Một doanh nghiệp cần bao nhiêu tên?

Hai tên, ba tên hay nhiều hơn? Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được đăng ký ba tên: (i) tên bằng tiếng Việt; (ii) tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giao dịch hay tên đối ngoại); và (iii) tên viết tắt

Cần có văn bản liên kết vàthống nhất các quy định về tên doanh nghiệp và tên thương mại, nhằm giúp doanhnghiệp tránh rắc rối khi sử dụng các loại tên của mình.

Hai tên, ba tên hay nhiều hơn?

Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được đăng ký ba tên:(i) tên bằng tiếng Việt; (ii) tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giaodịch hay tên đối ngoại); và (iii) tên viết tắt.

Với quy định tên giao dịch được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoàitương ứng, về thực chất doanh nghiệp chỉ còn hai tên là tên bằng tiếng Việt vàtên viết tắt. Lý do là tên giao dịch không ổn định và tùy thuộc vào ngôn ngữđược dịch, dịch theo tiếng Anh là A, tiếng Pháp là B, tiếng Nhật là X…

Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp cần nhiều tên hơn thế, như tên tiếng Việt -tên bằng tiếng nước ngoài, tên giao dịch bằng tiếng Việt - tên giao dịch bằngtiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt - tên viết tắt bằng tiếng nướcngoài. Thậm chí một số doanh nghiệp còn sử dụng thương hiệu như một loại têngiao dịch. Đây là nhu cầu và một thực tế cần được xem xét.

Đơn cử một trường hợp cụ thể: tên tiếng Việt đầy đủ của Ngân hàng Thương mại Cổphần Công thương Việt Nam được dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Joint StockCommercial Bank for Industry and Trade”, tên giao dịch bằng tiếng Việt là “Ngânhàng Công thương Việt Nam” dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Bank for Industry andTrade”, tên viết tắt là “Vietinbank”.

Thêm vào đó, khi nhắc đến ngân hàng này, người ta quen gọi là Ngân hàng Côngthương. Lúc này, “Công thương”, vốn là một bộ phận có khả năng phân biệt trongtên của ngân hàng này, được sử dụng như một loại tên giao dịch.

Với ví dụ trên, chúng ta có thể thấy tên doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong batên mà Luật Doanh nghiệp cho phép. Cần lưu ý là các luật chuyên ngành (như Luậtcác tổ chức tín dụng, Luật Luật sư, Luật Công chứng…) không ràng buộc chặt chẽvề việc đặt tên như Luật Doanh nghiệp, do vậy, các doanh nghiệp thành lập vàhoạt động theo luật chuyên ngành có thể có nhiều hơn ba tên.

Điều này cũng tạora sự kém bình đẳng, ít nhất là trong việc đặt tên giữa các doanh nghiệp theoluật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp.

Việc hạn chế doanh nghiệp trong ba tên (màthực chất là 2) như Luật Doanh nghiệp là một chiếc áo chật khiến doanh nghiệpcảm thấy bức bối, khó chịu.

Một doanh nghiệp cần bao nhiêu tên?
(Minh họa: Khều)

Tên doanh nghiệp và tênthương mại?

Ngoài những tên gọi theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp còn có một loại tênkhác: tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tên thương mại được luật địnhnghĩa là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phânbiệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh -tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc códanh tiếng.

Cũng theo luật, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổchức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: (i) có chứathành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); (ii)không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khácđã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) không trùnghoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫnđịa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Với quy định trên, tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệptheo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải cóít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không đượctrùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Đồng thời, LuậtDoanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của cơ quan nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác đểlàm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.

Tuy nhiên, câu hỏi nêu ra là tên thương mại có phải là tên doanh nghiệp không?Hiện chưa có một văn bản nào xác nhận hai vấn đề này. Tên doanh nghiệp và tênthương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệtheo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ nhưmột thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mạiđược Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.

Thêm vào đó, cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại làkhác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối vớitên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng kývới cơ quan nào.

Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tênthương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tênthương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.

Câu hỏi tiếp theo là doanh nghiệp có thể có nhiều tên thương mại hay chỉ có mộttên thương mại duy nhất? Vấn đề này cũng đang bị bỏ ngỏ. Như đã phân tích ở trên,Luật Sở hữu trí tuệ không cấm doanh nghiệp cùng lúc sử dụng từ hai tên thươngmại trở lên. Theo hướng đó, doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn một tên thương mại,miễn là doanh nghiệp chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại của mìnhtheo đúng Luật Sở hữu trí tuệ.

Liên quan đến tên doanh nghiệp và tên thương mại, luật pháp của Úc thừa nhậnviệc doanh nghiệp được quyền đăng ký tên thương mại riêng theo luật về tênthương mại (Business Name Act) và doanh nghiệp có thể đăng ký cùng một lúc nhiềutên thương mại. Đây cũng có thể là một hướng đi mà các nhà làm luật Việt Nam cóthể tham khảo khi giải quyết mối quan hệ giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp.

Như đã phân tích, doanh nghiệp hiện ít có sự chọn lựa trong việc đặt tên theoLuật Doanh nghiệp, vì vậy, cần thiết phải mở rộng quy định về đặt tên theo LuậtDoanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của thực tiễn.

Hơn nữa, quy định về têncủa doanh nghiệp được quy định trong cả Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệvà do hai hệ thống này là tách biệt, chắc chắn phát sinh mâu thuẫn trong việcđặt, sử dụng tên doanh nghiệp và tên thương mại. Vì thế cần có văn bản liên kếtvà thống nhất các quy định về tên doanh nghiệp và tên thương mại nhằm giúp doanhnghiệp tránh rắc rối khi sử dụng các loại tên của mình.

Theo Trần Thanh Tùng
TBKTSG



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.