- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điểm toán cao nhất thế giới mà sao mãi không có giải Nobel?
Trung Quốc rất có tiếng tăm về một hệ thống giáo dục chặt chẽ, khi là quốc gia dẫn đầu trong số 65 quốc gia trong bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) mới đây nhất.
Trung Quốc rất có tiếng tăm về một hệ thống giáo dục chặt chẽ, khi là quốc gia dẫn đầu trong số 65 quốc gia trong bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) mới đây nhất.
Bảng xếp hạng PISA ở những học sinh độ tuổi 15 trên khắp thế giới được công bố 3 năm một lần, và nó trở thành tiêu chuẩn vàng để xếp hạng vị thứ các quốc gia về phương diện sức mạnh giáo dục.
So với Trung Quốc, Mỹ xếp thứ 36 về toán học, 28 về khoa học và 24 về đọc hiểu trong bảng xếp hạng PISA.Việc thống trị trong các cuộc kiểm tra được chuẩn quốc tế của Trung Quốc, đi đôi với chi phí giáo dục khá rẻ của chính phủ có thể biến quốc gia này thành nơi có các trường học mà nhiều người cho rằng Mỹ cũng nên học theo.
Tuy nhiên, trong cuốn sách “Who’s Afraid of the Big Bad Dragon?” của
Yong Zhao, một người lớn lên và giảng dạy tại Trung Quốc, đã đem đến góc
nhìn về những sai lầm lớn của hệ thống giáo dục Trung Quốc.Cuốn sách
nêu rằng mục tiêu của giáo dục Trung Quốc là nhắm vào kỹ năng làm bài
kiểm tra mà chính điều đó đã “cướp” đi khả năng sáng tạo của học sinh.
“Nền giáo dục Trung Quốc sản xuất ra những em học sinh có điểm số thi cử
xuất sắc, (nhưng đó chỉ là) một “thành tựu” mang tính ngắn hạn mà học
sinh có thể đạt được chỉ cần học thuộc lòng và chăm chỉ. Chính phủ Trung
Quốc khi bản thân nó không thể tạo ra được công dân có tài năng đa
dạng, sáng tạo và tân tiến”, ông Zhao viết.
Hệ thống giáo dục Trung Quốc nổi trội trong việc truyền tải một lượng
kiến thức nhỏ hẹp và những kỹ năng buộc sinh viên phải nắm vững, ông
Zhao lập luận.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), học
sinh Trung Quốc đã “đầu tư” một khoảng thời gian lớn để nắm vững các kỹ
năng làm bài thi. Trung bình trong một tuần, họ làm bài tập về nhà trong
suốt 14 giờ, nhiều hơn so với bất kỳ các quốc gia nào. Trong khi học
sinh Mỹ chỉ có trung bình 6 giờ một tuần.
Theo ông Zhao, “cần mẫn” như vậy không “giải quyết” được gì về mặt đổi mới hay cải cách.Một bài báo gần đây trong tạp chí Harvard Business Review đã bày tỏ hoài nghi liệu Trung Quốc có phải là người đi đầu cho tinh thần khởi nghiệp nhờ vào nền giáo dục “bao bọc” và hệ thống chính trị?
Nhiều người nghĩ rằng Gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học lớn nhất Trung Quốc, là cội nguồn giết chết khả năng sáng tạo và đổi mới của học sinh.
Xu Xiaoping, một nhà đầu tư “thiên thần” Trung Quốc tin rằng cuộc thi đó đó là một ví dụ cụ thể cho vấn đề học sinh kém sáng tạo và phải mất ít nhất 20 năm nữa, Trung Quốc mới chấm dứt chính sách gửi học sinh ra nước ngoài để học tập phương thức đổi mới, theo Venture Beat.
Để củng cố cho quan điểm của ông, Zhao viện dẫn những lý lẽ từ giáo sư Zheng Yefu thuộc Đại học Peking,Trung Quốc về vấn đề này.“Không ai có lấy bất kỳ cơ hội nào để nhận được giải thưởng Nobel danh giá, sau 12 năm được đào tạo bởi nền giáo dục Trung Quốc, kể cả khi họ có theo học tại trường Harvard, Yale, Oxford hay Cambridge đi chăng nữa”.
Các học giả khác cũng đã ghi nhận rằng những người đoạt giả Nobel được giáo dục tại Trung Quốc dường như rất hiếm. Đối với Trung Quốc, để tạo thêm nhiều nhân tài đoạt giải Nobel, thì “Giới học viện Trung Quốc cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy đề cao khả năng sáng tạo hơn là cách tiếp cận truyền thống “ưa chuộng” cách học thuộc lòng” – nhà thống kê xuất sắc Howard Steven Friedman viết như vậy trên tờ Huffington Post.
Mỹ không nên vội vàng áp dụng các phương pháp của Trung Quốc vào nền giáo dục nước nhà. Theo ông Zhao, Mỹ ngày càng áp dụng cứng nhắc hệ thống thi cử tiêu chuẩn hóa cũng chính là do tiếp thu vội vã. Ông cho rằng việc thi cử như thế đang nuôi dưỡng tư tưởng toàn trị tại nước Mỹ.
Ông lập luận tiếp, việc vội vã “học hỏi” theo Trung Quốc sẽ dẫn tới việc “mất đi những giá trị “thứ thiệt” của nền giáo dục Mỹ - những giá trị làm nên một quốc gia thịnh vượng nhất và tiên tiến nhất trên thế giới”.
-
Thế giới9 giờ trướcMột nam thanh niên 25 tuổi ở Jhunjhunu, bang Rajasthan, bất ngờ tỉnh lại ngay trước giờ được đưa đi hỏa táng.
-
Thế giới9 giờ trướcMột trong những 'thánh ăn' nổi tiếng ở xứ sở kim chi đã khiến người dùng mạng ngạc nhiên khi tiết lộ tăng 4,8kg chỉ sau một bữa ăn.
-
Thế giới13 giờ trướcThị trấn Vang Vieng nằm giữa thủ đô Viêng Chăn và Luang Prabang của Lào, nơi được coi là “thiên đường của du khách Tây” đang trở thành tâm điểm chú ý vì nhiều du khách tử vong nghi do ngộ độc rượu.
-
Thế giới14 giờ trướcChủ sở hữu của một phòng khám sản phụ khoa không có giấy phép đã bị buộc tội với nhiều tội danh sau khi vứt xác 1 bệnh nhân tử vong.
-
Thế giới14 giờ trướcCư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ trước hành động khiêu khích tàn nhẫn của kẻ sát nhân sau khi mãn hạn tù, hắn mở tiệc ăn mừng và đốt pháo ngay trước nhà nạn nhân.
-
Thế giới17 giờ trướcMột máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga đã bốc cháy trong lúc hạ cánh tại sân bay Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngọn lửa bốc lên từ một trong những động cơ của máy bay.
-
Thế giới17 giờ trướcMột tu viện Phật giáo ở Thái Lan đang bị điều tra sau khi chính quyền phát hiện hơn 40 thi thể được nói là để thực hành thiền định.
-
Thế giới19 giờ trướcĐi theo Google Maps, 3 người đàn ông đã tử vong khi xe ô tô lao khỏi cây cầu chưa hoàn thiện.
-
Thế giới19 giờ trướcVì muốn chiêu đãi bạn gái món ăn yêu thích, thiếu niên 15 tuổi ở Selangor đã liều lĩnh tìm tới những kẻ cho vay nặng lãi trong vùng.
-
Thế giới21 giờ trướcVụ tai nạn xảy ra gần ngã tư Talagasipalli ở Garladinne mandal trong khi những công nhân làm việc tại một đồn điền chuối gần Thimmampeta đang đi làm về.
-
Thế giới21 giờ trướcBị cấp giấy chứng tử "oan", người đàn ông 40 tuổi cho rằng gây tội nghiêm trọng là cách tốt nhất để chứng minh mình còn sống.
-
Thế giới21 giờ trướcThấy đôi chân buông thõng từ nóc tàu điện, người đàn ông trèo lên để kiểm tra thì phát hiện người nằm trên nóc toa tàu là một cậu bé 13 tuổi.
-
Thế giới21 giờ trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối "quay xe" biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Thế giới1 ngày trướcCảnh sát Italia đã thu hồi được kho báu gồm nhiều cổ vật quý giá được cho là thuộc về nền văn minh Etruscan, đã bị khai quật bất hợp pháp từ lăng mộ ở vùng Umbria.