- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chiến dịch ám sát của chùm phát xít Đức
10 giờ 31 phút sáng 27-5-1942, bạn gái của Gabcil đội mũ, phóng xe qua góc đường cua. Cả đội được lệnh sẵn sàng vào vị trí chiến đấu. Đợi cho xe của Heydrich tới gần, Gabcil rút súng nhằm vào nơi Heydrich ngồi. Kubis hô lớn: “Bắn!”. Gabcil bóp cò, nhưng không may khẩu súng bị kẹt đạn.
Sự xuất hiện của hai người lạ mặt ở góc đường cua cùng vũ khiến Heydrich nghĩ ngay đến khả năng đó là thích khách. Sau cái lẩy cò không tiếng nổ của Gabcil, Heydrich hoàn toàn có thể biến mất trước sự “giương mắt ếch” của đội ám sát SOE nếu ra lệnh cho Klein tăng gia. Tuy nhiên, trong một hành động được coi là xuẩn ngốc nhất trong đời, Heydrich đã làm điều ngược lại – bảo Klein đạp phanh dừng lại.
Cơ hội tưởng chừng như đã trôi qua, giờ lại đến. Kubis lập tức rút chốt lựu đạn, vốn đã được các chuyên gia chất nổ SOE đặc chế cho kế hoạch Khỉ cụt đuôi, ném về nơi xe của Heydrich đỗ. Một tiếng nổ lớn vang lên. Tuy quả lựu đạn không trúng đích, nhưng sức công phá của nó khiến kính của chiếc Mercedes tan tành, mui xe bật lên, hai bánh sau xẹp lép.
Heydrich chỉ bị thương. Hắn và Klein đạp cửa xe nhảy ra, rút súng truy đuổi những tên thích khách. Gabcil nhanh tay lẩy cò bắn trúng chân Klein, trốn thoát. Heydrich chạy được khoảng chục bước thì đổ gập như một cây chuối bị dao sắc phạt ngang thân.
Hai thầy trò hắn nhanh chóng được đưa đến bệnh viện Bulovka để cấp cứu. Khi đó, Heydrich vẫn có thể ngồi trên xe lăn để bác sĩ bệnh viện Bulovka kiểm tra sơ bộ vết thương. Sau đó, Béclin ra lệnh điều động khẩn cấp 2 bác sĩ người Đức tới hội chẩn, điều trị và chăm sóc cho Heydrich. Theo yêu cầu của 2 bác sĩ người Đức, Heydrich được đưa đi chụp X-quang. Cảm thấy đỡ hơn lúc trước, Heydrich kiên quyết đứng lên, tự bước vào phòng chụp X-quang mà không cần xe lăn hay người dìu đỡ.
Kết quả chụp X-quang cho thấy một mảnh lựu đạn sau khi tiện đứt một chiếc xương sườn, đã găm vào lá lách của Heydrich. Vết thương tuy không nghiêm trọng tới tính mạng, nhưng các bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật. Sau đó, tất cả diễn ra hết sức tốt đẹp, mảnh đạn được gắp ra, Heydrich hồi phục tốt. Nhưng hôm sau, tình hình xấu đi trông thấy. Heydrich cảm thấy toàn thân khó chịu, da, môi khô nẻ, lưỡi rát, cơ thể mệt mỏi vô cùng. Mắt hắn đờ ra, đồng tử giãn to, bắt đầu có biểu hiện hôn mê, không có dấu hiệu phản ứng của cơ, một nửa mặt rồi cả tứ chi bị liệt. Giằng co giữa sự sống và cái chết được một tuần, ngày 4-6, Heydrich về chầu trời, sau khi gặp được người đã nâng đỡ hắn trên con đường binh nghiệp – Heinrich Luitpold Himmler.
Tin Heydrich chết đã làm chấn động chính quyền Đức Quốc xã. Hittler đích thân ra lệnh cho Giáo sư Handel, Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh lý học và Giáo sư Weirich, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp y của Đức điều tra về nguyên nhân cái chết của Heydrich. Kết luận về mặt y học mà Hittler nhận được là: Mảnh đạn đã mang theo vi khuẩn, có thể kèm chất độc không xác định đã xâm nhập vào lá lách và một số tổ chức xung quanh, làm tổn hại tới những cơ quan chủ chốt ở trung khu thần kinh. Heydrich chết vì nhiễm trùng máu. Tuy nhiên hơn một nửa thế kỷ sau, nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Heydrich mới được hé lộ. Đúng như sự nghi ngờ của Handel và Weirich, mảnh đạn găm vào người Heydrich có độc.
Bộ hồ sơ đề ngày 25-11-1945, đóng dấu tuyệt mật vừa mới được Cục Lưu trữ quốc gia Anh công bố cho thấy vào thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ II, các nhà khoa học Anh và Canada đã hợp tác nghiên cứu phát triển một loại vũ khí gọi là phi tiêu độc. Loại vũ khí nhỏ thó này được phủ thêm bên ngoài chất kích độc, có thể nổ cùng bom, cũng có thể sử dụng máy bay thả xuống những nơi co quân địch. Bất cứ binh sĩ đối phương nào bị dính phi tiêu độc đều mất mạng trong vòng 30 phút. Kẻ bị thương nhẹ và khỏe nhất cũng chỉ sống thêm không quá 24 giờ.
Những trang hồ sơ giải mật của Anh cũng cho thấy nhằm đảm bảo sự thành công của kế hoạch Khỉ cụt đuôi, tình báo Anh quyết định sử dụng loại vũ khí bí mật mà họ gọi là BTX. Đây thực chất là loại lựu đạn cải tiến, chứa thuốc nổ sức công phá lớn, đặc biệt bên trong còn có độc tố trực khuẩn – chất độc thiên nhiên mạnh nhất lúc bấy giờ. Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ cần dùng 15 – 24 gam độc tố trực khuẩn gây ô nhiễm nguồn nước là có thể khiến hàng vạn cư dân thành phố trúng độc, tử vong trong vài giờ. Mảnh lựu đạn mang theo chất độc BTX đã khiến tên đồ tể Praha phải quằn quại trong đau đớn tới những phút cuối cùng của cuộc đời.
Theo sát bước chân của quân chủ lực, Gestapo nhận lệnh của Heydrich tìm và diệt tất cả những cá nhân và tổ chức nào ở Ba Lan còn chút kháng cự, nhằm phối hợp với lực lượng quân sự lập "trật tự mới" tại những khu vực vừa chiếm được. Heydrich công khai tuyên bố "Phải tiêu diệt toàn bộ ban lãnh đạo của Ba Lan và xóa tên đất nước này trên bản đồ một cách triệt để thông qua hoạt động thanh lọc".
Sau khi chiến tranh Ba Lan kết thúc, tất cả lực lượng cảnh sát Đức, gồm Gestapo, cảnh sát hình sự và Cục Anh ninh SS được sáp nhập thành Cục An ninh trung ương đế chế. Dưới sự chỉ huy của Heydrich, Cục An ninh trung ương đế chế trở thành một tổ chức hà khắc nhất của phát xít Đức.
Muốn gia nhập Cục An ninh trung ương đế chế, ứng viên phải đáp ứng được một số yêu cầu hà khắc như: phải tốt nghiệp trường sĩ quan SS hoặc có bằng luật; Phải trải qua 4 tháng thực tập ở tổ hành động thuộc lực lượng cảnh sát hình sự để thu nhận những kiến thức chuyên ngành cảnh sát. Trước khi được bố trí công việc, ứng viên còn phải đi kiến tập 3 tháng ở Cục An ninh SS và Gestapo. Sau đó, tùy theo khả năng và kết quả bồi dưỡng huấn luyện, ứng viên sẽ được nhận vào làm việc ở một trong 7 cơ quan chức năng của Cục An ninh trung ương đế chế, bắt đầu "đóng vai đồ tể".
"Thành tích" lớn nhất của Cục An ninh trung ương đế chế dưới sự lãnh đạo của Heydrich là giải quyết vấn để người Do Thái theo đúng chỉ thị của Đức Quốc trượng. Ngày 20/1/1942, trong khi chủ trì hội nghị tại một tòa biệt thự ở bờ hồ Wilhelm, Heydrich đã tự hào đưa ra con số thống kê: Từ năm 1933 tới cuối năm 1941 đã có 537.000 người Do Thái phải di cư. Ở các nước bên bờ biển Baltic như Bêlarút và Ucraina đã có hơn 500.000 người Do Thái bị "giải quyết triệt để".
Heydrich biết rằng việc "giải quyết triệt để" người Do Thái là hành động tàn bạo, vô nhân tính bị loài người nguyền rủa, nên ra lệnh bảo quản tất cả tài liệu liên quan theo chế độ tuyệt mật. Tuy nhiên, do thuộc cấp của hắn đã quen với việc báo công lĩnh thưởng, sau mỗi lần tiêu diệt được một nhóm người Do Thái đếu sử dụng đài vô tuyến báo cáo cấp trên. Chúng không biết rằng những bứ điện này đều bị Cục Tình báo bí mật Anh chặn thu và giải mã thành công. Nhờ đó, người Anh nắm khá rõ hành vi diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức. Nhưng vì không thể để người Đức biết mật mã của họ đã bị phá, người Anh quyết định không công khai tội ác của quân phát xít, cũng liệt các tài liệu liên quan vào dạng tuyệt mật và đóng dấu "Cấm mang ra khỏi phòng làm việc".
Tuy nhiên, có một sự kiện mà người Anh không thể nhẫn nhịn được. Đó là khi Chiến tranh Thế giới thứ II vừa bùng nổ, Cục An ninh SS của Heydrich đã mạo nhận làm Cục Tình báo quân sự Đức, tiếp xúc với Cục Tình báo bí mật Anh, thương thảo vấn đề đình chiến, nghị hòa giữa hai nước ở Venio (Hà Lan). Sau đó, chúng trở mặt, bắt luôn hai điệp viên Anh nằm vùng ở thị trấn này và bóc gỡ một loạt mạng lưới tình báo của Anh ở Châu Âu, chút nữa đẩy Cục Tình báo bí mật Anh vào nguy cơ bị giải tán.
Người Anh vì thế hận Heydrich tới tận xương tủy. Tiêu diệt Heydrich, nhân vật quyền lực thứ 4 của Đệ tam đế chế rõ ràng sẽ rạo ra sự khích lệ lớn đối với quân Đồng minh. Vấn đề là sau khi Heydrich về chầu trời, chắc chắn phát xít Đức sẽ điên cuồng trả thù. Cái giá phải trả có thể rất đắt. Nhưng sự tồn tại của Heydrich lại tạo ra nguy cơ trực tiếp đối với sự an toàn của phong trào kháng chiến ở Tiệp Khắc. Sau khi cân nhắc, người Anh quyết định vẫn phải trừ khử tên đồ tể Praha. Cuối tháng 12/1941, hai điệp viên SOE được lệnh xuất phát từ Anh. Sau khi được máy bay thả xuống lãnh thổ Tiệp Khắc, họ có nhiệm vụ liên lạc với tổ chức kháng chiến Tiệp Khăc, lên kế hoạch tiêu diệt Heydrich.
Với sự giúp đỡ của Ủy ban kháng chiến trung ương Tiệp Khắc, họ đã nắm được quy luật hoạt động của Heydrich. Họ cũng may mắn có được lịch trình đi lại của Heydrich trong ngày 27/5/1042. Hóa ra trước đó, chiếc đồng hồ treo tường cổ đặt ở phòng làm việc của Heydrich bị hỏng. Viên thư ký gọi người thợ sửa chữa đồng hồ người Tiệp Khắc, tên là Joseph Novotn tới. Khi hạ chiếc đồng hồ xuống, Novotn (một kháng chiến quân ) vô tình phát hiện tờ giấy ghi lịch trình ngày 27/5/1942 của Heydrich. Nhân lúc viêng thư ký của Heydrich không chú ý Novotn liền vo tờ giấy vứt vào sọt rác. Một lúc sau, Mary - nhân viên dọn dẹp vệ sinh xuất hiện (cũng là một kháng chiến quân), mang thùng rác trong phòng Heydrich đi đổ. Mary không quên lấy tờ giấy kia giấu kín vào người.
Mấy tiếng đồng hồ sau, tờ giấy ghi lịch trình của Heydrich đã đến tay Gabcil và Kubis. Hai điệp viên SOE rất ngạc nhiên khi biết ngày 27/5, Heydrich sẽ rời Praha. Không còn nhiều thời gian, Gabcil và Kubis quyết định tập kích Heydrich ở đường cua nối đường Dresden và cầu Troja ở Kobylisy thuộc ngoại ô Praha. Với quả lựu đạn mang theo chất độc BTX, họ đã thành công trong việc đưa tên đồ tể Praha về với Diêm vương.
Heydrich bị ám sát chết là một đòn giáng mạnh vào chế độ phát xít. Sau khi tang lễ Heydrich kết thúc, Hitler quyết định báo thù cho "đệ tử ruột". Chỉ riêng ở Praha, Gestapo đã bắt giam hơn 10.000 người, trong số đó ít nhất 1.300 người bị đưa đi xử tử. Số còn lại là phụ nữ được kéo dài sự sống trong các trại tập trung hoặc dùng để "thí nghiệm y học".
Về phần 2 điệp viên SOE, sau khi làm xong nhiệm vụ. Gabcil và Kubis chạy vào Nhà thờ thánh Cynl và thánh Methodious ở Praha ẩn nấp cùng một số kháng chiến quân Tiệp Khắc. Ngày 18/6/1942, họ bị bọn lính phát xít phát hiện. Gabcil, Kubis và các đồng đội đã chiến đấu liên tục 6 tiếng đồng hồ với một đội quân đông gấp hàng chục lần. Ngoại trừ Kubis bị thương nặng do mảnh lựu đạn và chết ngay sau khi bị bắt và đưa đến bệnh viện, Gabcil và các kháng chiến quân Tiệp Khắc tham gia Kế hoạch Khỉ cụt đuôi đã dành viên đạn cuối cùng cho mình sau khi tiêu điệt được 14 tên lính Đức và làm 21 tên khác bị thương.
Theo
-
Thế giới9 giờ trướcMột nam thanh niên 25 tuổi ở Jhunjhunu, bang Rajasthan, bất ngờ tỉnh lại ngay trước giờ được đưa đi hỏa táng.
-
Thế giới10 giờ trướcMột trong những 'thánh ăn' nổi tiếng ở xứ sở kim chi đã khiến người dùng mạng ngạc nhiên khi tiết lộ tăng 4,8kg chỉ sau một bữa ăn.
-
Thế giới14 giờ trướcThị trấn Vang Vieng nằm giữa thủ đô Viêng Chăn và Luang Prabang của Lào, nơi được coi là “thiên đường của du khách Tây” đang trở thành tâm điểm chú ý vì nhiều du khách tử vong nghi do ngộ độc rượu.
-
Thế giới15 giờ trướcChủ sở hữu của một phòng khám sản phụ khoa không có giấy phép đã bị buộc tội với nhiều tội danh sau khi vứt xác 1 bệnh nhân tử vong.
-
Thế giới15 giờ trướcCư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ trước hành động khiêu khích tàn nhẫn của kẻ sát nhân sau khi mãn hạn tù, hắn mở tiệc ăn mừng và đốt pháo ngay trước nhà nạn nhân.
-
Thế giới18 giờ trướcMột máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga đã bốc cháy trong lúc hạ cánh tại sân bay Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngọn lửa bốc lên từ một trong những động cơ của máy bay.
-
Thế giới18 giờ trướcMột tu viện Phật giáo ở Thái Lan đang bị điều tra sau khi chính quyền phát hiện hơn 40 thi thể được nói là để thực hành thiền định.
-
Thế giới19 giờ trướcĐi theo Google Maps, 3 người đàn ông đã tử vong khi xe ô tô lao khỏi cây cầu chưa hoàn thiện.
-
Thế giới19 giờ trướcVì muốn chiêu đãi bạn gái món ăn yêu thích, thiếu niên 15 tuổi ở Selangor đã liều lĩnh tìm tới những kẻ cho vay nặng lãi trong vùng.
-
Thế giới22 giờ trướcVụ tai nạn xảy ra gần ngã tư Talagasipalli ở Garladinne mandal trong khi những công nhân làm việc tại một đồn điền chuối gần Thimmampeta đang đi làm về.
-
Thế giới22 giờ trướcBị cấp giấy chứng tử "oan", người đàn ông 40 tuổi cho rằng gây tội nghiêm trọng là cách tốt nhất để chứng minh mình còn sống.
-
Thế giới22 giờ trướcThấy đôi chân buông thõng từ nóc tàu điện, người đàn ông trèo lên để kiểm tra thì phát hiện người nằm trên nóc toa tàu là một cậu bé 13 tuổi.
-
Thế giới22 giờ trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối "quay xe" biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Thế giới1 ngày trướcCảnh sát Italia đã thu hồi được kho báu gồm nhiều cổ vật quý giá được cho là thuộc về nền văn minh Etruscan, đã bị khai quật bất hợp pháp từ lăng mộ ở vùng Umbria.