Đóng cửa công ty BĐS, đi bán trà chanh

Không chỉ cử nhân bằnggiỏi mà các chuyên gia, giám đốc cũng ... thất nghiệp. Từng là giám đốc một côngty bất động sản, nay anh Hưng chuyển sang bán trà chanh buổi tối ở vỉa hè đườngNguyễn Phong Sắc kéo dài.

Không chỉ cử nhân bằnggiỏi mà các chuyên gia, giám đốc cũng ... thất nghiệp. Từng là giám đốc một côngty bất động sản, nay anh Hưng chuyển sang bán trà chanh buổi tối ở vỉa hè đườngNguyễn Phong Sắc kéo dài.

Hiện nay, nhiều nhân viên cấpcao làm các chức vụ như trưởng phòng, chuyên gia, thậm chí giám đốc doanhnghiệp cũng chịu cảnh thất nghiệp, bởi doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn.

Đóng cửa doanh nghiệp bántrà chanh

Tốt nghiệp loại giỏi Học việnBáo chí Tuyên truyền năm 2008 nhưng cũng phải sau nửa năm Thu Nga (TháiThụy, Thái Bình) mới xin được việc tại một nhà xuất bản. Với mức lương khởiđiểm 2,5 triệu đồng/tháng, sau 4 năm làm việc, chị Nga lên chức trưởng nhómbiên tập và được tăng lương lên 7 triệu đồng/tháng.

Đầu tháng 5/2012, chị Nga độtnhiên nhận được thông báo phải nghỉ việc, vì nhà xuất bản gặp khó khăn. Ngaycả khoản tiền trợ cấp thôi việc cơ quan cũng không còn tiền để trả.

"Mặc dù còn độc thân nhưng ởHà Nội có bao nhiêu khoản phải tiêu như tiền nhà, điện, xăng xe... Với mứclương như vậy tôi phải tiết kiệm lắm mới đủ. Nay còn thất nghiệp, tôi khôngbiết phải sống thế nào", chị Nga tâm sự.

Nghỉ việc hai tháng nhưng chịNga không dám về quê, vẫn tiếp tục sống lay lắt ở Hà Nội chờ xin việc.

"Dù có kinh nghiệm vài nămlàm biên tập nhưng hiện tôi không thể xin được vào vị trí biên tập tại nhàxuất bản nào. Đi nhiều nhà xuất bản, họ chỉ cần người đứng canh máy, pháthành... trái ngược hẳn với chuyên môn của tôi" - chị Nga nói.

Mới đây, một hãng điện thoạidi động lớn buộc phải sa thải hơn 100 nhân viên, sau khi đối tác nước ngoàirút vốn, nên hãng phải cắt giảm và cơ cấu lại nhân sự.

Đóng cửa công ty BĐS, đi bán trà chanh

Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao ở diễn ra ở bất kỳ đối tượng nào, dù là cử nhân bằng giỏi. (Ảnh minh họa).
 

Quyết định của hãng khiếnnhiều lao động (trong đó có cả những người học tập ở nước ngoài, chuyên giacó kinh nghiệm) rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở vì đằng sau họ là hàng trăm giađình sống dựa vào mức lương của người đi làm.

Anh M.Đ đương kim trưởngphòng của hãng này, đang nhận lương tháng 1.500 USD, đã trừ thuế, thì bấtngờ bị cho thôi việc. Hãng chỉ đền bù một tháng lương. Là trụ cột của giađình, nay bỗng dưng thất nghiệp khiến cuộc sống của cả gia đình anh Đ. đảolộn.

Hiện, anh Đ. nộp hồ sơ vàonhiều công ty săn đầu người trên mạng, tuy nhiên do không có lợi thế về tuổi(đã ngoài 40 tuổi) nên anh Đ. chỉ nhận được mức lương chào từ: 700-800USD/tháng, bằng nửa mức lương cũ, anh Đ. chưa đồng ý, vì vẫn kỳ vọng ở mứclương cao hơn.

Còn anh Quốc Hưng, cách đâyvài tháng còn là giám đốc của một công ty bất động sản bậc trung ở Hà Nội,thì nay phải đóng cửa công ty chuyển sang bán trà chanh buổi tối ở vỉa hèđường Nguyễn Phong Sắc kéo dài.

Anh Hưng cho biết: "Ngày xưađếm tiền tỷ, bây giờ thu từng đồng ở vỉa hè, dù khác nhau một trời một vựcnhưng vẫn là kinh doanh chứ tôi không bao giờ chịu đi làm thuê cho ngườikhác".

Cứ chiều chiều anh Hưng rảidăm chiếc chiếu, bán trà chanh, trà đá phục vụ thanh niên và sinh viên. Theoanh Hưng, mỗi tối anh cũng kiếm được 300.000 đồng, đủ chi tiêu tằn tiện, chờthời.

Đóng cửa công ty BĐS, đi bán trà chanh

Xu hướng "tập đoàn trà chanh". (Ảnh minh họa).

Bất động sản, viễn thông,chứng khoán thất nghiệp nhiều

Anh Thanh Hiếu - Phó Giám đốcCông ty cung cấp nhân sự HR2B chi nhánh Hà Nội phân tích, như một quy luậtcủa thị trường, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn vì phải cắt giảm nhân sựthì bản thân doanh nghiệp chuyên cung cấp nhân sự cũng chịu sự ảnh hưởng từsự khó khăn này.

Theo anh Hiếu, gần đây lĩnhvực bị cắt giảm và thay đổi nhân sự nhiều nhất là bất động sản, viễn thôngvà ngân hàng. Với bất động sản, khi thị trường đóng băng, có doanh nghiệpcắt giảm đến 80% số nhân sự đang có, thay giám đốc kinh doanh và giữ lạinhững nhân viên có mối quan hệ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Với thị trường viễn thônggiảm sút không hẳn vì khó khăn kinh tế mà do chiến lược kinh doanh, nămtrước họ đầu tư nhiều thì năm nay không đầu tư nữa, đợi 2-3 năm sau mới nângcấp, tuyển dụng.

Còn lĩnh vực tài chính, ngânhàng, 2 năm trước các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư... mở rộng và sẵn sàngnhận nhân sự ngoài khối đó nhưng năm nay giảm hẳn. Có doanh nghiệp năm trướclên kế hoạch tăng lượng nhân sự lên 50-70% thì nay dự án đình trệ nên phảicắt giảm nhân sự.

Trong khi đó, theo bà NguyễnThị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH),có một thực tế là, số người thất nghiệp tăng mạnh, trong đó có cả nhóm đốitượng thu nhập cao, làm việc tại những vị trí quản lý.

Tuy nhiên, vẫn xảy ra thựctrạng có doanh nghiệp không tuyển được lao động.

"Tình trạng chuyên gia phảiđi đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp có nguyên nhân chủ yếu là do các doanhnghiệp nước ngoài hoặc các văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài đặttại Việt Nam bị thu hẹp hoạt động, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc hợpđồng lao động hết hạn"- bà Hương nói.

Đăng ký thất nghiệp tăng mạnh

Ông Lê Quang Trung - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho biết, dù chưa có một cuộc điều tra hoặc nghiên cứu cụ thể về các đối tượng thất nghiệp.

Tuy nhiên, vì kinh tế khó khăn, không chỉ đời sống công nhân, người lao động bị ảnh hưởng mà chính những người giữ chức vụ quan trọng trong các công ty cũng phải chịu cảnh thất nghiệp.

Theo ông Trung, trong năm 2011, có hơn 190.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong quý I-2012, đã có 116.000 người đăng ký thất nghiệp (tăng 70% so với quý I-2011); trong đó, đã có 61.155 người có quyết định hưởng trợ cấp (tăng 65%).

Theo Tiền Phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.