Hoa hậu Việt Nam: BTC giả ngây hay bị lừa ngoạn mục?

Cuối cùng cuộc thi HHVN 2012 đã tìm được chủ nhân của chiếc vương miện, tuy nhiên khi cuộc thi kết thúc nó cũng để lại nhưng dư âm mà không biết nên gọi là buồn hay vui.

Cuối cùng cuộc thi HHVN 2012 đã tìm được chủ nhân của chiếc vương miện, tuy nhiên khi cuộc thi kết thúc nó cũng để lại nhưng dư âm mà không biết nên gọi là buồn hay vui.

Cứ 2 năm một lần, cuộc thi tìm kiếm người đại diện cho vẻ đẹp phụ nữ Việt lại được tổ chức, với tên gọi Hoa hậu Việt Nam. Đây là cuộc thi tìm kiếm vẻ đẹp cả về hình thức và trí tuệ của người con gái Việt. Thông qua cuộc thi này, người đẹp đăng quang sẽ là đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam để bước ra đấu trường sắc đẹp thế giới.


Hoa hậu năm 2012, người giành vinh quang từ một cuộc thi chẳng mấy vinh quang


Chính vì ý nghĩa và mục đích cao đẹp nên HHVN có thể nói là một cuộc thi thu hút và giành được rất nhiều sự quan tâm cũng như sự kỳ vọng của công chúng. Xét về khía cạnh xã hội, đây là một hoạt động hết sức cần thiết, vì nó có tính chất tôn vinh người phụ nữ trong thời đại mới. Phản ánh sự hướng tới bình đẳng và bình quyền của xã hội đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, chính những lùm xùm liên tiếp từ những cuộc thi Hoa hậu gần đây, công chúng dường như đã giảm sự mặn mà và thường đặt nhiều sự hoài nghi đối với BTC về tính công minh, công bằng và đối với thí sinh là sự mất niềm tin cũng như trân trọng cần thiết.

Với một cuộc thi có tầm cỡ quốc gia, người ta đòi hỏi tính minh bạch và sự chuẩn bị tỉ mỉ cũng như chu đáo. Tuy nhiên, liên tiếp những năm gần đây sau mỗi lần cuộc thi kết thúc, cũng là lúc BTC và thậm chí cả người đăng quang đều dính quả đắng từ dư luận. Mọi người hẳn chưa thể quên, sự việc hoa hậu Thùy Dung đăng quang năm 2008 với việc chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Sự việc này dấy lên làn sóng phản đối và đồng thời phản ánh sự nhập nhèm về quy chế của cuộc thi. Một trong những tiêu chí của BTC đưa ra là “thí sinh tham gia thi hoa hậu phải tốt nghiệp phổ thông trung học”. Tuy nhiên, khi Thùy Dung dự thi năm đó, cô đã chưa tốt nghiệp mà vẫn đăng quang, thể hiện sự non kém hoặc là cố tình lờ đi của BTC trong khâu kiểm duyệt đầu vào. Nếu đúng theo quy chế thì năm đó, Thùy Dung cũng phải bị hủy thi hoặc bị tước vương miện, nhưng không biết bằng cách nào về sau sự việc được hóa giải . BTC đã cho cô “nợ” bằng tốt nghiệp để hàng năm sau đó, Thùy Dung mới chật vật lấy được tấm bằng. Ấn tượng mà cô và BTC cuộc thi năm đó sẽ là một vết đen rất khó xòa nhòa.


Ứng cử viên sáng giá bị BTC loại ngay trước giờ thi đấu cuối cùng. Một sự oan ức
chớ trêu hay đòn lợi dụng danh tiếng cho mục đích thấp hèn?



Còn năm nay, sự cố Vương Thu Phương nhập nhèm chuyện chồng con, tại cuộc thi HHVN 2012 một lần nữa khẳng định sự non kém của BTC trong khâu xét đầu vào. Đến phút cuối cô mới bị lật tẩy về danh tính đã khiến cho công chúng có luồng suy nghĩ có hay không việc BTC đã bị “quý cô” này lừa ngoại mục?. Song nghi vấn là vậy nhưng lần này dường như công chúng không dễ gì bỏ qua hay thông cảm.

Bởi đối với thí sinh này, việc cô bị những lùm xùm liên quan tới chuyện chồng con không phải bây giờ mọi người mới biết. Trong cuộc thi siêu mẫu 2011, Vương Thu Phương cũng đã từng dính vào nghi án chồng con, và bằng chứng được tung ra tố cáo cô cũng chẳng khác lần này là mấy. Với một thí sinh như vậy, không lẽ BTC cuộc thi lại có thể mất cảnh giác đến thế, chưa kể việc xác minh thân nhân cũng như danh tính một công dân bây giờ là việc quá dễ dàng. Được đánh giá cao trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi lại bất ngờ bị BTC loại bỏ ngay khi diễn ra đêm chung kết chỉ vài giờ, đã khiến công chúng nghi ngại, không phải BTC bị lừa mà thực tế họ đã dùng chiêu giả ngây để lợi dụng vào tên tuổi của cô trong suốt thời gian vừa qua, và tới phút cuối để kịch tính hơn nữa họ không ngại lật tẩy tên cô chỉ để câu sự quan tâm của công chúng đối với cuộc thi đang bị “ghẻ lạnh” dần?.


Người đứng đầu BTC liệu có thật công tâm và sáng suốt?


Đành rằng là “nhân vô thập toàn” và có làm thì mới có sai, tuy nhiên những cái sai cứ nối tiếp nhau diễn ra thì sẽ rất khó để được cảm thông và chia sẻ. Nhất là khi, hành động đang được đánh giá là cao quý và tôn vinh lại vướng vào những sai phạm có tính chất mập mờ thiếu trung thực thì còn đáng trách và đáng bị tẩy chay gấp nghìn lần. Cả một cuộc thi lớn, có thâm niên tổ chức hơn 20 năm được tổ chức và dàn dựng bởi những người có trình độ và học vấn cao, giúp cả trăm triệu người tìm ra cái đẹp mà lại để một cô gái lừa hoặc giả bộ bị lừa để mong kiếm được sự quan tâm của dư luận thì điều đó thật đáng buồn và xót xa.

Và như thế, liệu công chúng có còn dám đặt niềm tin cũng như hi vọng vào một người đẹp bước ra từ một cuộc thi mà màu sắc lại “đen xì” và không minh bạch đến như vậy?
Theo Tinnhanh

Bình luận