- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vượt 3.000 km về quê nhưng chứng kiến 1 hành động của mẹ mà tôi "lạnh sống lưng": Từ nay tôi sẽ không về quê ăn Tết!
Từ nay, tôi sẽ sống cuộc đời của riêng mình.
*Dưới đây là lời chia sẻ của chị Quản Địch, đăng tải trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Người ta thường nói rằng nhà là nơi để về. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, chúng ta nên trở về nhà để sum họp cùng gia đình. Nhưng thật lòng, tôi vừa mới buông bỏ gia đình của mình chỉ cách đây vài ngày. Những điều tôi chia sẻ dưới đây cũng chẳng mong sẽ được mọi người đồng tình. Nhưng tôi chỉ muốn nói hết nỗi lòng của mình và những điều tôi đã cất giấu suốt hơn 30 năm nay.
Tôi sinh ra trong một gia đình coi trọng con trai hơn con gái. Khi còn nhỏ, tôi cảm nhận rõ ràng sự thờ ơ và oán giận của cha mẹ đối với tôi. Kể từ khi có em trai, tôi càng trở nên không được yêu mến.
Từ nhỏ, tôi luôn khao khát cái ôm ấm áp, những lời nói dịu dàng của mẹ cũng như sự chăm sóc từ bố. Nhưng mọi sự quan tâm của họ chỉ dành cho cậu em trai kém 3 tuổi của tôi. Gia cảnh nhà tôi không dư dả nên từ sớm, tôi đã quen với việc cha mẹ sẽ nhường hết mọi thứ tốt đẹp nhất cho em trai.
Tôi thường ghen tỵ với những đứa trẻ được bố mẹ tặng đồ mới, cười đùa với chúng. Nhưng dường như đây là một ước muốn xa vời mà tôi không bao giờ có thể thực hiện được trong cuộc đời này.
Ảnh minh hoạ
Khi lớn lên, tôi cố gắng hết sức có sự nghiệp ở thành phố lớn để có thể tự mình nuôi sống bản thân mà không cần dựa dẫm vào bố mẹ. Thế nhưng sau khi tôi kết hôn, bố mẹ lại tìm đến tôi như một cây rút tiền. Em trai tôi do được nuông chiều nên lớn lên không có việc ổn định, thường xuyên gọi điện cho tôi để đòi tiền. Bố mẹ ốm đau, em trai lấy vợ mua nhà thiếu tiền thì mọi trách nhiệm đều đổ lên vai tôi. Mỗi lần gọi điện, từ bố mẹ cho đến em trai đều đòi tiền khiến tôi cảm giác mình giống như một con nợ. Điều kỳ lạ là bố mẹ chưa bao giờ bộc lộ tâm trạng tồi tệ trước mặt con trai và con dâu của mình. Vì họ không muốn làm con trai yêu quý bị mất mặt trước mặt con dâu.
Dù không yêu quý gia đình của mình nhưng Tết năm nào tôi cũng cố gắng đưa cả gia đình về quê, dù nhà của bố mẹ cách thành phố tôi đang sinh sống 3.000 km. Vì dẫu sao họ cũng là gia đình của tôi. Ngày hôm đó, tôi và các con về nhà rất muộn vì chuyến bay bị trễ hẹn. Vào đến phòng của bố mẹ, tôi không nhận được bất kỳ lời hỏi thăm nào từ những người thân trong gia đình mà chỉ nhận về lời trách móc: “Sao lại về nhà muộn thế? Có đem theo quà từ thành phố lớn về cho em con không?”.
Lát sau khi tôi đang ngồi ăn cơm, đứa em trai lúc nào cũng trong tình trạng say sỉn của tôi lại quay về nhà. Vừa thấy tôi, em nói ra một câu động trời: “Chị ơi, chị hãy cứu lấy em. Em đánh bạc, bị người ta lừa mất 60 ngàn tệ (~207 triệu). Lần này chị phải giúp em trả nợ nhé”.
Tôi bàng hoàng trước lời nói của nó. Chỉ mới cách đây một năm, tôi đã cùng bố mẹ làm việc cật lực mới trả hết món nợ 23 ngàn tệ (~79 triệu) mà lần này nó lại bắt người thân trong nhà cùng chịu khổ nữa sao.
Tôi đang định nói lời từ chối thì mẹ vội lao đến nói với tôi: “Chẳng phải con có tiền bán đất ở phố hay sao? Hãy trích một phần giúp em con đi. Chỉ khi trả hết nợ thì nó mới lấy vợ được”.
Ảnh minh hoạ
Đi đường dài về quê ăn Tết không được nghỉ ngơi, lại còn biết được tin sốc từ bố mẹ nên cuối cùng cơ thể tôi đã không chịu được. Tôi xuất hiện triệu chứng nghẹt thở và đau tim, sau đó tôi ngất đi và phải nhập viện. Đắng cay là khi tôi nằm trên giường bệnh thì chỉ có chồng và hai con, trong khi bố mẹ thì lại đang bận lo lắng cho khoản nợ của em trai.
Sau đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Giờ tôi là mẹ của hai đứa con. Tôi muốn sống tốt cho hai con và không thể tiếp tục như vậy được. Tôi chợt nhận ra một khi bạn sẵn sàng cho người thân dựa dẫm tiền bạc vào mình thì họ sẽ không bao giờ chịu dừng lại, mà sẽ ngày càng phụ thuộc vào bạn. Nhưng giờ tôi đã có gia đình của mình và những đứa trẻ cũng cần tiền của tôi mà sống. Tôi sẽ không để các con phải chịu cảnh thiếu thốn vật chất giống như khi tôi còn nhỏ.
Nằm trên giường bệnh tôi kiên quyết chặn mọi cuộc gọi từ bố mẹ và thề sẽ không về quê cả trong dịp Tết Nguyên đán. Kể từ đó, cuộc sống của tôi dần được giải thoát khỏi hàng chục năm sợ hãi. Tôi không còn sợ hãi và lo lắng trước những phàn nàn của bố mẹ và em trai về việc xin tiền nữa. Từ nay, tôi sẽ sống cuộc đời của riêng mình.
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
Tâm sự8 giờ trướcMỗi cái Tết, con tôi được mừng tuổi gần 5 triệu đồng và bị mẹ thu phần lớn; Tết này con trai 13 tuổi, tôi quyết định cho con giữ toàn bộ để học cách quản lý tiền.
-
Tâm sự13 giờ trướcNhìn thấy xe của con trai, bố mẹ đã vội chạy ra mở cổng chào đón, khuôn mặt ánh lên sự rạng rỡ và tự hào.
-
Tâm sự13 giờ trướcTôi làm giúp việc nhiều năm, đổi nhiều nơi nhưng có lẽ gia đình hiện tại là nơi tôi gắn bó và dành tình cảm yêu thương nhiều nhất.
-
Tâm sự18 giờ trướcBố mẹ chồng tôi ở quê làm nghề gia truyền, cũng khá bận rộn, nhưng tôi không nghĩ bận đến mức con dâu sinh cháu nội, lại còn là đứa cháu đầu tiên của ông bà, thế nhưng bố mẹ chồng cũng chẳng vào viện hay lên thành phố thăm cháu.
-
Tâm sự18 giờ trướcHoa tôi cắm, đồ ăn tôi nấu, nhà cửa tôi trang hoàng; mẹ chồng chụp ảnh đăng mạng ngầm khoe mình làm, cũng chẳng đính chính khi tôi bị mắng oan là để bà vất vả.
-
Tâm sự20 giờ trướcSau khi biếu tiền mẹ chồng, cứ ngỡ bà sẽ vui mừng, nào ngờ, bà lập tức thay đổi thái độ mắng nhiếc tôi không ra gì.
-
Tâm sự1 ngày trướcHành động của bố vợ là sự thách thức quan niệm truyền thống về hôn nhân, về chuyện theo đuổi tình yêu của đất nước tỉ dân...
-
Tâm sự1 ngày trướcMang chút quà quê để con cháu dùng vào dịp Tết, bố vợ phẫn nộ trước lời nói, hành động của con rể tới mức phải bỏ về.
-
Tâm sự1 ngày trướcBị gắn mác "nhà giàu thành phố" nên quà biếu, tiền lì xì của tôi hay bị soi để chê, năm nay tôi xin tăng ngày trực Tết và không về quê, tiết kiệm hơn 20 triệu đồng.
-
Tâm sự1 ngày trướcTết Nguyên đán 2024 có lẽ sẽ mãi ám ảnh tôi bởi cảm giác cô đơn tột cùng, cái giá phải trả cho quyết định sai lầm: Không về quê mà ở lại TP.HCM ăn Tết một mình.
-
Tâm sự2 ngày trướcLời phê bình của bố chồng trong buổi họp họ khiến con dâu đau khổ chỉ muốn rời khỏi nhà chồng.
-
Tâm sự2 ngày trướcMặc cho tôi cố giải thích đó là chuyện ngoài ý muốn, mẹ chồng vẫn cho là tôi cố tình làm thế để trù ẻo bà.
-
Tâm sự2 ngày trướcThấy thái độ bàng quan của mẹ chồng mặc con dâu vất vả kiếm tiền, con trai thất nghiệp khiến tôi uất ức, chỉ muốn buông bỏ tất cả.