Gia đình trên bờ vực tan vỡ vì gửi con cho mẹ chồng chăm sóc

Sau khi gửi mẹ chồng chăm sóc, con tôi từ đứa bé kháu khỉnh, lanh lợi trở nên ù lỳ, chán ăn, lúc nào cũng gào khóc, đòi xem tivi.

Vợ chồng tôi hiện không sống chung nhà. Con gái 3 tuổi của tôi ngày ở với mẹ, ngày về bên cha. Tôi từ cô con dâu ngoan hiền thành đứa phản phúc, bị nhà chồng ghét bỏ.

Vợ chồng tôi là công nhân, thu nhập chỉ trông chờ vào đồng lương hàng tháng. Thế nên, sau khi nghỉ thai sản, vợ chồng tôi quyết định gửi con cho mẹ chồng chăm sóc để có thời gian đi làm.

Nhà mẹ chồng ở cách nơi tôi làm việc hơn 30 phút đi xe máy nên mỗi sáng, chúng tôi đem con đến gửi, chiều đón về.

Khi con cứng cáp, chúng tôi quyết định tăng ca nên thường xuyên để con qua đêm tại nhà bà nội. Cuối tuần và những ngày không tăng ca, vợ chồng tôi mới đón con về.

Gia đình trên bờ vực tan vỡ vì gửi con cho mẹ chồng chăm sóc-1

Tôi ân hận tột cùng khi giao con cho mẹ chồng. Ảnh minh họa: P.X

Thấy tôi có con nhỏ mà vẫn thoải mái đi làm, tăng ca, bạn bè ai nấy đều bất ngờ, ghen tị. Bản thân tôi cũng cảm thấy mình may mắn. Nhưng niềm vui ấy sớm khiến tôi hối hận.

Ban đầu, tôi thấy con gái đã hơn 3 tuổi mà vẫn chưa bập bẹ gọi mẹ, gọi ba. Tôi hỏi mẹ chồng thì được bà cho biết “đó là chuyện bình thường, sau này bé sẽ tự nói”. Tôi không nghi ngờ gì, tiếp tục vùi đầu vào công việc.

Thế nhưng, tháng trước, khi đón con về nhà, tôi thấy bé có nhiều biểu hiện lạ. Con không tỏ ra mừng vui, tíu tít khi được mẹ đón về. Tôi ngỡ con giận vì mình không thường xuyên ở bên nên cố gắng dỗ dành.

Mỗi khi vợ chồng tôi gọi, hỏi, bé thường không trả lời. Con chỉ thích ngồi chơi một mình, đặc biệt thích xem tivi, điện thoại. Đáng lo hơn, thi thoảng con tự nói gì đó một mình hoặc hát vu vơ…

Tôi lo lắng, đem những biểu hiện ấy đi hỏi bác sĩ thì được biết con có dấu hiệu tự kỷ. Tôi nghĩ, nguyên nhân là vì mẹ chồng không dạy bé đúng cách.

Tôi tìm hiểu và biết được mẹ chồng hầu như không cho bé ra ngoài chơi, chủ yếu ở nhà cùng bà xem phim dài tập. Khi được chúng tôi sắm cho cái máy tính bảng, bà suốt ngày nằm võng xem video rồi cho cháu xem cùng.

Cứ thế, con tôi từ đứa bé kháu khỉnh, lanh lợi trở nên ù lỳ, chán ăn, lúc nào cũng gào khóc, đòi xem tivi.

Nhưng khi tôi chỉ ra nguyên nhân, chồng và mẹ chồng đều phủ nhận. Bà quả quyết cháu nội không bất thường, nếu có cũng không phải do xem nhiều tivi. Bà còn nói nhờ xem tivi, bé biết được nhiều thứ hơn các trẻ cùng tuổi.

Chồng trách tôi thiếu tế nhị. Anh cho rằng mẹ đã già, không đủ sức trông cháu nên cho bé xem tivi, máy tính bảng là bình thường.

Không thay đổi được suy nghĩ của nhà chồng, tôi đòi đón con về nhà chăm sóc nên xảy ra mâu thuẫn, cự cãi với gia đình chồng. Chồng cho rằng tôi hỗn hào, ăn cháo đá bát.

Mẹ chồng tôi thì tỏ ra bị oan ức. Bà đấm ngực than bị con dâu xem thường, đã bỏ sức trông cháu không được lời cám ơn còn bị trách móc. Bà đòi sống đòi chết khiến chồng tôi mắng chửi tôi thậm tệ.

Thấy vợ chồng không còn tiếng nói chung, tôi dọn ra ngoài sống. Những ngày này, con tôi lúc ở với mẹ, khi về nhà cha hoặc nhà bà nội. Tôi không muốn con tiếp tục như vậy nên có ý định ly hôn rồi đón bé về chăm sóc.

Nhưng với mức lương công nhân ít ỏi, tôi khó có thể nuôi con, tự mình điều trị chứng tự kỷ của con. Tôi phải làm sao đây?

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/gia-dinh-tren-bo-vuc-tan-vo-vi-gui-con-cho-me-chong-cham-soc-2333776.html?fbclid=IwY2xjawGEhoJleHRuA2FlbQIxMAABHQv5tcbw3CWmooxTMFE3C7NEvR1ZcVIxFkbdDgWhwid0v67rmEWLYlz5ag_aem_0rJiojU4xSBUu2iUuMkjWw

mẹ chồng


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.