Võ Hoài Nam: Gia đình đáng giá hơn vạn lần ánh hào quang sân khấu

Từng nổi lên với nhiều phim nhựa của các đạo diễn danh tiếng, nhưng phải đến “Cảnh sát hình sự” và “Chuyện phố phường” thì cái tên Võ Hoài Nam mới thực sự đi vào lòng khán giả xem truyền hình.

Nổi tiếng, được nhiều fannữ hâm mộ nhưng NSUT Võ Hoài Nam luôn đặt gia đình lên hàng đầu.


Từng nổi lên vớinhiều phim nhựa của các đạo diễn danh tiếng, nhưng phải đến “Cảnh sát hìnhsự” và “Chuyện phố phường” thì cái tên Võ Hoài Nammới thực sự đi vào lòng khán giả xem truyền hình.

Người ta biết đến anhnhư một diễn viên tài năng, để rồi đột nhiên anh rút khỏi màn ảnh nhỏ, để lạinhững nghi vấn cho mọi người. Mấy năm gần đây, lại thấy anh xuất hiện trở lạivới vai trò của một đạo diễn phim. Hóa ra, đằng sau những góc khuất của ngườinghệ sĩ này là cả một câu chuyện dài.

Từ đường đời bùn lầy bước chân tới thảm đỏ và thử thách một mái ấm gia đình

Khác xa hình ảnh trên sân khấu, có một Võ Hoài Nam “già” hơn, đàn ông hơn vàtrách nhiệm hơn ở ngoài đời thực. Hôm gặp tôi, anh có vẻ mệt mỏi và thiếu ngủ.Hỏi ra mới biết anh vừa mới trải qua một quãng thời gian vất vả: Anh vừa phải lotang chay cho cha mình, xong lại bận rộn với việc chuyển nhà.

Hỏi chuyện tuổi thơ của anh, anh tự nhận mình là một “sản phẩm lỗi”, “một sự cốngoài ý muốn” của cha mẹ mình. Lên 2 tuổi thì cha mẹ anh chia tay, anh sống vớicha. Khi mẹ kế có thai, anh lang bạt từ nhà ga đến xó chợ để mưu sinh và giảiphóng cho mình khỏi sự ngột ngạt của gia đình. Anh thừa nhận: “Cuộc sống nơiđầu đường, xó chợ đã dạy tôi nên người!”.
 

Võ Hoài Nam: Gia đình đáng giá hơn vạn lần ánh hào quang sân khấu
 


Sau khi xuất ngũ, năm 22 tuổi, Võ Hoài Nam theo người đi xuất khẩu laođộng bên Nga. Được một năm thì bị trục xuất về nước chỉ vì quá nóng tínhnên đã đánh một người nước ngoài phải nhập viện.

Năm 1989, anh học nghề tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau đó vài năm, anhđược mời tham gia phim nhựa “Truyền thuyết tình yêu thần nước” của đạodiễn Hà Sơn. Rồi cứ thế, bén hết vai diễn này đến vai diễn khác, trêndưới 10 phim nhựa của các đạo diễn Hà Sơn, Tự Huy, Lưu Trọng Ninh, TrầnPhương, Đặng Nhật Minh… đến năm 2003, vai diễn trong phim “Vua bãi rác”của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã mang lại cho anh giải diễn viên xuất sắcLiên hoan phim Châu Á, Thái Bình Dương. Năm 2007, anh được Nhà nước traotặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Hồi đó, anh còn trẻ,cũng cao ráo, trắng trẻo, ưa nhìn, thêm cái duyên nói chuyện khiến nhiều cô gáimê mệt. Thế nhưng Võ Hoài Nam cần một ngườiphụ nữđủ sức để hòa hợp với chính cuộc sống của mình. Trải qua nhiều mất mát, anh càngtrở nên e dè và kĩ tính hơn.

Yêu rồi anh và người phụ nữ ấy về sống thử với nhau, cho dù lúc bấy giờ quanniệm xã hội vẫn chưa cởi mở lắm. 3 năm có thể gọi là thử thách cho cả hai người.Mãi đến khi Lan Anh có bầu được 3 tháng thì mới cưới.

Lúc bấy giờ hai người còn thuê nhà ở Trung Tự để bán hàng, bố mẹ vợ dưới HòaBình cũng xuống ở cùng. Ông bố sốt ruột hỏi sao không chịu cưới, anh chỉ tỉnhqueo hỏi đùa: “Thế bố vợ đã kết con rể chưa? Kết thật rồi thì cưới”.Nói là làm, một tuần sau, đám cưới diễn ra tưng bừng khiến xung quanh tưởng làđang đóng phim.

Khi cưới, trong nhàchỉ có một cái tủ gỗ hai cánh bị mọt mà người chủ cũ bỏ lại, ngả xuống trải lênmột cái đệm mỏng là thành giường cưới. Vượt qua bao gian khổ, cho đến nay, vợchồng Võ Hoài Nam cũng hơn 10 năm sống bên nhau, đã có với nhau 3 mặt con, mộttrai, hai gái, lại chuẩn bị có thêm một công chúa nữa trong nhà, ấy thế mà vợchồng anh chưa từng cãi vã một lần.

Nghề diễn cứ phải nay đây mai đó, khi có gia đình rồi thì trách nhiệm của ngườicha, người mẹ cũng phải khác đi. Lan Anh tình nguyện bỏ nghề để ở nhà chăm sócchồng con. Với người khác thì phải đấu tranh nhiều, nhưng với cô, được ở bên anhđã là hạnh phúc. Có một quãng thời gian, anh cũng phải bỏ nghề để bươn chải kiếmsống.

Tưởng cái đam mê cũng nguội tắt đi vì cơm áo gạo tiền, nhưng rồi anh lại cặm cụiđi học đạo diễn, học 4 năm rồi về làm ở xưởng phim truyền hình ở Thụy Khuê. Anhcũng kén chọn vai diễn hơn, phải kịch bản nào hay anh mới nhận lời, một phầncũng do thời gian hạn hẹp. Nếu nhận được vai diễn hay, thì lại đành cáo lỗi vớivợ con, xin phép đi làm phim, xong thì lại về tiếp tục làm “anh trông xe chovợ”.

Võ Hoài Nam: Gia đình đáng giá hơn vạn lần ánh hào quang sân khấu

Võ Hoài Nam hạnh phúc bên tổ ấm

Điềuđáng giá hơn vạn lần ánh hào quang sân khấu

Tôi hỏi anh, điều cảm nhận về vợ sau ngần ấy chuyện đã qua, anhchỉ trả lời một câu: “Anh không còn cảm được nữa”. Một ngườiđàn bà đã như là máu thịt, đã hòa làm một với anh rồi thì không còn cóthể cảm nhận được nữa.

Với những người đàn ông khác, tình thương với con thường nhiều hơn vợ,nhưng khi tôi hỏi anh, anh bảo vợ mới chính là món quà lớn nhất mà cuộcđời dành cho anh. Vợ là thứ nhất rồi mới đến con. Công việc ở xưởng phimkhông bị giới hạn về thời gian, anh có nhiều thời gian để quan tâm đỡđần vợ con.

Làm anh trông xe,trông vợ và cả trông con nữa. Anh tâm sự: “Môi trường quán xá là môi trườngtốt nhất để dạy dỗ các con. Đủ hạng người, từ cán bộ biến chất, ma cô, đĩ điếm,xăm trổ, ăn tục nói phét, hút thuốc, đánh chửi nhau đủ cả.

Cho các con tiếp xúc, nhìn vào rồi từ đó mới định hướng cho các con xem cái nàotốt, cái nào cần phải tránh đi. Nếu mình hút thuốc mà cứ phải chạy ra ngoài, đếnkhi con nó ngửi thấy mùi thuốc, nó tò mò, nó hút thử rồi nó lại hỏi vì sao bốhút nhiều thế, nó cứ hút theo rồi thành nghiện. Tốt nhất cứ để cho nó nhìn, nóthấy rồi cho nó biết rằng cũng chẳng hay ho gì
”.

Bất chợt, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh một cái lò luyện đan mà chính anh đangtôi luyện cho các con mình trước những cám dỗ của cuộc đời. Nói như vậy thì hơiquá, tôi nhìn cách anh nói chuyện với con, cái cách hai bố con ngồi cạnh nhaunhư hai người bạn thân thiết.

Không khí trò chuyện bỗng nhiên chùng xuống khi tôi hỏi: “Anh có hận ba mẹanh không?”. Anh im lặng, rồi bảo: “Dù vô tình hay cố ý, cũng nên cótrách nhiệm với những gì mình đã làm ra, cho dù đó chỉ là sản phẩm lỗi”.

Anh dụi điếu thuốc và im lặng. Có phải vì thế mà anh dành tất cả những gì mìnhcó được cho vợ con và mái ấm nho nhỏ của mình?

Càng trải qua mấtmát, con người ta lại càng trân quý những gì mà mình đang có trong tay. Tôi hiểuđược, vì sao khi anh nói: Danh hiệu với anh không quan trọng, mà quan trọng làcon đi học lúc nào, về lúc nào, tiền học hành thêm nếm, tiền sách vở cho con mớilà quan trọng. Anh thà bị lãng quên trong lòng người chứ nhất định không xaonhãng chuyện vợ con. Những điều anh nói là sự thực, là xuất phát từ trong đáylòng mà ra.

Võ Hoài Nam: Gia đình đáng giá hơn vạn lần ánh hào quang sân khấu
 



Từ rất sớm, Võ Hoài Nam đã dạy cho các con tính tự lập. Từ nhỏ, con cáianh đã phải phụ giúp ba mẹ trông coi quán xá. Không phải vì thiếu ngườimà bởi anh muốn tập cho các con biết yêu lao động và trân trọng đồngtiền kiếm được.

Khi biết ba mẹ đã phải vất vả như thế nào, tự nhiên tình cảm trong giađình cũng được thắt chặt hơn. Ngay như cô con gái út, giờ mới 5 tuổicũng phải ra “phụ”, cho dù chỉ để bưng ra cho khách cái gạt tàn hay xếpđặt mấy cái khăn. Anh bảo, có thể với đứa trẻ 4 tuổi thì hơi nặng, nhưng5 tuổi thì không. Có vất vả nhưng cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe gìcủa cháu cả, tùy theo độ tuổi mà làm, mà học.

Anh hay hình dung cho tôi về những món ăn để nói về đời mình: Cuộc sốngcũng đơn giản như một món ăn thôi, phải biết điều hòa. Dù là vợ chồng,dù là con cái, có lúc phải thêm cái này, bớt cái kia, nước sôi thì nhỏlửa, canh lạnh thì cần ủ nóng thêm… để đạt được sự hài hòa đó thì mỗingười phải biết hãm cái Tôi lại. Dù chỉ là những việc nhỏ nhất thôi,nhưng cũng là sợi dây bền vững và gắn kết cả gia đình lại trong một mối.

Võ Hoài Nam giàu có hay không, tôi nào dám chắc, tôi chỉ biết trước mắtmình là một người cha, người chồng giàu tình yêu, tình thương – cái giàumà không phải ai cũng có được.

Phải chăng nhờ những điều đó, anh mới vượt qua rất nhiều sóng gió cuộcđời để có được hạnh phúc quý giá như ngày hôm nay?


Theo Eva



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.