- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
2 sai lầm khiến người bệnh đái tháo đường 'mất Tết'
Ngày Tết, người bệnh đái tháo đường uống thuốc không đúng cách, bỏ bữa, ăn trễ hơn bình thường, hoạt động nhiều đều có thể dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết.
Sai lầm gây hạ đường huyết
Theo bác sĩ Trần Viết Thắng - Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đái tháo đường là bệnh lý mạn tính với khoảng 5 triệu người Việt mắc. Hạ đường huyết là biến chứng phổ biến ở người mang bệnh này.
Trong dịp Tết, người bệnh có nhiều sai lầm dẫn đến hạ đường huyết như:
- Uống hoặc tiêm thuốc insulin nhưng quên ăn hoặc dùng bữa trễ hơn thông thường. Ví dụ, phải ăn sau khi dùng thuốc 15-30 phút nhưng do bận rộn, nhiều người để tới 60 phút vẫn chưa ăn uống.
- Thử đường huyết thấy cao hơn nên tự ý tăng liều thuốc.
Theo bác sĩ Thắng, các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết gồm đói, vã mồ hôi, tim đập nhanh. Nặng hơn, bệnh nhân mờ mắt, đau đầu, co giật và đột ngột hôn mê.
Với trường hợp hạ đường huyết nhẹ, người bệnh có thể tự xử lý bằng cách ăn kẹo hoặc uống 3 muỗng đường pha nước hay nửa lon nước ngọt, 1 hộp sữa. Sau đó, người bệnh cần xem xét nguyên nhân do thuốc hay bỏ ăn để loại bỏ thói quen đó phòng hạ đường huyết lần sau.
Trường hợp nặng, người nhà nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất, không chọn trung tâm y tế lớn và xa. Thực tế, bác sĩ Thắng đã gặp ca bệnh có triệu chứng hạ đường huyết được đưa đến bệnh viện ở thành phố cách xa nhà. Khi vào viện, người bệnh đã hôn mê do bỏ qua giai đoạn can thiệp hiệu quả.
Người bệnh hạ đường huyết nên cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Ảnh minh họa: Phạm Hải.
Khi bệnh nhân có tình trạng rối loạn tri giác, không nên cố gắng cạy miệng đổ nước đường dễ dẫn tới sặc vào phổi, không sử dụng các biện pháp dân gian như đánh gió, cắt lể.
Làm sao để không “mất Tết”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Bảy - Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), người bệnh cần cảnh giác thêm một số dấu hiệu biến chứng, đe dọa phải nhập viện.
Bệnh nhân thấy mệt nhiều hay mệt kèm theo đau ngực, sốt, khát nước… cần phải đo ngay huyết áp, đường huyết mao mạch và thân nhiệt. Nếu chỉ mệt nhẹ do làm việc nhiều hơn bình thường hay thức khuya, nên dành thời gian nghỉ ngơi. Có thể cắt bớt một số công việc hoặc lịch trình du xuân.
Nếu đường huyết thấp < 4,0="" mmol/l="" nên="" ăn="" ngay="" kẹo="" bánh="" hoặc="" bánh="" chưng,="" cơm="" và="" đo="" lại="" đường="" huyết="" sau="" 15="" phút="" để="" đánh="" giá,="" nếu="" vẫn="" thấp="" thì="" ăn="" tiếp.="" tuy="" nhiên,="" nếu="" người="" bệnh="" mệt="" nhiều,="" mệt="" kéo="" dài,="" không="" tỉnh="" táo="" hoặc="" đường="" huyết="" thấp="">< 2,5="" mmol/l="" phải="" đi="" cấp="">
Nếu đường huyết cao > 14,0 mmol/L cần cảnh giác với nguy cơ nhiễm toan ceton. Bệnh nhân nên uống thêm nước, nghỉ ngơi, hạn chế vận động và có thể tiêm thêm 1 mũi insulin nhanh hoặc tăng liều mũi insulin (khoảng 2 đơn vị) trước bữa ăn tiếp theo. Sau đó, bệnh nhân cũng cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn.
Mệt kèm theo sốt, đặc biệt là sốt cao, rét run hay đau tức ngực… là những triệu chứng nhiễm khuẩn nặng có nguy cơ gây rối loạn đường huyết, thậm chí nhiễm toan ceton. Khi đó, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ của mình hoặc đến khám ở bệnh viện gần nhất. Nếu sốt nhẹ kèm sổ mũi, ho húng hắng, bệnh nhân nên nằm nghỉ, tránh đi ra chỗ gió rét, kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống bình thường.
Nếu huyết áp tăng trên 140/90 mmHg, bệnh nhân phải kiểm tra xem uống thuốc huyết áp chưa, nếu quên cần uống ngay theo đơn, nếu đã uống rồi thì có thể cân nhắc thêm 1 viên nữa hoặc xin ý kiến bác sĩ.
Trong dịp này, người bệnh đái tháo đường chú ý: Cố gắng giữ nếp sinh hoạt như bình thường, phải tiêm và uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, ăn đủ số bữa và đúng giờ, tuyệt đối tránh bỏ bữa dù ngủ dậy muộn, đo đường huyết thường xuyên hơn từ 2-4 lần/ngày.
Theo Vietnamnet
-
Sức khỏe4 giờ trướcTrong những ngày Tết, đồ ngọt là món không thể thiếu. Tuy nhiên, các thực phẩm như mứt, kẹo, hoa quả sấy, ô mai… có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của gan nếu ăn quá nhiều.
-
Sức khỏe20 giờ trướcĐường ruột là cơ quan quan trọng, đảm nhận chức năng tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, dưới đây là những cách thanh lọc đường ruột ngày Tết hiệu quả.
-
Sức khỏe22 giờ trướcHai nạn nhân được đưa đi cấp cứu sức khỏe đã ổn định. Những nạn nhân xấu số đã được bàn giao cho gia đình.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thắc mắc mất bao lâu để cơ thể loại bỏ hết cồn sau khi uống rượu bia. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào từng cá nhân và một số yếu tố liên quan tới ăn uống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưới đây là 4 cách đơn giản chống huỷ hoại lá gan do rượu bia.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐể cân bằng dinh dưỡng, việc lựa chọn các loại thịt dịp Tết lành mạnh, giàu protein là vô cùng quan trọng, dưới đây là những loại thịt tốt nhất nên ăn trong dịp Tết.
-
Sức khỏe2 ngày trướcLàm sao để ăn ngon nhưng vẫn có thể giảm cân là mối quan tâm của nhiều người, dưới đây là những món ăn, thức uống giúp giảm cân ngày Tết hiệu quả.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĐỏ mặt khi uống rượu có phải do đào thải cồn chậm hay không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.
-
Sức khỏe2 ngày trướcDưới đây là cách để giải rượu, giảm nồng độ cồn trong cơ thể bạn có thể tham khảo.
-
Sức khỏe2 ngày trướcCác chuyên gia khuyến cáo, lạm dụng đồ uống ngọt, nước tăng lực có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, sâu răng hoặc nguy cơ các bệnh rối loạn chuyển hóa.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĐể không tăng cân mất kiểm soát trong dịp Tết, chuyên gia khuyến nghị ăn đúng bữa, đầy đủ 4 nhóm chất, hạn chế bánh kẹo, mứt, rượu bia, nước ngọt.
-
Sức khỏe2 ngày trướcSau uống rượu bia, nhiều người sử dụng rau xanh, trái cây với hy vọng có thể giải rượu, giảm nồng độ cồn.
-
Sức khỏe3 ngày trướcThời điểm giao thừa, ê-kíp trực Tết của Bệnh viện E cấp cứu nhiều trường hợp bị đột quỵ, hầu hết là người cao tuổi, có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường.
-
Sức khỏe3 ngày trướcNgày cuối cùng của năm cũ, hàng nghìn y bác sĩ vẫn miệt mài làm việc tại các khoa cấp cứu, đôi khi họ quên cả bữa cơm tất niên mà khoa phòng chuẩn bị.