Kế toán trưởng bật mí cách quản lý ví tiền để không rơi vào cảnh nhẵn túi

Tiết kiệm tiền luôn là câu đố khó nhằn cho tất cả mọi người nhưng chỉ với một bước 'chia ba', bài toán đã được giải quyết.

Nhiều người trẻ mới đi làm thường gặp phải tình trạng lương về không đủ sống. Cách sống này thỏa mãn những nhu cầu nhất thời, nhưng trên thực tế có những mối nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn. Bởi vì trong trường hợp gặp rủi ro hoặc thất nghiệp, bạn sẽ rơi vào cảnh "không xu dính túi".

Thẩm Nguyệt là người đã có kinh nghiệm làm kế toán trưởng hơn 10 năm. Cô cho biết, muốn tiết kiệm không khó, cần làm theo những bước dưới đây:

1. Bắt đầu với sổ sách kế toán

Ngày nay, có nhiều phương pháp quản lý chi tiêu. Điểm chung của những cách này là phân chia số tiền cần thiết cho từng mục đích theo tỷ lệ.

Bước đầu tiên, bạn cần liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu cần thiết hàng tháng và hàng năm, sau đó chia thu nhập thành ba phần. Bằng cách này, chúng ta vừa tiết kiệm vừa có thể được sử dụng một cách tự do.

Cách phổ biến nhất để kiểm soát tình trạng thu chi là "sổ sách kế toán", vì nó có thể tiết kiệm được những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm được tiền. Tuy nhiên nhiều người lại thấy việc hạch toán rườm rà, không cần thiết, dễ bỏ cuộc giữa chừng, kết quả là ngân sách vẫn bị thâm hụt.

Nhờ ghi chép sổ sách, chúng ta có thể nắm được các khoản chi tiêu hàng tháng. Sau khi hiểu được tình hình, bạn có thể lập ngân sách các khoản chi cho sinh hoạt hàng tháng và phân bổ số tiền trong tay.

Kế toán trưởng bật mí cách quản lý ví tiền để không rơi vào cảnh nhẵn túi-1

2. Nguyên tắc “chia ba” thu nhập

Nguyên tắc của phương pháp này là chia thu nhập thành 3 phần: một phần cho các chi tiêu cần thiết (chẳng hạn như chi phí cần thiết hàng tháng và hàng năm, tiền thuê nhà, điện nước, báo hiếu...; phần như thuế thu nhập hàng năm, phí bảo hiểm…; một phần để tiết kiệm, phần còn lại có thể được tiêu tự do.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp tiết kiệm này, có một việc bạn phải làm trước, đó chính là liệt "tài khoản chi tiêu cần thiết", thống kê những khoản cần thiết hàng tháng, hàng năm chi tiết các khoản chi. Đối với các khoản chi tiêu "cứng", hãy ghi số tiền xác định (chẳng hạn như tiền thuê nhà, phí bảo hiểm, chi phí báo hiếu). 

Đối với các khoản không thể xác định được (như hóa đơn điện nước, điện thoại di động, thuế thu nhập), lấy trung bình theo mức chi tiêu của các tháng trước. Sau đó cộng các số tiền này lại với nhau, rồi chia cho 12 tháng, đây là số tiền cần được gửi vào "tài khoản chi tiêu cần thiết" mỗi tháng.

Cần lưu ý rằng lợi ích của việc tính toán các khoản chi tiêu cần thiết hàng tháng và hàng năm là để biết số tiền cố định sẽ được phân bổ hàng tháng, để chuẩn bị sẵn, tránh trường hợp thiếu tiền khi đến kỳ hạn.

Ngoài ra, bạn có thể để dành số tiền dư ra so với tính toán để phòng những trường hợp phát sinh trong quá trình sử dụng. Ví dụ, vào những tháng mùa hè, tiền điện sẽ tăng nhiều hơn so với bình thường. Khi bỏ ra một khoản dư dả như vậy, bạn có thể thoải mái mà không lo bị "vỡ kế hoạch".

Sau khi để riêng các khoản chi tiêu cần thiết, nếu còn dư tiền, bạn có thể chuyển số dư vào tài khoản tiền gửi hoặc sử dụng số tiền đó như một phần thưởng cho bản thân. Nguyên tắc ở đây là bạn sẽ cất đi một khoản tiền chắc chắn sẽ sử dụng để tránh "vung tay quá trán". 

3. Số tiền trong tài khoản tiền gửi ứng trước ít nhất 30% lương

Sau khi trừ đi các chi phí cần thiết, số lương còn lại sẽ được chia thành hai phần: tài khoản tiết kiệm tiền và tài khoản chi tiêu tự do. Tài khoản tiền gửi nên chiếm 30% tiền lương. Phần còn lại sẽ được dùng để chi tiêu cho các nhu cầu hàng ngày.

Có một điều lưu ý rằng số tiền chi tiêu tự do phải là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi 30% tiền lương cho tiết kiệm. Nếu bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn thì buộc phải "hy sinh" những khoản chi xa xỉ khác.

Bởi vì số tiền cuối cùng còn lại là tự do chi tiêu, nên sẽ rất dễ rơi vào cảnh không thể kiểm soát. Nếu để thoải mái sử dụng tiền rồi còn bao nhiêu sẽ tiết kiệm thì bạn sẽ chẳng bao giờ để dành được dù chỉ là một chút. 

Nếu bạn vẫn lo lắng về việc bội chi, hãy chia khoản chi tiêu tự do thành 4 phần bằng nhau. Nhiều người thường sẽ rơi vào cảnh thoải mái trong hai tuần đầu tiên và sau đó "thắt lưng buộc bụng" vào nửa cuối tháng thì có thể áp dụng cách này. Theo đó, bạn sẽ chia số tiền dự định tiêu trong tháng thành 4 phần tượng trưng cho 4 tuần. Cứ mỗi đầu tuần, bạn sẽ lấy ra một khoản trong số đó. 

 

Theo phunuvietnam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/ke-toan-truong-bat-mi-cach-quan-ly-vi-tien-de-khong-roi-vao-canh-nhan-tui-20221217181919445.htm

quản lý chi tiêu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.