Xót xa phận làm dâu những ngày ăn cơm thiu

Chồng tôi bảo gần 3 chục năm anh và bố đã chịu đựng như thế này rồi nên cũng thấy bình thường...

Chồng tôi bảo gần 3 chục năm anh và bố đã chịu đựng như thế này rồi nên cũng thấy bình thường. Chỉ có tôi mới về nên không thể theo nổi nếp ăn uống này.

Năm 25 tuổi, tôi chính thức lên xe hoa về nhà chồng. Anh là con trai duy nhất của một nhà có điều kiện kinh tế vững vàng. Ở quê tôi, không gì sung sướng bằng việc con gái được gả vào một gia đình như thế. Vì vậy  mà ngày biết tin tôi làm dâu cho nhà giàu có, nhiều người mừng cho và cũng không ít kẻ ghen tỵ vì cuộc đời tôi giờ sắp bước sang một trang mới.

Thế nhưng sung sướng và may mắn đâu không thấy, mà từ ngày đặt chân về là dâu cho nhà anh, mọi thứ đã hoàn toàn sụp đổ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi bắt đầu thấm thía khi bao phen chứng kiến thói siêu hà tiện đến cùng cực của mẹ chồng.

Đối với tôi, mẹ chồng không thuộc tuýp người khó tính, bắt nạt hay hoạnh họe con dâu. Bà vẫn quan tâm, chia sẻ hay động viên tôi làm việc. Chỉ có điều, thói quen thích tính toán, chi li tỉ mỉ trong mọi sinh hoạt khiến tôi không sao chịu nổi và thậm chí còn bái phục.

Ba ngày sau đám cưới, mẹ chồng đã có một buổi thuyết giảng về tư tưởng tiết kiệm cho tôi nghe. Bà bảo vợ chồng tôi mỗi tháng phải đóng góp cho bà 6 triệu đồng bao gồm tiền ăn ba bữa, tiền điện nước… 

mẹ chồng

Bữa sáng đã thiếu chất nhưng bữa trưa hay tối thì mẹ chồng vẫn không cải thiện được mâm cơm. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng còn cấm cản việc hai vợ chồng ra ngoài ăn sáng. Bà bảo ăn sáng bên ngoài vừa lãng phí mà thực phẩm lại độc hại không tốt cho sức khỏe. Vì thế, nên bà nhận luôn việc nấu bữa ăn sáng cho cả nhà để vợ chồng tôi có thời gian chuẩn bị đồ đạc trước khi đi làm. 

Ai ngờ, một tháng tròn thì có đến hơn hai mươi ngày bà nấu bữa sáng bằng việc pha chế mì tôm cho chúng tôi. Mẹ chồng tôi nói rằng ăn mì tôm vừa tiện lợi, nhanh gọn mà rẻ nữa. Thấy vẻ mặt của mọi người nhăn nhó không hài lòng thì bà lại xoa dịu bằng việc nói đổi món cho cả nhà. Nhưng được hai ba hôm, mẹ chồng lại quay về với việc pha chế mỳ tôm.

Bữa sáng đã thiếu chất nhưng bữa trưa hay tối thì mẹ chồng vẫn không cải thiện được mâm cơm. Có lần đi làm về mệt mỏi rã rời, nhưng thấy bàn ăn có mỗi đĩa rau muống luộc với đĩa cá kho mặn đã ăn mấy ngày rồi mà tôi chán nản. 

Mẹ chồng còn tận dụng cơm thừa hôm qua để hấp cùng cơm mới làm cả nồi cơm bốc mùi thiu khó chịu. Phận làm dâu, tôi không dám hó hé hay phàn nàn mà cố nuốt cho xong. 

Thà một hai bữa thì không sao nhưng tình trạng ấy cứ vẫn kéo dài thành ra cả nhà đều nhìn mẹ chồng mà ngán ngẩm. Lần nào đến bữa bố chồng và chồng tôi đều càm ràm vài câu bảo bà cải thiện bữa ăn, nhưng sau vẫn ngồi xuống. Chồng tôi bảo gần 3 chục năm anh và bố đã chịu đựng như thế này rồi nên cũng thấy bình thường. Chỉ có tôi mới về nên không thể theo nổi nếp ăn uống này. 

Nhiều lần tôi cố tình mua thịt cá thêm bên ngoài về để cả nhà cùng ăn với lý do công ty có thưởng thêm tiền cho nhân viên. Nhìn bố cùng chồng ăn ngon lành bên đĩa thịt quay mà tôi xót xa. Chồng tôi còn vỗ bụng: “Lâu lắm rồi mới lại được ăn bữa thịt ngon no nê thế này. Giá mà tuần nào công ty vợ cũng thưởng nhỉ”.

Nhà chồng có đến ba cái máy lạnh lắp ở ba phòng nhưng mẹ tôi đều tịch thu hết điều khiển không cho mở. Bà bảo rằng nếu mở máy lạnh thì tiền điện mỗi tháng không trả nổi. Trời nóng như lửa đốt nhưng mỗi lần muốn bật quạt thì tôi cũng phải nhìn lui nhìn tới xem thái độ của mẹ ra sao mới dám bật. 

Có hôm hai vợ chồng đi làm về mêt vì trời oi bức quá nên bật quạt lên cho mát. Nhưng chỉ được một lúc thì thấy quạt bị tắt. Ai ngờ, chính mẹ chồng tôi đã âm thầm mò mẫm đi tắt cầu dao điện vì sợ lãng phí. Đến khi, bị chồng tôi phát hiện, hậm hực đi bật lại cầu dao nhưng cũng chẳng dám nói bà nửa lời.

mẹ chồng

Nhìn bố cùng chồng ăn ngon lành bên đĩa thịt quay mà tôi xót xa. (Ảnh minh họa)

Những lúc xem ti vi của nhà chồng tôi mới thực sự bí bách. Nếu ai vào nhà thì chắc nghĩ là đang ở rạp chiếu phim vì không gian tối om chỉ thấy ánh sáng của ti vi. Tất cả cũng bởi mẹ chồng đã tắt hết bóng đèn trong phòng. Bà bảo tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó, xem ti vi thì nhìn ti vi chứ nhìn lên trần nhà làm gì mà phải bật đèn cho tốn điện?

Tôi thực sự không hiểu mỗi tháng, với khoản đóng góp 6 triệu đồng cho mẹ chồng sao vẫn không thể đủ chi trả tiền điện để bà phải làm mấy chuyện vô lý đó? Vì thấy quá ấm ức nên tôi đã bàn bạc với chồng kiêm luôn việc trả thêm tiền điện mỗi tháng, để mẹ chồng khỏi lăn tăn cho nhức đầu.

Mới một thời gian làm dâu mà tôi đã cảm thấy mệt mỏi vô cùng! Tôi không thể tưởng tượng được mình lại có một bà mẹ chồng hà tiện được đến thế. Đúng là tiết kiệm là một điều đáng quý nhưng cái lối tiết kiệm như mẹ chồng tôi thì phải gọi là hà tiện mới đúng. Biết góp ý sao cho bà hiểu bây giờ chứ tình trạng này kéo dài thì chắc tôi không chịu nổi mất.

Theo Trí Thức Trẻ


mẹ chồng nàng dâu

con dâu


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.