WHO 'lo' khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trước COVID-19, Việt Nam tăng người cách ly

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trong đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai. Tại Việt Nam, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo cách ly là 14.901 người, tăng thêm gần 500 người so với ngày hôm qua.

Tính đến 9h00 ngày 26/10/2020, theo thống kê của worldometers.info:

*Thế giới: 43.328.034 người mắc; 1.159.006 người tử vong, 31.901.409 người khỏi bệnh.

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 1.168 ca mắc COVID-19.

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 1057 ca.

- Số ca tử vong: 35 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.901, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 173

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.615

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.113

WHO lo khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trước COVID-19, Việt Nam tăng người cách ly-1

Đến 9h sáng ngày 26/10, toàn thế giới có hơn 43 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 1,1 triệu người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện có gần 32 triệu người khỏi bệnh.

Trong 24h qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (trên 58.000 ca), Pháp (52.010 ca) và Ấn Độ (45.157 ca). Ba quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới trong 24 giờ qua là Ấn Độ (463 ca), Mexico (431 ca) và Mỹ (419 ca).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trong đối phó với làn sóng dịch thứ hai. Theo WHO, nhiều chính phủ đang phải vật lộn để cân bằng giữa các biện pháp hạn chế chống dịch mới với việc phục hồi các nền kinh tế vốn đang trì trệ do ảnh hưởng từ các biện pháp cách ly hà khắc từ những tháng đầu năm. Tuy nhiên, sự chán nản của người dân trước các biện pháp cách ly chống dịch, cùng với những khó khăn kinh tế đã khiến cho việc thực hiện các biện pháp hạn chế mới càng trở nên khó khăn.

Ca tử vong đầu tiên trong quá trình thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19
Bé trai 7 tháng tuổi cùng 7 người nhập cảnh khác mắc COVID-19, Việt Nam có 1.134 bệnh nhân
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng có quá nhiều quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân các ca mắc COVID-19 và điều này khiến các bệnh viện và hệ thống chăm sóc đặt biệt đang phải hoạt động gần bằng hoặc quá công suất. Người đứng đầu WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động ngay lập tức để ngăn chặn những cái chết không đáng có tiếp theo.

Colombia đã trở thành quốc gia tiếp theo ghi nhận số ca mắc COVID-19 vượt qua mốc 1 triệu, cụ thể là 1.007.711 ca, trong đó có 30.000 ca tử vong. Như vậy, tính đến nay, Colombia là nước đứng thứ tám trên thế giới về số ca mắc, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Argentina, Tây Ban Nha và Pháp.

Châu Âu đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai và nhiều nước buộc phải áp đặt một loạt các biện pháp chống dịch mới.

Hiện châu Á là khu vực đứng thứ hai thế giới về tổng số ca mắc COVID-19, chỉ sau khu vực Mỹ Latinh. Theo trang thống kê worldometers.info, với trên 13 triệu ca mắc, châu Á chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 43 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trên toàn cầu. Với hơn 233.000 người tử vong, châu Á chiếm khoảng 21% tổng số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu.

Khu vực Nam Á đứng đầu là Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 khi ghi nhận gần 21% tổng số ca mắc toàn cầu và số ca tử vong chiếm 12%. Tuy nhiên, các ca nhiễm tại Ấn Độ đang có chiều hướng giảm.

Tại Đông Nam Á, số liệu chính thức do Bộ Y tế Indonesia công bố cho thấy nước này ghi nhận thêm 3.732 ca mắc mới cũng trong ngày 25/10, nâng tổng số ca mắc lên 389.712 ca. Số ca tử vong tại nước này tăng thêm 94 ca lên 13.299 ca.

 

Theo Tiền phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://www.tienphong.vn/suc-khoe/who-lo-kha-nang-chiu-dung-cua-he-thong-y-te-truoc-covid19-viet-nam-tang-nguoi-cach-ly-1740547.tpo

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.