Nghệ sĩ chèo Thanh Ngoan: Đã trót ăn phải bùa mê

Nghệ sĩ Thanh Ngoan chia sẻ ngay từ khi còn nhỏ, chị đã gắn với chèo nhưng mộtcái duyên thiên định.

Nghệ sĩ Thanh Ngoan chia sẻ ngay từ khi còn nhỏ, chị đã gắn với chèo nhưng mộtcái duyên thiên định. Và rồi, như ăn phải “bùa mê”, trải qua bao biến cố, thăngtrầm thì đến nay chị vẫn một mực kiên chì theo đuổi loại hình nghệ thuật này.


Hẹn gặp nghệ sĩ Thanh Ngoan thời gian này thật khó. Luôn bận rộn với công việc:vừa đi dạy, vừa biểu diễn lại kiêm luôn chức danh PGĐ nhà hát Chèo Việt Nam…cảmtưởng như chị không còn thời gian cho riêng mình. Ấy vậy mà, luôn thấy chị cười,cái cười sảng khoái khiến người đối diện càng thêm cảm phục chị.

Từ ngày công đầu tiên được tính điểm...

Dường Như Thanh Ngoan sinh ra là để dành cho nghệ thuật. Ngay từ khi còn rất nhỏ,chị đã bén duyên với những loại hình nghệ thuật dân gian trên chính quê hươngmình. Chị sinh ra ở miền quê Thái Thụy- Thái Bình, nơi được coi là cái nôi vềvăn hóa, văn nghệ, không chỉ chèo, mà các loại hình văn hóa dân gian như cảilương, xẩm…cũng là hoạt động thường xuyên của các nghệ sĩ làng. Chính những conngười ấy đã châm ngòi cho dòng máu nghệ thuật trong chị. Và rồi, Thanh Ngoan tậphát chèo từ khi mới 9 tuổi.

Nghệ sĩ chèo Thanh Ngoan: Đã trót ăn phải bùa mê
Nghệ sĩ Thanh Ngoan.

Hát chèokhông phải dễ, mặc dù chị được thừa nhậnlà có năng khiếu nhưng việc luyện tậpkhá nhọc nhằn. Chị học chèo theo đàitiếng nói. Khi nghe xong mỗi làn điệuchèo chị lại tự luyện tập. Mặc dù ngaytrong gia đình các cụ thân sinh cũngbiết về chèo nhưng chị phải tự luyện làchủ yếu.

Nghe xong những làn điệu hay, chịhay chép lại, học thuộc lòng rồi bắt đầu luyện. Cách luyện giọng duy nhất là“hét” vào bể nước, chum hoặc vại…để nghe tiếng mình vọng lên thành rồi chỉnhtheo lời bài hát, chỗ nào cảm thấy chưa đúng thì luyện lại. Có làn điệu phảiluyện cả ngày trời cũng không được như mình mong muốn. Cổ họng đau và rát, cókhi nói không thành tiếng nhưng rồi mãi cũng quen. Thế rồi, khi chị đã tập luyệnđược kha khá thì được cậu ruột cho đi diễn cùng.

Còn bé nhưng Thanh Ngoan lại là một trong những nghệ sĩ nhí tích cực nhất. Chịhay tham gia vào các phong trào đoàn xã và đi diễn ở các làng chung quanh. Cứbuổi sáng học xong, ra đến cổng trường là có cậu đón đi diễn hoặc đọc tin làmphát thanh viên cho xã.

Điều thú vị nhất là, những ngàycông làm phát thanh viên hoặc biểu diễn trên các hội nghị làng xã ấy, ThanhNgoan được trả bằng bảng công điểm. Như vậy là vừa đi diễn vừa được tính côngđiểm như người lớn. Giờ nghĩ lại chị vẫn thấy tự hào về điều đó.

... Và những khán giả làng

Mặc dù đã hơn 30 năm gắn bó với nghề nhưng để nhớ lại thì chị vẫn cứ ấn tượngnhất với những khán giả chính là những khán giả làng. Còn nhớ quê của chị vốn làvùng quê phát triển về các hoạt động văn hóa, nên đám cưới nào cũng có đội vănnghệ đến diễn. Và chị là một trong những show thu hút được nhiều khán giả nhất.Những câu hát đầu tiên của một con bé chưa đầy mười tuổi là “Cuộc đời vẫn đẹpsao, tình yêu vẫn đẹp sao…”. Khán giả mắt tròn, mắt dẹp nhìn cô ca sĩ nhí vớigiọng ca lanh lảnh.

Nghệ sĩ chèo Thanh Ngoan: Đã trót ăn phải bùa mê

Quan trọng là gửi được thông điệp của chèo đến với khán giả.

Những tràng pháo tay cổ vũ, nhữngbông hoa ngắt vội trong vườn là phần thưởng vô giá mà Thanh Ngoan vẫn còn nhớsau những lần diễn ở “sân nhà” như thế.

Tiếng lành đồn xa, chị hay được mời đi diễn ở các Hội nghị, chương trình Đại hộiĐảng…được nhiều người trong làng xã biết đến. Suốt 5 năm, chị đã rong ruổi cùngcậu đi tổ chức đám cưới và phục vụ những sân chèo từ làng này sang làng khác.

Thành công bước đầu của nghệ sĩchèo Thanh Ngoan là khi đi diễn ở tỉnh, chị được UBND tỉnh Thái Bình tặng thưởngcho thanh thiếu niên xuất sắc vào năm 1979. Vừa tròn 13 tuổi, cái duyên Chèothực sự đến khi Nhà hát Chèo Việt Nam tuyển diễn viên. Chị đã trốn nhà đi thimột mình khăn gói lên đường và không ngờ mình đã đỗ. Từ đó, ước mơ đến với chèo,được học tập bài bản của chị trở thành hiện thực.

Truân chuyên cũng bởi vì chèo

Hơn 30 năm, nghệ sĩ Thanh Ngoan đã gắn bó với những thịnh suy của chèo. Đến ngàyhôm nay, chị khẳng định mình đi đúng con đường đã chọn và không hề hối hận. Khinói về mình, Thanh Ngoan luôn cho rằng mình có duyên và khá may mắn với chèo.Không phải mất nhiều thời gian để khán giả biết đến cái tên Thanh Ngoan.

Ngay từ khi vào trường đến năm1981, chị đã đi và diễn khá nhiều. Mỗi lần được đứng trên sân khấu là chị quênmất mình là ai để hoàn toàn nhập tâm vào nhân vật. Say mê lắm, như thể lên đồngvì được diễn, được sống với niềm đam mê của mình. Chính điều đó đã tạo nên thànhcông cho chị.

Nghệ sĩ chèo Thanh Ngoan: Đã trót ăn phải bùa mê
"Tôi đã cháy hết mình với nghề"

Điều làm chịlo lắng là khi thời đại công nghệ thôngtin càng phát triển thì chiếu chèo càngbị đe dọa. Bởi chỉ cần một cái kíchchuột là người xem tiếp cận được vớinhiều loại hình giải trí. Có mấy ai mặnmà với những làn điệu í, a của chèo nữa.Làm sao cho nhà hát chèo, sân khấu chèoluôn đỏ đèn là mong muốn của chị.

Chính vì thế, đã nhiều lần chịlần tìm sân diễn cho chèo, rồi khi chung tay cùng với đồng nghiệp gây dựng TrungTâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam được xem là nơi sinh hoạt, biểu diễncác loại hình nghệ thuật dân gian chị mới tạm bằng lòng.

Chị tâm sự, nhiều lúc cũng thấy chạnh lòng, bởi còn nhiều lắm những nghệ sĩ tâmhuyết với nghề nhưng đất diễn dành cho chèo không có. Rồi mối lo cơm áo gạo tiềncũng cuốn người ta đi. Có lúc chị và đồng nghiệp đã phải “chường mặt” đi diễn ởchợ Đồng Xuân. “Là một nghệ sĩ ít nhiều cũng đã có một chút danh, vậy mà đi diễnở chợ thì thật khó coi”.

Nhưng ít ai biết rằng, họ tự bỏtiền túi ra để diễn, với niềm mong mỏi là đưa được thông điệp của chèo đến vớikhán giả. Chị vẫn tin rằng, chèo không thể mất đi, chỉ có điều chèo kén khán giả.Rồi đến một lúc nào đó, người ta vẫn cần những tiếng í a đó để tìm về với phầnsâu thẳm nhất của tâm hồn.

 Chính vì thế, bằng nhiềucách, chị cùng với các cộng sự của mình đưa chèo đến với khán giả, không có sânkhấu lớn thì có chiếu chèo nhỏ. Chị hay đưa đoàn lưu diễn đến các địa phương đểthúc đẩy tình yêu nghệ thuật dân gian trên chính những làng quê sản sinh ra nó.Đó là cách chị có thể làm để người dân hiểu về nghệ thuật dân tộc và đó cũng làcách duy nhất đưa chèo, xẩm …đến được với công chúng.

Giờ đây, khi được tín nhiệm bầu làm PGĐ nhà hát chèo Việt Nam, chị lại có thamvọng đưa chèo đến các nước trên thế giới. Chị đã cất công liên hệ và đi lưu diễnở nước ngoài không chỉ phục vụ kiều bào, mà còn để khán giả biết đến loại hìnhnghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam. Cùng với đó thời gian học và diễn ởnước ngoài, chị tiếp thu được nhiều kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy ở quênhà.

Đến nay, cũng đã nửa cuộc đời nghệ sĩ Thanh Ngoan gắn bó với chèo. Theo chị thì,“đất” dành cho chèo không phải ít, ngoài những sân khấu lớn thì những miền quêĐồng bằng Bắc Bộ, mỗi ngôi làng đều có một sân đình, nơi ấy chính là những sânkhấu chèo nhỏ.

Như vậy thử nghĩ xem, có loạihình nghệ thuật nào được ưu ái đến thế. Điều chị lo nhất lúc này không phải việcchèo có đứng được hay không mà chị quan tâm đến thế hệ trẻ theo chèo. Chị sợ sựngộ nhận. Bởi với chèo thì yêu thích thôi chưa đủ mà chèo thực sự cần nhữngngười có tài năng và đặc biệt tâm huyết với nghề.


Theo Huyền Anh
Bao Dat Viet



Ca sĩ Việt vỡ mộng vì TikTok
Sự lan tỏa hiệu quả của nền tảng TikTok giúp nhiều ca sĩ giải được bài toán quảng bá sản phẩm. Song cũng không ít ca sĩ xuôi theo TikTok và nhận lại kết quả không được như kỳ vọng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.