Đầy tháng cháu, bà nội ở quê lên cho chiếc phong bì dày cộp, tôi hí hửng mở ra để rồi run rẩy với thứ bên trong

Chưa kịp than thở về chiếc phong bì đó thì mẹ đã gọi điện cho chồng tôi. Anh bật loa ngoài tôi nghe thấy hết.

Vợ chồng tôi từng yêu 3 năm rồi chia tay, sau đó lại quay lại sau 2 năm xa nhau rồi yêu thêm 1 năm nữa thì cưới. Đi một vòng chúng tôi lại trở về với nhau vì thấy cả hai là sự lựa chọn tốt nhất. Thế nhưng ngày tôi dẫn chồng về ra mắt, gia đình tôi không đồng ý vì quê anh xa, anh lại không có bố còn mẹ thì già yếu. Mẹ sợ tôi lấy về gia đình đó sẽ khổ, không được giúp đỡ gì. Nhưng tôi cứ quyết bố mẹ đành chiều.

Vì hai đứa không có tiền để dành nhiều, nhà hai bên không có điều kiện nên cưới xong chúng tôi vẫn ở nhà thuê. Hai vợ chồng tôi ở thành phố lập nghiệp, vì muốn tiết kiệm chúng tôi chuyển đến căn phòng trọ rẻ hơn. Cưới về tôi lại bầu bí luôn, sau này sẽ có nhiều khoản phải chi cần tiết kiệm. Lấy chồng nghèo, làm gì cũng phải chắt bóp, tằn tiện nhưng tôi không thấy khổ. Bởi tôi có người chồng tâm lý, chiều vợ và luôn muốn bù đắp cho vợ.

Vợ bầu bí, chồng tôi cứ đi làm về lại vào bếp cơm nước, dọn dẹp. Được chồng chiều là vậy, cứ đến ngày lĩnh lương anh tự động chuyển hết cho tôi số lương của anh nhận được. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi hay yêu cầu chồng điều đó. Tất cả là anh tự nguyện. Chồng tôi có thể rất hào phóng với vợ con, nhưng bản thân anh lại cực kỳ tằn tiện, không chơi bời hoang phí.

Ngày tôi sinh, bà nội bà ngoại cũng lên. Vì tôi sinh thường nên khoẻ, 3 ngày được ra viện về nhà. Hai mẹ muốn đón tôi về quê để chăm nhưng tôi từ chối, tôi muốn ở gần chồng. Mẹ chồng thì già yếu, tôi không thể bắt tội bà thêm được, còn bà ngoại vướng cháu nội nên tôi xin khất. Ở trên này cùng chồng, ngày anh đi làm, tôi tự xoay sở nhưng tính ra cũng chẳng phải làm gì vì trưa chồng tranh thủ về nấu cơm, bế con giúp tôi. Trộm vía con ngoan nên tôi không vất vả gì nhiều.

Đầy tháng cháu, bà nội ở quê lên cho chiếc phong bì dày cộp, tôi hí hửng mở ra để rồi run rẩy với thứ bên trong-1

Đầy tháng cháu, vợ chồng tôi quyết định làm mâm cơm mời ông bà, anh chị 2 bên tới dự. Nhà chồng chỉ có mỗi bà nội, còn nhà ngoại thì tới một đội quân vì mẹ tôi đẻ những 5 đứa. Mâm cơm gia đình vui vẻ, con trai tôi cũng nhận được kha khá quà từ ông bà, các bác. Người mua đồ cho cháu, người thì cho tiền.

Mọi người về hết, vợ chồng tôi mới mang 2 chiếc phong bì của ông bà ra xem. Ông bà ngoại cho cháu 5 triệu, còn chiếc phong bì của bà nội dày lắm. Tôi cứ ngỡ phải 10-15 triệu hoặc hơn. Vậy mà bóc ra tôi lặng người thấy số tiền bên trong. Tất cả đều là tiền lẻ, đồng mệnh giá cao nhất là 100 nghìn đồng, còn lại là 10, 20 nghìn, thậm chí 5 nghìn lẻ cũng có.

Vợ chồng tôi đếm đi đếm lại tất cả được 1 triệu. Chưa kịp than thở thì mẹ gọi điện cho chồng tôi. Anh bật loa ngoài tôi nghe thấy hết: "Đầy tháng cháu mà mẹ lại chẳng có nhiều tiền cho. Đây là số tiền tích góp mẹ bán rau được. Con có bóc phong bì thì lựa lời nói với vợ giúp mẹ nhé. Mẹ sợ con dâu giận!"

Chồng tôi chỉ dạ rồi cúp máy. Tôi nghe mà rưng rưng nước mắt thương mẹ rồi trách mình. Tôi thương mẹ già cả, gần 70 tuổi rồi vẫn ra chợ bán từng mớ rau, con cái không đỡ đần được nhiều để cho mẹ an nhàn tuổi già. Mẹ sống một mình lủi thủi ở quê chắc cũng buồn lắm. Nhưng với điều kiện bây giờ chúng tôi không thể báo hiếu, đón mẹ lên đây ở được.

Chồng hiểu điều tôi nói, anh thở dài trách bản thân vô dụng không lo được cho mẹ, cho vợ con. Tôi chẳng biết tâm sự gì để an ủi chồng ngoài cái ôm, vì có lẽ chúng tôi nghèo vật chất nhưng lại giàu về tình cảm, yêu thương. 

(thuytien...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


mẹ chồng


Tìm thấy hạnh phúc ở tuổi xế chiều
Khoảnh khắc Kenneth Harl, người Mỹ, lần đầu nhìn thấy Sema Tekgul, người Thổ Nhĩ Kỳ, mọi thứ đã thay đổi. “Đó là yêu từ cái nhìn đầu tiên. Tôi thấy điều này rất kỳ lạ bởi vì tôi đã độc thân suốt một thời gian dài. Tôi cống hiến cho công việc giảng dạy và nghiên cứu, chưa từng nghĩ mình sẽ kết hôn”, Kenneth chia sẻ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.