Giấy ăn càng trắng, càng độc

Theo các chuyên gia, sau khi nghiên cứu đã phát hiện ra trong giấy ăn có chứa chất độc hại policlobiphenyl (PCBs). Dù ở mức hàm lượng rất thấp nhưng các chất này có khả năng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Theocác chuyên gia, sau khi nghiên cứu đã phát hiện ratrong giấy ăn có chứa chất độc hại policlobiphenyl(PCBs). Dù ở mức hàm lượng rất thấp nhưng các chấtnày có khả năng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Có thể gây ung thư

Theo các chuyên gia nghiên cứu khoa Môi trường, Đạihọc Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội),trong giấy nói chung và giấy ăn nói riêng thường cóchứa các chất cơ clo, trong đó có cả các chất độchại như  policlobiphenyl.

TS VũQuốc Bảo, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp giấy vàXenlulô cho hay, vẫn chưa có công nghệ thay thế đểkhông sử dụng clo, nhưng tùy theo công nghệ có thểsử dụng ít hoặc nhiều. Chỉ còn cách không s hoặc hạn chế sử dụng các loại giấy công bốchất lượng đảm bảo an toàn.

Giấy ăn càng trắng, càng độc

Hạn chế tối đa sử dụng giấy ăn

Trướcđây các chất này có nhiều trong dầu biến thế, trongtụ điện. Chúng được biết đến như là một loại các hợpchất cơ clo bền có độc tính cao như dioxin.

Policlobiphenyl tự sản sinh ra trong quá trình . Khi nấu và  tẩy trắng giấy đòi hỏi nhàsản xuất phải sử dụng các chất clo. Các phân tử chấtthơm và phenol có trong quá trình sản xuất giấy bịclo hóa tạo ra các chất policlobiphenyl.

Tùy thuộcvào quy trình công nghệ mà mỗi loại giấy sẽ có mứcnồng độ các chất policlobiphenyl khác nhau. Nhưng cómột đặc điểm chung là giấy càng được tẩy trắng càngcó nhiều chất này. Bởi lẽ để có giấy càng trắng thìcàng cần lượng clo nhiều, từ đó phản ứng tạo ra cácchất policlobiphenyl từ các chất thơm và phenol vớiclo càng nhiều.

PGS.TS Đỗ Quang Huy, khoa Môi  trường (Đại học Khoahọc Tự nhiên), người nghiên cứu về chất độc nàytrong giấy cho biết, hàm lượng chất độcpoliclobiphenyl trong giấy là rất thấp, chỉ nhỏ hơnvài micro gam/kg giấy đã được tẩy trắng. Dù hàmlượng thấp nhưng có chất này vẫn có thể gây ung thư,đẻ quái thai và các bệnh tật nguy hiểm khác.

TheoPGS.TS Lưu Đức Hải, trưởng khoa Môi trường Đại họcKhoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, giấy ănkhông chỉ có chất độc tương tự chất dioxin mà còn cóthể có nhiều chất khác.

"Tẩy trắng bằng clo vẫn là phương pháp tối ưu, rẻtiền nhất. Một tờ giấy trắng gồm có rất nhiều chấtnhư xenlulo, nhựa thông, keo, hóa chất như sút,khoáng chất công nghiệp như cao lanh... Hay các chấtvòng còn tồn tại trong quá trình sản xuất tinh bộtcủa giấy, trong đó có chất PCBs".

Chưa có cơ quan nào kiểm soát chất polyclobiphenyltrong giấy ăn

PGS.TS Huy phân tích, việc người dân có thói quen sửdụng giấy ăn chưa  được kiểm soát độc chất để lautay, miệng hay thậm chí lau chùi bát đũa trước khiăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại chất này. Vìthế, các loại giấy "tạp nham" được bán cho các nhàhàng, vỉa hè theo cân, gói cần phải được kiểm soátđộc chất. "Các loại giấy này được sản xuất theo cáchtận dụng lại giấy cũ, dù không tẩy trắng nhiều bằngcác loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tíchlũy chất policlobiphenyl. Vì thế, việc dùng lại giấycũ và với kỹ thuật sản xuất gia công giấy lạc hậunhư hiện nay sẽ cho các sản phẩm giấy không hợp vệsinh và tiềm ẩn nguy cơ gây độc.

Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức hay nhà máy nào cókiểm soát polyclobiphenyl trong quá trình sản xuấtgiấy và sản phẩm giấy. Các chuyên gia khoa Môitrường, Đại học Khoa học Tự nhiên vẫn đang trong quátrình nghiên cứu vấn đề này.

Theo các chuyên gia, để hạn chế nhiễm độc chất này,trước hết cần thay đổi ý thức của người dân trongviệc sử dụng giấy ăn và không nên dùng loại giấy táichế, kém chất lượng trong vệ sinh các đồ vật dùngtrong ăn uống.

Hạnchế ở mức tối đa hoặc không sử dụng giấy ăn lau chùibát đĩa, lau miệng, hay gói thức ăn. Nên dùng khănăn thay thế cho giấy. Bát đũa nên rửa sạch, phơi khôtrước khi ăn. Giấy vệ sinh nên mua các loại giấymịn, chất lượng cao và đã được kiểm soát độc chất.

TheoThu Hiền
Bee.net

 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.