siêu. Tỉ lệ tiết kiệm của nền kinh tế VN chưa đến 30% trên tổng GDP trong khi đầu tư so với GDP đã lên đến 40%-41%.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, muốn kiềm chế nhập siêu phải tăng tiết kiệm nội địa và giảm đầu tư, đặc biệt là đầu tư công từ ngân sách. Trong đó, tăng tiết kiệm là giải pháp dài hạn, không thể ngày một, ngày hai là có kết quả nên trước hết cần cắt giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đối với các dự án lớn, cần quy định thẩm định cả nhu cầu ngoại tệ. Hiện nay, nhiều dự án lớn được triển khai nhưng không xét đến yếu tố vĩ mô này nên đã gây tổng cầu ngoại tệ quá lớn vào cùng thời điểm khiến tình trạng thâm hụt thương mại càng thêm trầm trọng. Thay vì phê duyệt quá nhiều dự án sử dụng ngoại tệ nhập khẩu trang thiết bị cùng lúc, nên dãn cách thời gian đầu tư rải rác trong các năm.
Cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu
TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, nhìn nhận: Tuy xuất khẩu đã có những tiến bộ vượt bậc về kim ngạch nhưng do những hạn chế về cơ cấu, mô hình phát triển xuất khẩu kết hợp với những hạn chế trong kiểm soát nhập khẩu đã khiến tình trạng nhập siêu kéo dài và lên đến mức nguy hiểm. Nhập khẩu máy móc thiết bị để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu trong khi nhập khẩu nguyên nhiên liệu chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu.
Theo TS Nguyễn Đình Ánh, trước mắt, mục tiêu kiểm soát nhập khẩu cả năm dưới 20% kim ngạch nhập khẩu vẫn có thể đạt được nếu có biện pháp tập trung. Giải pháp quan trọng không phải là đẩy mạnh tăng kim ngạch xuất khẩu, vì tăng xuất khẩu sẽ kéo theo tăng nhập khẩu nguyên liệu tương ứng. Các biện pháp ngắn hạn vẫn phải thực hiện để giảm mức độ tăng nóng. Quan trọng là tập trung vào các giải pháp trung và dài hạn. Trung hạn là sử dụng chính sách tiền tệ, cụ thể là lãi suất và tỉ giá hối đoái.
Dự kiến với các sức ép mất cân đối kinh tế giữa trong và ngoài nước, giảm giá VNĐ là tất yếu song mức độ và thời điểm điều chỉnh giảm cần đồng bộ với chính sách quản lý ngoại hối và chính sách thương mại, bảo đảm không gây ra các cú sốc đối với ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc làm này phải tính toán để đồng bộ với mục tiêu kiềm chế lạm phát. Dài hạn phải cơ cấu lại mặt hàng xuất nhập khẩu hợp lý.
|
Theo Phương Anh
-
Mua sắm9 phút trướcSau cơn sốt chung cư, giá căn hộ mới dưới 50 triệu đồng/m2 gần như vắng bóng tại Hà Nội. Điều này khiến việc mua chung cư mới, 2 phòng ngủ với giá 3 tỷ đồng tại thủ đô hiện nay cũng bất khả thi.
-
Mua sắm2 giờ trướcCổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần (gần 7%), lên 11.750 đồng/cổ phiếu, với dư mua áp đảo bên bán.
-
Mua sắm4 giờ trướcGiá vàng miếng sáng nay 26/11 giảm 1,8 triệu đồng/lượng ngay khi mở cửa phiên giao dịch, giá hiện dao động ở mức 82,8 - 85,3 triệu đồng/lượng (mua - bán).
-
Mua sắm5 giờ trướcNgày hội siêu giảm giá Black Friday năm nay là thứ Sáu 29/11, nhiều cửa hàng tại Hà Nội đã tung hàng loạt chương trình khuyến mại lớn.
-
Mua sắm7 giờ trướcGiá vàng hôm nay 26/11/2024 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Vàng miếng SJC và nhẫn trong nước khó mà đứng vững, dù đã được điều chỉnh giảm mạnh hôm qua.
-
Mua sắm7 giờ trướcNgôi nhà 48m2 của gia đình tôi nay trở thành món hàng đầu cơ, liên tục đội giá qua tay những nhà đầu tư. Từ mức giá 8,3 tỷ đồng, chỉ sau gần một năm, căn nhà bị đẩy lên 12 tỷ, tăng gần 5 tỷ đồng.
-
Mua sắm18 giờ trướcĐầu giờ chiều ngày 25-11, vàng nhẫn 9999 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng, hoàn toàn trái ngược với trạng thái bất động vào đầu phiên giao dịch sáng nay.
-
Mua sắm23 giờ trướcGiá vàng giảm hơn 1% trong phiên giao dịch đầu tuần do hoạt động chốt lời sau đợt tăng giá kéo dài năm phiên. Các nhà giao dịch cũng chú ý việc ông Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp theo.
-
Mua sắm1 ngày trướcVietlott vừa tìm thấy 1 vé số trúng giải độc đắc Jackpot của loại hình xổ số Mega 6/45 hơn 16,9 tỷ đồng vào tối nay. Trước đó, Vietlott cũng tìm được 2 vé số trúng độc đắc hơn 13,5 tỷ đồng và gần 46 tỷ đồng ở loại hình xổ số này.
-
Mua sắm1 ngày trướcNuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng nay (25/11), giá vàng miếng SJC duy trì mốc 87 triệu đồng/lượng còn giá vàng nhẫn trên 86 triệu đồng/lượng. Sau 1 tuần giá vàng tăng liên tiếp, nhà đầu tư lãi 1,5 triệu đồng/lượng vàng miếng còn vàng nhẫn lãi 2,7 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcGần đây, đất đấu giá ở ngoại thành Hà Nội có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rệt khi giá trúng thấp hơn và số lượng người tham gia ít hơn hẳn những phiên đấu hồi tháng 8.
-
Mua sắm1 ngày trướcBất ổn địa chính trị và chính sách tài chính đang tác động tích cực lên giá vàng. Dự báo giá vàng sẽ tiến sát mức kỷ lục trong 10 ngày tới. Vàng trong nước tiếp đà đi lên theo giá thế giới.
-
Mua sắm1 ngày trướcDo giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.