Nhờ mẹ chồng bế cháu hộ, tôi hoang mang khi bà đưa lại quyển sổ với nội dung gây sốc

Mẹ chồng giờ đã khoẻ, con của em chồng đi học rồi mẹ sẽ không vất vả như trước. Tâm sự, thuyết phục mãi chồng mới chịu và chúng tôi thống nhất mỗi tháng gửi mẹ 5 triệu để bà chăm cháu giúp.

Phụ nữ chồng con vào lúc nào cũng bận, chẳng có thời gian dành cho bản thân. Tôi mới kết hôn 2 năm thôi nhưng bản thân già nua, xấu xí và thậm chí tính nết còn trở nên cáu kỉnh, khó chịu hơn trước rất nhiều. Áp lực kinh tế, nhà chồng, con cái đủ khiến vợ chồng phải suy nghĩ, mệt mỏi rồi những lần cãi vã triền miên. 

Lấy chồng, ở riêng còn đỡ phức tạp chứ vợ chồng tôi ở chung với bố mẹ chồng, rồi cả vợ chồng em chồng nên lắm vấn đề. Cô em dâu về làm dâu trước tôi 3 năm nhưng đành hanh, hay để ý và tị nạnh. Vợ chồng cô ấy làm ăn khá, có điều kiện hơn nhưng chẳng hiểu sao không chịu ra ở riêng dù cũng đủ kinh tế để mua nhà. Nhiều lần tôi đã cố hoà hợp, làm thân với em chồng nhưng không thể.

Nhờ mẹ chồng bế cháu hộ, tôi hoang mang khi bà đưa lại quyển sổ với nội dung gây sốc-1

Từ ngày có con, chồng khuyên tôi nên ở nhà nội trợ vì mẹ chồng sức khỏe không tốt. Bà cứ ốm vặt suốt, vừa trông con em chồng vừa trông con tôi bà không nổi. Ở nhà chăm con, lo cơm nước cho gần chục người tôi cảm thấy cuộc sống của mình bế tắc, chán nản vô cùng. Không làm ra tiền, mua cái gì cũng phải ngửa tay xin tiền chồng, trình bày đủ lý do rồi lại cãi vã, em chồng coi thường không làm ra tiền. Tôi chán lắm.

Sau 7 tháng ở nhà chăm con, tôi quyết định nhờ bà nội bế cháu để tôi đi làm trở lại. Có tiền chi tiêu, không quanh quẩn ở nhà tôi sẽ thoải mái hơn. Bà nội giờ đã khoẻ, con của em chồng đi học rồi mẹ sẽ không vất vả như trước. Tâm sự, thuyết phục mãi chồng mới chịu và chúng tôi thống nhất mỗi tháng gửi mẹ 5 triệu để bà chăm cháu giúp.

Tháng đầu mẹ vui vẻ nhận, nhưng đến tháng thứ 2 mẹ lại bảo tôi cứ giữ lấy số tiền đấy rồi tính sau. Cuối tháng bà gọi vợ chồng tôi, vợ chồng em chồng ra nói chuyện. Mẹ đưa cho tôi quyển sổ nhỏ, bên trong bà ghi chép đầy đủ, cẩn thận những khoản chi tiêu mua bỉm, sữa, đồ ăn… cho cháu rồi cộng lại bảo tôi ký tên xác nhận.

Nhờ mẹ chồng bế cháu hộ, tôi hoang mang khi bà đưa lại quyển sổ với nội dung gây sốc-2

Một tháng mẹ chỉ chi tiêu hết 2,5 triệu, bà nói tôi đưa thế là đủ rồi, không cần đưa 5 triệu. Ái ngại khi mẹ rõ ràng thế này, tôi không biết mình đã sai gì vội xin lỗi mẹ. Bà thở dài bảo cần phải rõ ràng về tiền nong, chị em dâu sống chung nhà nhiều vấn đề. Bà tính rồi, mỗi tháng bà sẽ làm 2 quyển sổ đưa cho hai đứa con dâu, bà lo cho cháu hết bao nhiêu sẽ ghi lại. 

Thực sự mẹ làm thế, tôi cảm giác không thoải mái, như thế bà tính toán rõ ràng với các con. Tôi chẳng biết làm gì, cứ đưa nốt số tiền còn lại cho mẹ rồi xin lỗi bà nếu mình có làm gì sai. Vậy mà mẹ cương quyết trả lại và mới bảo do em dâu sợ tôi đưa ít tiền, bà lấy tiền của con dâu thứ mua đồ cho con của con dâu cả. Mẹ làm vậy để hai đứa khỏi tị nạnh rồi xảy ra chuyện không hay.

Mẹ chồng làm vậy, em dâu tỏ vẻ hài lòng và muốn rõ ràng mọi thứ, còn tôi thì thấy ngột ngạt khi sống chung nhà kiểu này quá. Giá như vợ chồng tôi có điều kiện một chút, chúng tôi sẽ ra ngoài ở riêng nhưng ngặt nỗi lại không có kinh tế. Tôi không biết mình tránh va chạm, mâu thuẫn với em dâu được đến lúc nào nữa khi một người muốn hoà hợp một người lại không muốn thân thiết và luôn tỏ ra khó chịu. 

(trangthu...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


Tâm Sự Đêm Khuya

mẹ chồng nàng dâu


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.