Những bé gái giả trai ở Afghanistan

Vì lý do kinh tế và xã hội mànhiều bậc cha mẹ ở Afghanistan muốn có một cậu con trai. Cũng chính vì điềunày mà từ bao nhiêu năm nay một số bé gái đã phải sống cuộc sống của nhữngbé trai.

Vì lý do kinh tế và xã hội mànhiều bậc cha mẹ ở Afghanistan muốn có một cậu con trai. Cũng chính vì điềunày mà từ bao nhiêu năm nay một số bé gái đã phải sống cuộc sống của nhữngbé trai.

Khi Azita Rafhat, cựu nghị sỹ quốc hộiAfghanistan, chuẩn bị cho các cô con gáicủa mình đi học, cô đã mặc cho một trong những đứa con của mình rất khác. 3con gái của cô được mặt bộ áo choàng màu trắng, đầu đội khăn trắng, nhưng côcon gái thứ tư, Mehrnoush, mặc vét và thắt cà vạt. Khi ra ngoài, Mehrnoushkhông còn là bé gái nữa, mà là bé trai có tên Mehran.

 

Azita Rafhat không có con trai và để lấp chỗtrống, không bị mọi người chế giễu vì “tội” không có con trai, cô đã cóquyết định này. Mọi việc rất đơn giản, bởi chỉ cần cắt tóc và mua vài bộquần áo con trai.

 

Thậm chí còn có tên gọi cho truyền thống này ởAfghanistan,  BachaPosh, hay giả trai cho các bé gái.

 

Những bé gái giả trai ở Afghanistan
Mehrnoush tạm thời giả trai để làm Mehran

 

“Khi bạn có vị trí tốt ởAfghanistan và bạn giàu có, mọi người nhìnbạn rất khác. Họ sẽ nói cuộc sống của bạn sẽ hoàn hảo chỉ khi có một cậu contrai”, cô cho biết.

 

ỞAfghanistan, vì những lý do kinh tế và xãhội, mà người dân ở đây luôn thích có con trai.  Chồngcủa Rahfhat, anh Ezatullah Rafhat, cho rằng có con trai là biểu tượng củaniềm kiêu hãnh và danh dự. “Ai dến nhà tôi cũng nói: “Ồ, thật tiếc vì bạnkhông có một cậu con trai”. Vì vậy chúng tôi đã nảy ra ý tưởng cải trang chocon gái của chúng tôi. Mà con bé cũng thích được thế.”

 

Hơn nữa Azita Rafhat không phải là bà mẹ duynhất có quyết định giả trai cho con gái.

 

Giả trai chỉtrong một thời gian

 

Ở các khu chợAfghanistan, có thể thấy nhiều bé gái cảitrang làm con trai. Một số gia đình giả trai cho con gái của họ để các em cóthể dễ dàng làm việc trên phố, kiếm sống cho gia đình.

 

Song những bé gái giả trai sẽ không sống cuộcsống của đấng mày râu suốt cuộc đời. Khi bước sang tuổi 17 hoặc 18, các emlại trở về với đúng giới tính của mình. Nhưng thay đổi này không hề đơngiản.

 

Elaha sống ở Mazar-e Sharif, miền bắcAfghanistan. Cô đã giả trai trong suốt 20năm, bởi gia đình cô không có con trai và cô mới trở về làm con gái hai nămtrước khi phải vào đại học.

 

Tuy nhiên, Elaha không cảm thấy mình hoàn toànlà con gái. Cô cho biết những thói quen không phải là con gái vẫn còn và côkhông hề muốn kết hôn. “Khi tôi còn nhỏ, cha mẹ đã cải trang cho tôi là contrai bởi tôi không có anh em trai. Mới gần đây thôi, khi là con trai, tôiđược ra ngoài, chơi với những cậu bé khác và được tự do hơn.”

 

Cô đã miễn cưỡng trở lại giới tính thật củamình, chỉ vì truyền thống xã hội. “Nếu cha mẹ ép tôi phải kết hôn, tôi sẽđền đáp cho sự đau khổ của phụ nữAfghanistan, và đánh chồng tôi thậm tệ đểanh ta sẽ đưa tôi tới tòa án mỗi ngày”, Elaha cho hay.

 

“Chuyện thườngngày ở huyện”

 

Những bé gái giả trai ở Afghanistan
Tại Kabul nhiều bé gái giả trai để ra phố làm việc.
 

Atiqullah Ansari, người đứng đầu ngôi đền xanhnổi tiếng ở Mazar-e Sharif cho biết truyền thống gái giả trai là nhằm cầuxin thần thánh. Theo ông, những gia đình không có con trai đã cải trang chocon gái của họ làm con trai là để lấy may, để Chúa trời cho họ một cậu contrai. Các bà mẹ không có con trai thường đến đền Hazrat-e Ali để thỉnh xinngài cho họ con trai.

 

Theo Atiqullah Ansari, tạiAfghanistan, chuyện gái giả trai rất phổbiến. Hầu hết mọi người đều có người thân, người hàng xóm từng giả trai chocon gái.

 

Fariba Majid, người đứng đầu Phòng nhân quyềnphụ nữ ở tỉnh Balkh, bắc Afghanistan, cũng từng giả trai, với cái tên Wahid.“Tôi là con gái thứ ba trong gia đình và khi tôi sinh ra, cha mẹ đã quyếtđịnh giả trai cho tôi”, cô cho hay. “Tôi làm việc với cha ở cửa hàng của ôngvà thậm chí còn tới Kabulđể mang hàng hóa ở đó về”.

 

Cô cho rằng trải nghiệm làm con trai đã giúp côlấy được sự tự tin và giúp cô có chỗ đứng ngày hôm nay. Không có gì ngạcnhiên thậm chí Azita Rafhat, mẹ của Mehran cũng từng giả là bé trai. “Khicòn nhỏ, tôi cũng từng giả trai và làm việc cùng với bố tôi. Tôi đã đượctrải nghiệm cả thế giới đàn ông và phụ nữ. Nó giúp tôi trở nên tham vọng hơntrong công việc của mình”, cô cho hay.

 

“Vi phạm nhânquyền”

 

Truyền thống gái giả trai đã tồn tại ởAfghanistannhiều thế kỷ nay. Theo Daud Rawish, nhà xã hội học ở Kabul, truyền thống nàycó thể bắt đầu từ khi người Afghanistan phải chiến đấu chống quân xâm lượcmà trong đó nhiều phụ nữ cần phải giả trai.

 

Tuy nhiên, Qazi Sayed Mohammad Sami, người đứngđầu Ủy ban nhân quyền Balkh,đã gọi đây là sự vi phạm nhân quyền.

 

“Chúng ta không thể thay đổi được giới tínhtrong chốc lát. Bạn không thể đổi một bé gái thành bé trai chỉ trong mộtthời gian ngắn. Điều đó là chống lại con người”, ông cho hay.

 

Truyền thống đã có ảnh hưởng xấu tới một số bégái. Các em cảm thấy bị bỏ lỡ mất những ký ức tuổi thơ quan trọng cũng nhưmất đi cá tính của họ. Song với một số khác lại thấy tuyệt vời khi được“nếm” mùi tự do mà họ sẽ không bao giờ có được nếu sống cuộc sống của nhữngbé gái.

 

Nhưng với nhiều người, câu hỏi lớn đặt ra là: Sẽcó một ngày nào đó các bé gáiAfghanistan có được tự do và tôn trọng nhưcác bé trai?

 

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.