Biến đổi khí hậu… "kiến tạo hòa bình"

New Moore – đảo đá nhỏ nằm ở vịnh Bengal vừa bị nhấn chìm do nước biển dâng cao, kéo theo mọi tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Bangladesh đối với New Moore xuống đáy đại dương.

Đó là cái tít với nhiều ẩný mà các báo lớn trên thế giới chạy trong ngày 25/3 khi nói về New Moore –đảo đá nhỏ nằm ở vịnh Bengal vừa bị nhấn chìm do nước biển dâng cao, kéotheo mọi tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Bangladesh đối với New Moorexuống đáy đại dương.

>>

Cuộc tranh cãi về lãnh thổ dường như chưa lúc nào lắng dịu trong suốt 30 nămqua. Tuy nhiên, những bức ảnh vệ tinh cho thấy, New Moore (phía Bangladeshgọi là South Talpatti) hoàn toàn biến mất dưới làn nước. GS hải dương họcSugata Hazra thuộc ĐH Jadavpur ở Kolkata mỉa mai: "Điều mà hai nước khôngthể đạt được sau nhiều năm đàm phán, nay phải nhờ đến tình trạng ấm lên củaTrái Đất". Giờ New Moore chìm sâu dưới làn nước, kéo theo cả những tranhchấp giữa Ấn Độ và Bangladesh. Rõ ràng, không bên nào được lợi khi cả nhânloại đang đối mặt với thách thức chung: nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu… "kiến tạo hòa bình"

Hòn đảo nhỏ trên vịnh Bengal giờ biến mất trên bản đồ.

Trước năm 2000, mực nướcbiển tại vịnh Bengal dâng lên khoảng 3mm một năm. Nhưng 10 năm trở lạiđây, nước biển mỗi năm dâng tới 5mm. Nhiệt độ trong khu vực cũng đã tăngtrung bình 0,4 độ C mỗi năm. Năm 1996, đảo Lohachara cũng bị nhấn chìm,khiến 4.000 cư dân phải sơ tán vào đất liền. Ông Hazra dự đoán: "Chúngta sẽ chứng kiến một bộ phận cư dân lớn hơn phải di cư vào đất liền khicó thêm nhiều khu vực trên các đảo bị chìm".

Cả Ấn Độ và Bangladesh cùngtuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo có diện tích 3,5 x 3 km trên. Năm 1981,Ấn Độ đã phái một số binh sĩ tới kéo quốc kỳ tại đảo đá này. Một quan chứcBộ Ngoại giao Ấn Độ tiết lộ, việc phân định ranh giới biển cũng như quyềnkiểm soát các đảo còn lại vẫn để ngỏ, dù đảo New Moore biến mất. Bangladesh,nằm ở khu vực châu thổ thấp với 150 triệu dân, là một trong những nước bịảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Người ta tính rằng tới năm 2050,khi nước biển dâng cao một mét, 18% duyên hải Bangladesh sẽ bị chìm và 20triệu người sẽ phải di cư. Thực tế này một lần nữa đã gióng lên tiếng chuôngcảnh tỉnh về tình trạng ấm lên của khí hậu trái đất, buộc cộng đồng phảichung tay hành động trước khi quá muộn.  

 Theo Đức Tâm
Biến đổi khí hậu… "kiến tạo hòa bình"
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.