Y Moan - Lửa cao nguyên không nguội lạnh

Y Vol và Y Garia, hai người con trai của bố Y Moan những ngày này đang chạy đua với thời gian để lo cho liveshow đầu tiên và có lẽ cũng là liveshow cuối cùng trong đời của bố.

Y Vol và Y Garia,hai người con trai của bố Y Moan những ngày này đang chạy đua với thời gian đểlo cho liveshow đầu tiên và có lẽ cũng là liveshow cuối cùng trong đời của bố.

Live showcủa nghệ sĩ ưu tú Y Moan vào đêm thứ Sáu ngày 6-8 tại Trung tâm Nghệ thuật ÂuCơ, Hà Nội. Với bên ngoài sân khấu, sẽ có một kíp bác sĩ và một chiếc xe cấp cứutrực chờ. Người thân, bạn bè đã làm tất cả vì Y Moan, để tiếng hát cao nguyên ấyđược cất lên giữa lòng Hà Nội.

BốMoan sẽ hát!

Căn bệnh ungthư dạ dày quái ác đã sắp lấy mất của Y Vol và Y Garia người cha lực lưỡng vàvững chãi như cây lim, cây sến giữa đại ngàn.

Một ngườicha mang danh là nghệ sĩ ưu tú nhưng phần lớn cuộc đời đã sống như một ngườinông dân thực thụ, đôi bàn tay cũng chai sần vì cầm cái cuốc làm rẫy cà phê đểnuôi cả gia đình và tiếp tế cho hai đứa con theo học ở Trường Đại học Văn hoánghệ thuật Quân đội.

Y Moan - Lửa cao nguyên không nguội lạnh
Nghệ sĩ Y Moan và nhạc sĩ Nguyễn Cường trong một buổi giao lưu với khán giả

Y Vol bảo“cha tôi không thể ngừng hát, ông còn nói đến lúc trút hơi thở cuối cùng, ôngcũng muốn đứng trên sân khấu”. Thế nên khi số phận keo kiệt chỉ cho ông chúttháng ngày như vài đồng bạc lẻ hiếm hoi còn lại trong túi một kẻ sa cơ, thì việcchuẩn bị và thực nghiệm "Ngọn lửa cao nguyên" càng phải gấp rút hơn bao giờ hết.

Tất cả cácca sĩ khách mời như "cô em Bahnar" Siu Black, như Phương Thanh, Mỹ Linh, MinhAnh, Minh Ánh, Văn Mậu… đều sẵn lòng có mặt mà không cần thù lao, ban nhạc Đồngđội tập dượt đêm ngày, chỉ đợi đến thứ Hai ngày 2-8, bố Moan ra để cùng chạychương trình chuẩn bị cho đêm thứ Sáu - đêm của Y Moan.

Chỉ cầu trờicho cho đủ sức khoẻ để Y Moan được hát bằng chất giọng của riêng ông - một đặcsản của cao nguyên, vừa hoang dã, vừa bồng bềnh, vừa mênh mang như cái nắngthênh thênh và cơn mưa sầm sập của vùng đất đỏ.

Y Vol ngậmngùi bảo, nếu không đủ sức, bố Moan sẽ chỉ hát nửa bài, thậm chí là vài câuthôi, hay cùng lắm là đọc lời. Với một người như bố, cả một đời hát ca cuồn cuộnnhư dòng Sêrêpôk tuôn trào, để đến liveshow duy nhất của đời mình lại phải giữsức dành hơi, đó thực sự là một điều cay đắng nhất.

Haingười đàn ông khóc

Chưa thểquên một buổi sáng đầu tháng Bảy mới đây, khi ở căn gác 94 Hàng Bạc, Hà Nội, cóhai người đàn ông, một lãng tử, một phong trần, đều đã ở phần dốc bên kia củacuộc đời, cùng rơm rớm nước mắt khi có khách đến thăm. Đó là khi nhạc sĩ NguyễnCường đưa thằng em Y Moan ra Hà Nội để tìm thầy cắt thuốc theo kiểu "còn nướccòn tát".

Cũng ở căngác ấy, khi cả hai còn trẻ, họ đã cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vànhững ca khúc của Nguyễn Cường đã chắp cánh cho Y Moan, còn tiếng hát của Y Moancũng trở thành một niềm cảm hứng để Nguyễn Cường đến với cao nguyên thật gần hơnnữa.

Giờ thì họkhóc vì không chống được mệnh trời. Đôi mắt của Nguyễn Cường dù giấu sau cặpkính vẫn vẹn phần tinh quái, vậy mà không biết bao lần đã khóc vì Y Moan. Khiđôi bàn chân Y Moan bị phù to, không đút nổi vào giày, ông Cường đã khóc khi nóivới nhạc sĩ Linh Nga Niek"đam: "Moan nó bệnh lắm" rồi tất tả đưa thằng em đi HoàBình cắt thuốc. Còn Y Moan, mỗi khi nhắc tới Nguyễn Cường cũng lại khóc, khóc vì“đó là thầy tôi, là cha tôi, là anh tôi, nhà thầy không dư dả gì, nhưng bất cứlúc nào tôi cần là thầy đưa tay cho tôi nắm”.

Những giọtnước mắt của họ bây giờ khác xa những giọt nước mắt hạnh phúc năm nào khi NguyễnCường vào Tây Nguyên và tìm thấy Y Moan như một định mệnh. Họ đã cắt máu ăn thềkết nghĩa anh em, ngay trong căn nhà tập thể xập xệ của Moan ở Đoàn ca múa ĐăkLăk, giữa tiếng con Moan khóc và bầy heo "nuôi người" réo rít đòi ăn.

Y Moan bảomột mai nếu tôi không còn, ai sẽ đón thầy Cường mỗi khi thầy vào Buôn Ma Thuộtvà mời thầy một ly rượu cao nguyên? Nguyễn Cường bảo, nếu thằng em tôi bỏ đitrước, tôi còn lại gì ở vùng đất đã như quê hương thứ hai của tôi ở đó nữa?

Vì thế màhai người đàn ông cùng khóc.

Cháylên đi lửa thiêng...

Y Moan sẽcòn một đêm thứ Sáu duy nhất để đứng trên sân khấu, “hát giữa mọi người khôngngại ngần” hay còn nhiều đêm về hát trên vùng đất đỏ quê ông nữa? Một câu hỏi cólẽ chỉ có ngọn lửa thiêng ngàn đời trên cao nguyên mới có thể trả lời. Bao nhiêungười yêu ông đã tìm đến thăm, bao nhiêu bài thuốc khắp miền đã được gửi đến chocon trai ông để mong giữ lại cho cao nguyên một ngọn lửa mang tên Y Moan là bấynhiêu lời cầu nguyện. Liệu có thể lay động đến trời xanh?

Khi chưabiết mình mang bệnh, Y Moan từng mong ước, sẽ được hát thêm 10 năm nữa, cho đếnlúc về hưu, lại về sống ở cái buôn Thah Prong giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuộtvà truyền dạy cho lớp trẻ. Những năm tháng rong ruổi khắp chốn cùng nơi, mangtiếng hát của người Êđê đến với mọi tộc người trên cao nguyên đã hút hết sinhlực của một chàng trai "da nâu mắt sáng, vóc dáng hiền hoà".

Căn nhà củaông đã trở thành một địa chỉ văn hoá, nơi lưu giữ hàng chục chiếc trống H"Gơrbịt bằng da trâu, tấm áo tơi, chiếc nón aduon bai bằng lá móc, dàn chiêngthiêng… mà Y Moan từng xót xa khi thấy đồng bào mình không còn nhiều người trântrọng… Tất cả rồi sẽ ra sao khi vắng bóng ông?

Làm sao cóthể trở lại những tháng năm của một chàng trai tóc xoăn, đi ủng cao, đôi taykhoẻ khoắn chơi trống, chơi đàn và từ làn môi đầy đặn, một tiếng hát khi trongnhư gió ngàn, khi đục và gầm gào như thác đổ cất lên làm lay động trái tim ngườinghe. Y Moan đã cháy hết mình như một ngọn lửa trên cao nguyên, đã sống và đãhát cho biết bao buôn làng, nương rẫy. Vì vậy, xin cầu mong cho ngọn lửa ấy đừngbao giờ nguội lạnh.

Theo Nông thôn Ngày nay



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.