Ăn kiêng quá mức là tự... “ăn thịt mình”

Có một thực tế hiện nay làrất nhiều bệnh nhân đái tháo đường coi việc ăn kiêng là “cứu cánh” trongviệc làm giảm đường huyết mà quên rằng việc giúp cơ thể sử dụng được đườngmới là cách làm giảm đường huyết tối ưu nhất.

Có một thực tế hiện nay làrất nhiều bệnh nhân đái tháo đường coi việc ăn kiêng là “cứu cánh” trongviệc làm giảm đường huyết mà quên rằng việc giúp cơ thể sử dụng được đườngmới là cách làm giảm đường huyết tối ưu nhất.

Ăn kiêng đơn thuần, trongnhiều trường hợp có thể góp phần làm giảm đường huyết nhưng khi đó, coichừng những hệ lụy khi nhịn ăn quá mức...

Nguồn đường cung cấp cho cơ thể từ đâu?

Đường là nguyên liệu chínhtrong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể con người hoạt động. Nguồn đườngcung cấp cho cơ thể chủ yếu dựa vào chế độ ăn (200 - 250g/ngày), qua truyềnđường trực tiếp ở các bệnh nhân nằm viện, ngoài ra, đường cũng được sản xuấttừ các nguồn chất béo (mỡ), protein và từ việc thoái giáng glycogen ở gan vàcơ vân. Hormon duy nhất trong cơ thể giúp cho tế bào có thể sử dụng đượcđường đó là insulin của tế bào beta tuyến tụy.

Ăn kiêng quá mức là tự... “ăn thịt mình”

Ảnh minh họa

Tăng đường huyết, vẫn thiếuđường…

Bệnh nhân đái tháo đường baogồm hai typ, typ 1 thường ở người trẻ do thiếu tuyệt đối insulin, typ 2 xảyra ở tuổi trung niên và người già thường do tình trạng kháng insulin hoặc dosản suất insulin không đầy đủ, do bất thường trong cấu trúc và hoạt động củainsulin. Thiếu insulin, đường không được đưa vào tế bào, không chuyển thànhglycogen dự trữ tại gan và cơ vân cũng như không chuyển được thành một sốsản phẩm chuyển hóa trung gian khác nên đường huyết tăng cao. Như vậy, đườnghuyết tăng cao trong bệnh đái tháo đường chủ yếu là do cơ thể không sử dụngđược đường chứ không phải hoàn toàn là do là thừa đường, do ăn đường quánhiều. Nói một cách khác, đường huyết tăng cao mà tế bào trong cơ thể vẫn“đói”.

Điều gì sẽ xảy ra khi ăn kiêng quá mức?

Ở một người lớn khỏe mạnhbình thường, lượng đường sẵn có chỉ đảm bảo cung cấp cho cơ thể  trong vòngkhoảng từ 4 - 10 giờ nếu cơ thể hạn chế sử dùng đường như hạn chế các hoạtđộng trí tuệ và thể chất. Nếu bệnh nhân nhịn ăn hoặc ăn kiêng quá mức, sau24 giờ, lượng đường trong máu sẽ bị giảm xuống, lượng glycogen dự trữ đểchuyển thành đường sẽ bị cạn kiệt. Khi đó, cơ thể bắt buộc phải sử dụng cáccon đường khác để duy trì lượng đường trong máu bằng cách tạo đường mới từpyruvat, từ mỡ và từ protein của cơ thể. Như vậy, khi lượng thức ăn đưa vàokhông đủ thì cơ thể bắt buộc phải tự “ăn thịt mình” để đảm bảo đủ năng lượngcho các tế bào hoạt động.

Những hệ lụy của việc ănkiêng quá mức

Ăn kiêng quá mức dẫn đến việcthiếu các chất quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưđường, mỡ, protein cũng như các vitamin, các yếu tố vi lượng cần thiết khác.Ăn kiêng quá mức kéo dài dẫn đến cơ thể gầy mòn suy kiệt, chức năng của cáccơ quan trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, hô hấp, miễn dịch, huyếthọc... bị suy yếu. Điều này sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như hôn mêhạ đường huyết (rất hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường nhịn ăn quá mức), suygiảm các hoạt động trí tuệ và thể chất, thiếu máu dinh dưỡng, dễ nhiễmkhuẩn... Nhiều bệnh nhân ăn kiêng quá lâu dẫn đến hội chứng sợ thức ăn hoặckhi ăn quá một chút thức ăn là bị rối loạn tiêu hóa do lớp niêm mạc ruột đãbị suy giảm chức năng nên kém hấp thu.

Nên quan niệm cho đúng về chế độ ăn ở bệnh nhânđái tháo đường

Như đã được đề cập ởtrên, mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường không chỉ đơn thuần làđưa trị số đường huyết về bình thường (bằng cách nhịn ăn) mà còn phảigiúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng được đường để có năng lượng hoạtđộng. Một chế độ ăn khoa học sẽ vừa đảm bảo không đưa một lượng đườngthừa vào cơ thể (tránh làm tăng đường huyết và gây thừa cân) cũng nhưcung cấp đủ một, lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động đểtránh hiện tượng sụt cân quá mức cần thiết.

Bên cạnh đó, phải giúpcác tế bào trong cơ thể có thể sử dụng được đường bằng cách dùng cácthuốc điều trị như insulin theo hướng dẫn của các thầy thuốc chuyênkhoa. Việc tăng cường các hoạt động thể lực cũng giúp cho cơ thể “thanhlọc” lượng đường thừa bằng cách tăng sử dụng đường lên gấp nhiều lần tạimô cơ và các cơ quan khác trong cơ thể.     

  Theo Tiến sĩ- Bác sĩ Vũ ĐứcĐịnh
SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.