Mỗi giây của clip trôi qua là mỗi lần tim tôi như bị ai bóp nghẹt

Tôi không đủ can đảm để xem hết clip, cũng như không đủ cam đảm để đối diện với những tổn thương mà con trai tôi phải chịu.

Tôi không đủ can đảm để xem hết clip, cũng như không đủ cam đảm để đối diện với những tổn thương mà con trai tôi phải chịu.

Tôi là một người mẹ đơn thân, có con trai năm nay đã học lớp 6. Ở cái thời điểm mười mấy năm về trước việc "không chồng mà chửa" là một việc bị xã hội lên án kịch liệt. Tôi đã chịu biết bao nhiêu điều tiếng để bảo vệ con trai của tôi, dù thời điểm đó bố mẹ tôi cũng vượt qua dư luận, tủi hổ giống như tôi vậy. Những ngày đi qua, bao lời dèm pha mỉa mai ấy đã tạo cho tôi dũng khí để chăm sóc con trai, để giờ đây tôi thực sự mãn nguyện dù ngôi nhà vắng bóng đàn ông. 

Lúc thằng bé còn nhỏ, thỉnh thoảng nó hỏi những câu đại loại "Ba con là ai? Con không có ba hả mẹ?", những lúc như thế tôi chỉ biết ôm thằng bé thật chặt mà nói: "Rồi lớn lên mẹ sẽ kể con nghe." Đến giờ khi con đã lớn, hình như con cũng ý thức được sự thiếu khuyết trong gia đình nên con không hỏi tôi nữa. Tôi cũng dần cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi không gồng mình tránh né những câu hỏi mà con rất cần câu trả lời. 

Có lẽ mọi chuyện cứ êm đềm như thế thì quá tốt, nhưng giờ đây, ngay lúc này tôi rất cảm thấy mình có lỗi với con. Tôi nợ con mình một mái ấm đầy đủ, nợ con những tình thương của cha mà đáng lẽ con phải được nhận. Hôm trước con đi học về, mặt mày trầy xước bầm tím, quần áo xộc xệch. Về tới nhà là con chạy thẳng về phòng và ở mãi trong đó, có gọi thế nào cũng không mở cửa. 

con trai

Những ngày đi qua, bao lời dèm pha mỉa mai ấy đã tạo cho tôi dũng khí để chăm sóc con trai. (Ảnh minh họa)

Mãi tới tối con trai tôi mới chịu ra tắm rửa và ăn cơm, con chỉ nói rằng con đánh nhau với bạn vì xích mích ở trường. Tôi hỏi thêm thì con cũng không nói, tôi nghĩ rằng chắc là chuyện trẻ con nên cũng động viên con cố gắng hoà đồng với các bạn. Nhưng tối hôm đó, một phụ huynh gọi điện thoại cho tôi nói rằng hãy lên facebook mà xem clip đánh nhau của học sinh trong đó có con tôi. 

Tôi vội vàng vào mạng để xem, mỗi giây của clip trôi qua là mỗi lần tim tôi như bị ai bóp nghẹt. Trong clip mà một đám học sinh hùa nhau vào vừa đánh vừa chửi con tôi: "Đồ con hoang, mày không có cha thì không có tư cách chơi với tụi tao, về bảo mẹ mày kiếm cha cho mày nhé. Ai biết mẹ mày nhặt được mày ở đâu ra...".

Những câu nói cay nghiệt như thế cứ nhắm vào con, tôi không thể tin những đứa trẻ chỉ mới học lớp 6, lớp 7 thôi lại có những câu nói làm tổn thương ghê gớm như thế. Ai nói rằng trẻ con ngây thơ như tờ giấy trắng? 

con trai

Tại sao đến bây giờ rồi mà xã hội vẫn đối xử khắt khe như thế với hoàn cảnh của mẹ con tôi? (Ảnh minh họa)

Tôi không đủ can đảm để xem hết clip, cũng như không đủ cam đảm để đối diện với những tổn thương mà con trai tôi phải chịu. Là bậc làm cha làm mẹ, liệu phụ huynh của các em ấy có nghĩ con mình gây ra những chuyện như thế không? Con trai tôi không có tội, phải chăng là lỗi của một thời tôi nông nỗi mà gây ra.

Tại sao đến bây giờ rồi mà xã hội vẫn đối xử khắt khe như thế với hoàn cảnh của mẹ con tôi? Liệu đến bao giờ mọi người sẽ thông thoáng hơn trong nhiều vấn đề tương tự? Và nhà trường, các thầy các cô có dạy những vấn đề cốt lõi về nhân cách hay không? Hay để trẻ con cứ thi nhau miệt thị bạn học, bạo hành học đường như cách con trai tôi đang phải gánh chịu? 

Giờ đây nhìn con say ngủ mà tôi chỉ ước rằng có thể cho con một gia đình có đầy đủ cha mẹ, để con không phải chịu những gì vừa xảy ra. Thương con bao nhiêu, tôi giận những định kiến bấy nhiêu. Phải làm thế nào để một người mẹ đơn thân như tôi có thể cho con trưởng thành một cách tốt nhất đây?

Theo Trí thức trẻ

người yêu

tình yêu

sống thử

tâm sự


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.