19 cán bộ cưỡng chế xây dựng trái phép bị tạt axit

19 cán bộ quản lý đô thị Trung Quốc đã bị tạt axit khi họ đang cưỡng chế phá hủy một công trình xây dựng trái phép.

19 cán bộ quản lý đô thị Trung Quốc đã bị tạt axit khi họ đang cưỡng chế phá hủy một công trình xây dựng trái phép.

Vụ tấn công xảy ra vào ngày 16/10 tại một ngôi làng trong thành phố. Nhà chức trách cho biết khi 19 người trên đang tháo dỡ một nhà kho bị cho là xây trái phép tại khu phố Đồng An ở Hạ Môn thì gặp sự chống cự của người chủ họ Thiệu và con trai.

Khi căng thẳng tăng cao, ông Thiệu bất ngờ quăng một chai thủy tinh chứa axit sulfuric vào các cán bộ khiến 19 người bị bỏng axit ở các mức độ khác nhau. 18 người đã được đưa vào bệnh viện với nhiều vết bỏng ở mặt, lưng, cổ và tay.
 


Cán bộ quản lý đô thị bị tạt axit đang được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: Sina.


Theo bình luận của các cư dân mạng Trung Quốc, những cán bộ quản lý đô thị đó đáng bị tấn công vì cưỡng chế tháo dỡ một cách thô bạo. Công an địa phương đã bắt giữ cha con ông Thiệu để điều tra.

Trung Quốc dùng giang hồ ép dân di dời

Trước đó, liên quan đến vấn đề cưỡng chế, ép người dân di dời, một số chính quyền địa phương Trung Quốc đã nghĩ ra cách thức tạo áp lực khó tin. Họ không ngần ngại dùng xã hội đen uy hiếp người dân hoặc thuê sinh viên đóng giả cảnh sát để thị uy.

Chính quyền Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) cho biết thị trưởng thành phố Nam Kinh Quý Kiến Nghiệp bị điều tra vì liên quan đến vụ án kinh tế dính líu đến một tỉ phú ngành xây dựng với số tiền 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu USD).

Ông Quý từng bị tai tiếng với vụ di dời dân để xây đường tàu điện ngầm ở Nam Kinh, từ đó gây ra cuộc biểu tình rầm rộ khiến hơn 300 người bị thương, trong đó có 56 người bị thương nặng.

Thị trưởng Quý nổi danh khắp Nam Kinh ngay từ khi nhậm chức năm 2010,  ông này cày xới khắp các khu thành cổ Nam Kinh và xây dựng hàng loạt công trình mới. Khắp các ngõ ngách ở Nam Kinh đâu đâu cũng là công trình xây dựng. Đến mức ông bị dân chúng gọi là “thị trưởng đào xới”, “thị trưởng xe ủi”.

Việc cưỡng chế thu hồi đất tại Nam Kinh được tiến hành rất cẩu thả dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Trong đó, không ít vụ có sự nhúng tay của các thế lực xã hội đen. Theo báo Thanh Niên Bắc Kinh, nhiều người dân bị chính quyền dọa “bỏ tù rục xương” nếu không di dời. Thậm chí chính quyền còn bày trò hăm dọa học sinh để răn đe gia đình các em.

“Lãnh đạo quận nói chuyện với trưởng phòng giáo dục, trưởng phòng đi gặp hiệu trưởng. Ai cũng nói mẹ chồng tôi là hộ cứng đầu không chịu di dời. Nếu không di dời thì con tôi sẽ không được đi học nữa” - một phụ nữ kể lại.

Nhiều gia đình bị uy hiếp tinh thần kiểu như có kẻ lạ mặt lấy keo dán sắt đổ đầy vào ổ khóa, dùng đậu nành làm nghẹt ống dẫn nước, đổ phân trước cửa nhà, đập vỡ cửa kính... Báo Thanh Niên Bắc Kinh khẳng định nhiều lãnh đạo quận tin rằng những biện pháp này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả vì không làm chết người mà lại gây áp lực tốt.

Xe ủi cưỡng chế cán chết bé gái 3 tuổi

Trước đó, ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc xảy ra một vụ việc làm xôn xao dư luận, một bé gái 3 tuổi đã bị xe ủi cán chết khi gia đình bé gái này cố ngăn chặn nhà chức trách cưỡng chế san lấp mặt bằng trong một vụ tranh chấp đất đai tại thành phố Chương Châu, ở miền nam Trung Quốc.

Bé gái đó là Hong Xiaorou. Cha của nạn nhân, ông Hong Bingsheng, đau đớn cho biết: “Tôi hỏi quan chức thuộc đội cưỡng chế là việc thu hồi đất đai quan trọng hay sinh mạng con người quan trọng. Ông ta nói rằng việc thu hồi đất đai quan trọng hơn”.

Gia đình ông Hong đã đưa thi thể con con gái nhỏ đến văn phòng chính quyền địa phương để khiếu kiện.

Trước đó gia đình này đang thương lượng tiền bồi thường vì bị thu hồi đất. “Chúng tôi chưa đạt được thỏa thuận về tiền bồi thường thì họ đã dùng xe ủi giết hại con gái tôi.” - ông Hong bức xúc.

Được biết các vụ tranh chấp đất đai là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng khiếu kiện đông người và bạo động tại Trung Quốc trong thời gian qua.

Theo Huyền Hồ (Đất Việt)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.