Mới sinh được 10 ngày mẹ chồng đã gọi điện bảo bà ngoại lên chăm cháu, sự thiết đãi thông gia của bà khiến tôi xấu hổ

Mẹ bảo tôi nên xin lỗi bà nội nhưng tôi không chịu, tôi thấy mình chẳng có gì sai cả.

Lấy chồng xa nhà thiệt thòi đủ đường, nhà chồng tôi cách nhà ngoại hơn 100km, cũng không quá xa chẳng gần nhưng tôi chẳng mấy khi được về ngoại. Cưới xong có bầu luôn, rồi sinh đẻ nhà chồng kiêng không cho tôi về ngoại nên lúc nào cũng buồn, thui thủi một mình. Chồng tôi đi làm xa, tháng mới về 1 lần, lại sống chung với bố mẹ chồng nên nhiều cái bất tiện, buồn bực lắm.

Tôi sinh sớm hơn dự kiến 1 tháng, đi đẻ gấp tôi chẳng kịp gọi điện cho mẹ đẻ, thành ra chỉ có bố mẹ chồng ở bên. Thời khắc sinh đẻ chồng không có nhà, mẹ đẻ không ở bên tủi thân chẳng dám nói với ai. Mẹ chồng tôi không tâm lý, bà nói năng cộc cằn, dễ làm người nghe phật ý nhưng tôi chỉ biết im lặng cho qua chuyện.

Sinh mổ về nhà vì ngại nhờ mẹ chồng đêm hôm tôi lọ mọ dậy cho con bú, thay tã bỉm. Nhiều lúc nghĩ cũng cực chỉ biết than với chồng vậy mà anh tưng tửng đáp: “Ai chẳng đẻ, cứ làm như mình cô đẻ đấy!”. Câu nói đó của anh khiến tôi rơi vào cảnh chán nản, tuyệt vọng khi chồng không hiểu, quan tâm mình. Mẹ chồng nghe tôi than vãn với chồng, bà liền gọi điện cho thông gia lên chăm cháu với lý do bà nội ốm mệt.

Mẹ tôi 65 tuổi, lọ mọ từ quê lên thành phố chăm con cháu. Bà bảo lên nhà tôi nửa tháng rồi về còn việc đồng áng. Có mẹ lên ở cùng tôi vui và nhàn hơn rất nhiều. Thế nhưng mẹ chồng lại thết đãi, cư xử với thông gia theo cách khiến tôi thất vọng vô cùng.

Mới sinh được 10 ngày mẹ chồng đã gọi điện bảo bà ngoại lên chăm cháu, sự thiết đãi thông gia của bà khiến tôi xấu hổ-1

Bà nội coi bà ngoại như người giúp việc, việc gì cũng để cho bà ngoại làm rồi nói những câu mỉa mai, khó nghe. Mẹ tôi thương con cháu nên chỉ im lặng và làm chứ không nói gì. Mẹ sợ nói lại, mẹ chồng giận sẽ trút giận lên tôi thì khổ. Đúng là đẻ con gái thiệt thòi đủ đường.

Nghe mẹ, tôi vẫn quyết định nhẫn nhịn, im lặng cho đến khi người họ hàng xa ở nhà nội qua chơi. Mẹ chồng vô tư giới thiệu rằng mẹ tôi là giúp việc. Không muốn mẹ bị người ta bắt nạt, tôi quyết định xin về ngoại gấp và chưa hẹn ngày về. Tôi có thể chịu thiệt thòi, bị đối xử thế nào cũng được nhưng mẹ tôi thì không.

Sự cương quyết, thái độ của tôi với mẹ chồng khiến bà ngoại không hài lòng. Mẹ tâm sự nhiều, bảo tôi nên xin lỗi bà nội nhưng tôi không chịu, tôi thấy mình chẳng có gì sai cả. Tôi không biết mình bao giờ sẽ về nội nhưng mẹ chồng cứ khó chịu, không vui vẻ gì tôi cũng không muốn về. Thế nhưng mẹ đẻ tôi thì khuyên về ngoại chơi 1 tháng rồi về nội, vì trước sau cũng phải về. Lấy chồng là phải lựa theo nhà chồng.

Giá như mẹ chồng tốt, không coi thường thông gia thì tôi còn kính nể, còn nhẫn nhịn, thế nhưng bà luôn khó chịu với mẹ con tôi. Bà nói tôi không xứng với con trai bà, tôi hỗn bà sẽ bảo con trai ly hôn. Tôi thực sự sốc khi mẹ lại nói thế, vậy cứ đứa con dâu nào như tôi mẹ lại xui con trai bỏ vợ lấy người khác ư? Tôi nên làm gì để nhà chồng nể, không dám coi thường nhà tôi đây?

(Xin giấu tên)

Theo Vietnamnet


mẹ chồng


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.